Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Giới thiệu môn học, phương pháp học

. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):

 Ổn định tổ chức lớp học

 Học sinh nắm được nội quy, quy định của lớp học nghề

 Hình thành cho học sinh ý thức học tập ,nếp tư duy kĩ thuật học nghề phổ thông,thông qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh

 Yêu cầu học sinh tự giác phát huy tính tích cực, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, bút, vở, thước kẻ dần dần có hứng thú định hướng nghề nghiệp

 II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :

 Giáo viên: chuẩn bị giáo án, tài liệu tham khảo về kĩ thuật điện

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Giới thiệu môn học, phương pháp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Số 1 Số tiết 4 ( Từ tiết 1 đến tiết 4 ) Tên bài dạy : giới thiệu môn học, phương pháp học I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): ổn định tổ chức lớp học Học sinh nắm được nội quy, quy định của lớp học nghề Hình thành cho học sinh ý thức học tập ,nếp tư duy kĩ thuật học nghề phổ thông,thông qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh Yêu cầu học sinh tự giác phát huy tính tích cực, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, bút, vở, thước kẻ dần dần có hứng thú định hướng nghề nghiệp II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : Giáo viên: chuẩn bị giáo án, tài liệu tham khảo về kĩ thuật điện Học sinh : chuẩn bị vở ghi lí thuyết,đồ dùng học tập III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 1. ổn định tổ chức: ổn định chỗ ngồi cố định (10 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 10 phút ) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh, nhắc nhở những học sinh thiếu đồ dùng buổi sau phải có đủ 3. Nội dung bài giảng ( 135 phút ) Hoạt động của thày và trò TG phút Nội dung cơ bản Hoạt động I : Giáo viên lập hồ sơ, cử cán bộ lớp, lập sơ đồ chỗ ngồi, phân công nhiệm vụ cho cán bộ lớp - Học sinh đề cử cán bộ lớp Hoạt động II: Nội quy học nghề -GV nêu và diễn giảng các điều của bản nội dung học nghề phổ thông - HS nghe bản nội quy học nghề, ghi chép những ý chính của nội quy -GV trả lời những điểm học sinh chưa hiểu rõ -HS cam kết thực hiện đúng nội quy 10 20 I. Nội quy học nghề -Quyền lợi của học sinh học nghề Trọng tâm là được học và trải nghiệm 1 nghề để định hướng nghề nghiệp cho bản thân . Tham gia học đủ chương trình quy định của bộ GD &ĐT thì được tham gia kì thi tốt nghiệp nghề phổ thông -Nghĩa vụ của học sinh Trọng tâm là giữ gìn ý thức học tập , ghi chép bài đầy đủ, thực hành nghiêm túc. -Các quy định của lớp nghề: Tập trung chủ động học tập để ghi chép, nắm vững lí thuyết nghề. Trong giờ thực hành không tự ý đi lại , tự giác thực hành , bảo quản dụng cụ thực hành, nếu cần đổi dụng cụ phải chờ sự đồng ý và chuẩn bị của GV 1 2 3 Hoạt động 3: Giới thiệu nghề điện dân dụng -GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm hiểu tại sao điện năng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất? +HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi -GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét ,bổ sung các ý trả lời - GV hỏi mở rộng : Để sử dụng nguồn tài nguyên điện năng có hiệu quả ta cần phải làm gì ? + HS suy nghĩ trả lời ( ta phải tiết kiệm điện , giảm tổn hao điện năng xuống mức thấp nhất ) GV nhận xét, bổ sung -GV: Hiện nay điện năng được sản xuất như thế nào ? +HS : .. -GV : Em biết các nhà máy điện nào ? Nhà máy đó là nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện , điện hạt nhân, ? -GV: Nêu các nghề trong ngành điện mà em biết ? Các em khác nhận xét, bổ sung ? -GV: Qua tìm hiểu thông tin và qua thực tế các em hãy nêu đối tượng của nghề điện dân dụng ? GV cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu mục đích lao động của nghề điện -Đại diện 1 nhóm trả lời Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV tổng hợp ,kết luận GV: Người thợ điện dân dụng khi làm việc cần những công cụ lao động nào? Lấy ví dụ thực tế ? HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: người thợ điện lao động ở môi trường nào (trong nhà hay ngoài trời) ? HS: GV: Lấy ví dụ khi nào làm việc ngoài trời? Lấy ví dụ khi nào làm việc trong nhà ? GV nêu câu hỏi: Người làm công việc nghề điện cần có những yêu cầu gì về tri thức, kĩ năng, sức khoẻ, thái độ ? + Các nhóm học sinh thảo luận trả lời câu hỏi -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình GV nhận xét tổng hợp và kết luận GV: Để tương lai trở thành thợ điện thì em phải làm gì? GV: Vì sao nghề điện có triển vọng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng? Lấy ví dụ thực tế về người thợ điệ luôn phải cập nhật nâng cao kiến thức kĩ năng.? 15 15 10 5 10 10 5 5 10 10 Giới thiệu nghề điện dân dụng 1. Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống Điện năng là nguồn động lực chủ yếu nên đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt vì những nguyên nhân sau: -Điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác -Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng dễ dàng,tự động hoá và điều khiển từ xa -Được sản xuất tập trung tại các nhà máy điện, có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao -Các đồ dùng điện không gây ô nhiễm môi trường -Điện năng có thể sản xuất từ nguồn năng lượng thiên nhiên( thác nước ) 2. Quá trình sản xuất điện năng Hiện nay điện năng được sản xuất bằng các máy phát điện, trong máy phát điện có quá trình biến đổi từ cơ năng thành điện năng. Có các nhà máy nhiệt điện , thuỷ điện , điện hạt nhân 3. Các nghề trong ngành điện a. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện b. Chế tạo vật tư thiết bị điện c. Đo lường, điều khiển, tự động hoá quá trình sản xuất 4. Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng: Sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống , sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ 5. Đối tượng của nghề điện dân dụng Nguồn điện xoay chiều, một chiều, điện áp dưới 380 V Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ Các thiết bị điện gia dụng Các khí cụ điện đo lường, điều khiển, bảo vệ 6. Mục đích lao động của nghề điện dân dụng -Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt -Lắp đặt trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt -Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa,khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện 7. Dụng cụ lao động -Công cụ lao động -Các sơ đồ, bản vẽ bố trí kết cấu của thiết bị -Dụng cụ an toàn lao động 8. Môi trường hoạt động của nghề điện dân dụng Nghề điện dân dụng có thể tiến hành ngoài trời, trên cao,lưu động ( sửa chữa, lắp đặt đường dây, hiệu chỉnh các thiét bị điện trong mạng điện ), hoặc được tiến hành trong nhà ( bảo dưỡng, sửa chữavà hiệu chỉnh các thiết bị và sản xuất chế tạo các thiết bị điện ) 9. Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng -Tri thức: có trình độ văn hoá hết cấp THCS, nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện -Kĩ năng: nắm vững kĩ năng về đo lường , sử dụng , bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện và mạng điện -Sức khoẻ: Có đủ điều kiện sức khoẻ, không mắc các bệnh về huyết áp, tim phổi , thấp khớp nặng, loạn thị , điếc 10.Triển vọng của nghề điện dân dụng -Luôn phát triển để phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước -Tương lai nghề gắn với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện, tốc độ xây dựng nhà ở và đô thị hoá -Người thợ luôn phải cập nhật nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển KHKT IV. Tổng kết bài học : (15 phút) - Tóm tắt những nội dung chính của bài - Tổng kết, khen ngợi, động viên các cá nhân, nhóm tích cực tham gia thảo luận, xây dựng bài, phê bình các cá nhân chưa có ý thức tốt - Nhắc nhở học sinh giờ giấc học tập V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 10 phút ) 1-Tại sao điện năng có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt ? 2- Để tương lai trở thành thợ điện thì em phải làm gì? - Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp an toàn VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm: Giáo án Chương I: an toàn điện Số 2 Số tiết 4 ( Từ tiết 5 đến tiết 8 ) Tên bài dạy : an toàn điện -một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): * Vê kiến thức: Học xong bài này học nắm được tác hại, nguyên nhân và các biện pháp an toàn khi sử dụng , lắp đặt, sửa chữa đồ dùng điện và mạng điện gia đình * Về kĩ năng : Có kĩ năng về giữ gìn an toàn lao động trong nghề nghiệp, kĩ năng sử dụng dụng cụ và các thiết bị an toàn điện khi làm các công việc về điện II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, tài liệu tham khảo về phân bố điện thế Chuẩn bị một số thiết bị , dụng cụ bảo vệ an toàn điện Học sinh : Tìm hiểu trước về nguyên nhân , biện pháp phòng tránh tai nạn điện III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 2 1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ : ( 10 phút ) HS1: Nêu ưu điểm nổi bật của điện năng so với các dạng năng lượng khác? HS2: Tại sao nghề điện có tương lai phát triển ngày càng mạnh mẽ ? 3. Nội dung bài giảng ( 135 phút ) Hoạt động của thày và trò TG phút Nội dung cơ bản Gv gợi ý để HS suy nghĩ tìm hiểu các tác dụng của dòng đIện đối với cơ thể người (nhiệt , hoá , quang , sinh lí. .. ) trong đó lưu ý tác dụng sinh lí khi chạy qua cơ thể người Gv gọi HS trả lời, HS khác nhận xét , bổ sung, GV tổng hợp,nhận xét. Gv phân tích về tác hại hồ quang nhưng cũng nêu lợi ích của chúng ( hàn điện ) GV: Giới thiệu để HS tham khảo bảng 1.1 (SGK) KL: Với những giá trị dòng điện nhỏ, Cùng cường độ ( < 15mA ) thì dòng điện xoay chiều có mức độ nguy hiểm cao hơn dòng điện một chiều, trên 25mA thì mức độ nguy hiểm ngang nhau GV: Minh hoạ bằng hình vẽ 1.1 trong SGK : Nguy hiểm nhất là dòng điện qua tim, phổi , não GV: điện trở thân người có thay đổi không ? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào ? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Tổng hợp và kết luận: điện trở thân người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khoẻ, mức độ mồ hôi, môI trường làm việc GV: Lấy các ví dụ gây tai nạn điện khi chạm vào vật mang điện ? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Em hãy tìm ví dụ về nguyên nhân thứ hai ? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: VD xây nhà trong phạm vi an toàn lưới điện cao áp, trèo cột điện cao thế gỡ diều GV: Giới thiệu , phân tích nguyên nhân gây điện áp bước GV: Từ các nguyên nhân gây tai nạn điện em hãy rút ra các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm khác nhận xét , bổ sung GV: Hãy nêu các VD về sử dụng các dụng cụ có chuôi, cán cách điện đúng tiêu chuẩn kĩ thuậtSuy nghĩ trả lời câu hỏi HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi 25' 5' 20' 10' 10' 10' 10' 10' 10' 20' 10' I-Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và đIện áp an toàn 1.Điện giật tác động tới con người như thế nào? Dòng điện tác dụng lên hệ thần kinh và cơ bắp Khi có dòng điện chạy qua cơ thể người nó tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Nhẹ thì làm nạn nhân tăng nhịp thở, nặng thì làm cho tim phổi ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt. 2. Tác hại của hồ quang điện Hồ quang điện có thể gây bỏng, gây thương tích ngoài da phá hoại phần mềm, gân và xương 3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện a) Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người càng lớn thì càng nguy hiểm b) Đường đi của dòng điện qua cơ thể người c) Thời gian dòng điện chạy qua cơ thể càng dài lớp da bị phá huỷ nên dẫn điện mạnh, mức độ nguy hiểm càng cao 4. Điện áp an toàn Mức độ nguy hiểm tăng khi: - Da ẩm ướt, bẩn, xước rách. - Diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng. - Tiếp xúc với điện áp cao. ở điều kiện bình thường, với lớp da khô sạch thì điện áp dưới 40V được coi là điện áp an toàn ở nơi nóng, ẩm ướt , có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V II. các nguyên nhân gây tai nạn điện 1. Chạm vào vật mang điện a) Khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện còn đang nối với nguồn điện b) Sử dụng các dụng cụ mà bộ phận cách điện đã bị não hoá nứt vỡ để điện truyền ra vỏ kim loại 2. Do phóng điện hồ quang Khi vi phạm khoảng cách an toàn đối với điện áp cao, tia hồ quang phóng qua không khí gây đốt cháy hoặc giật ngã cơ thể 3. Do điện áp bước Khi đến gần điểm mà dây cao thế bị đứt chạm đất điện áp giữa 2 chân có thể đạt mức nguy hiểm gọi là điện áp bước iii. các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt 1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện a) Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện b) Che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu chì, cầu dao, mối nối dây dẫn điện c) Đảm bảo an toàn khi đến gần đường dây cao áp 2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn Sử dụng các dụng cụ có chuôi, cán cách điện đúng tiêu chuẩn kĩ thuật 3. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ a) Nối đất bảo vệ: Dùng một dây dẫn điện tốt , một đầu bắt chặt vào vỏ kim loại của thiết bị đầu kia hàn vào cọc nối đất. * Tác dụng bảo vệ. Khi không may dây pha chạm vỏ, người vô ý chạm vỏ , do Uvỏ = 0 nên Ingười = 0 nên không bị điện giật. b) Nối trung tính bảo vệ. Dùng một dây dẫn tốt , một đầu bắt chặt vào vỏ kim loại của thiết bị đầu kia nối với dây trung tính. * Tác dụng bảo vệ. Khi không may dây pha chạm vỏ dòng điện tăng đột ngột gây cháy nổ cầu chì, ngắt mạch điện iv) Một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện Khi có tai nạn điện cần khẩn trương tiến hành sơ cứu theo các bước sau: A/ Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện B/ Sơ cứu nạn nhân 1. Làm thông đường thở 2. Hô hấp nhân tạo bằng một trong 3 phương pháp IV. Tổng kết bài học : (15 phút) - Tóm tắt những nội dung chính của bài: Tác hại , mức độ nguy hiểm của dòng điện. Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh tai nạn điện. - Tổng kết, khen ngợi, động viên các cá nhân, nhóm tích cực tham gia thảo luận, xây dựng bài, phê bình các cá nhân chưa có ý thức tốt V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 10 phút ) 1-Nêu tác hại của dòng điện đối với cơ thể người, mức độ nguy hiểm của tai nạn điện giật phụ thuộc những yếu tố nào ? 2-Em hãy nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? 3- Nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa dụng cụ điện , mạch điện? - Chuẩn bị bút thử điện, chiếu để thực hành bài sau. VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm: Giáo án Số 3 Số tiết 4 ( Từ tiết 9 đến tiết 12 ) Tên bài dạy : thực hành an toàn điện Sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): * Vê kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo , tác dụng bảo vệ an toàn điện của các dụng cụ thiết bị bảo vệ an toàn * Về kĩ năng : Có kĩ năng về sử dụng dụng cụ và các thiết bị bảo vệ an toàn điện , có kĩ năng sơ cứu người bị tai nạn điện * Thái độ: Nghiêm túc, không đùa nghịch dễ gây tai nạn thật II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : Giáo viên:- Chuẩn bị các dụnh cụ bảo vệ an toàn điện như: Kìm điện , bút thử điện, tuốc nơ vít có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn. - Chuẩn bị một số dụng cụ để sơ cứu người bị điện giật Học sinh : Tìm hiểu trước về nguyên nhân , biện pháp phòng tránh tai nạn điện III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ : ( 20 phút ) HS1: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc những yếu tố nào? HS2: Nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện ? HS 3: Nêu một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thày và trò TG phút Nội dung cơ bản GV: Nhắc học sinh giữ an toàn khi tháo lắp dụng cụ , thiết bị bảo vệ an toàn điện . HS Kiểm tra kĩ các khâu an toàn trước khi đóng mạch điện. Không đùa nghịch , thử thách ngoài nội dung thực hành để đề phòng gây tai nạn thực - Khi làm các công việc về điện cần có ít nhất 2 người trở lên để bảo vệ lẫn nhau GV: Theo em vật liệu dùng trong các dụng cụ bảo vệ an toàn điện phải đảm bảo các yêu cầu gì ? HS: Làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung GV: Tổng kết và KL GV phát cho các nhóm học sinh những dụng cụ bảo vệ an toàn điện HS Tìm hiểu các dụng cụ đo theo yêu cầu ở phần nội dung , ghi kết quả vào bảng phiếu thực hành TT Tên dụng cụ Vật liệu cách điện Đặc điểm cấu tạo và số liệu KT HS làm việc theo nhóm : quan sát mô tả cấu tạo , nêu tác dụng của các bộ phận sau đó tháo ra kiểm tra những nhận xét của mình GV yêu cầu HS ghi chức năng của các bộ phận chính trong bút điện vào bảng TT Tên bộ phận Chức năng GV: Cho biết giá trị của điện trở hạn chế dòng điện là 1 MW, tính giá trị dòng điện chạy qua người khi người cầm bút cho đầu bút chạm vào dây pha có điện áp 220 V - Nhận xét về mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người ? GV nhận xét, tổng hợp , kết luận HS Thực hành sử dụng bút thử điện theo yêu cầu của nội dung thực hành . Nêu nhận xét về sự an toàn điện của các dụng cụ đã kiểm tra Làm thế nào để giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện một cách nhanh nhất? HS tiến hành thực hành giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện theo các trường hợp giả định Sau khi giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện ta phải làm gì? GV: Ta làm thông đường thở của nạn nhân ntn? HS tiến hành thực hành các trường hợp GV giới thiệu 3 cách hô hấp nhân tạo cho học sinh ( HS quan sát tranh vẽ ) HS thực hành theo nhóm 3 phương pháp hô hấp nhân tạo GV quan sát nhắc nhở HS tránh làm các động tác thừa 10 10 30 40 40 I. hướng dẫn mở đầu 1. Phổ biến và kiểm tra an toàn Trước khi sử dụng các dụng cụ an toàn điện ta phải kiểm tra xem các dụng cụ đó có đảm bảo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật không ( chuôi, và cán cách điện có đủ độ dầy cần thiết hay không , có gờ cao để tránh trượt tay hoặc phóng điện lên tay cầm hay không) 2. Bài luyện tập 2.1 Các kiến thức cần thiết Từ định luật Ôm cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở nên để đảm bảo an toàn điện vật liệu cách điện phải có độ bền cách điện cao , chống ẩm, chịu nhiệt tốt, độ bền cơ học cao. 2.2 Nội dung luyện tập 1. Tìm hiểu dụng cụ an toàn điện - Vật liệu chế tạo. - Đặc điểm cấu tạo nhằm bảo vệ an toàn điện thế nào. - Số liệu kĩ thuật. - Cách sử dụng và tác dụng bảo vệ an toàn điện. - Ghi kết quả vào bảng. 2. Tìm hiểu bút thử điện a. Quan sát , mô tả cấu tạo bút khi chưa tháo và khi đã tháo rời các bộ phận b. Nguyên lí làm việc Khi chạm đầu bút vào điểm có điện thế cao ( dây pha ) dòng điện qua đầu bút , điện trở , đèn , qua cơ thể người xuống đất làm sáng đèn có khí. Độ sáng đèn thể hiện dòng điện qua đèn phụ thuộc vào điện áp thử. Như vậy ở điện áp 220V trị số dòng điện là: I= Trị số I này không gây nên cảm giác điện giật c. Sử dụng bút thử điện Dùng bút thử điện kiểm tra 2 lỗ cắm của ổ cắm điện , kiểm tra sự rò điện ra vỏ 3. kim loại của các đồ dùng điện 3. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện Tiến hành theo các bước A. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện B. Sơ cứu nạn nhân a. Làm thông đường thở b. Tiến hành hô hấp nhân tạo IV. Tổng kết bài học : (15 phút) GV tổng kết kết quả của buổi thực hành, rút kinh nghiệm về kết quả, ý thức thái độ HS thu gọn dụng cụ thực hành V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 10 phút ) 1. Hãy mô tả cấu tạo , nêu tác dụng của các bộ phận của bút thử điện? 2. Trình bày nguyên lí của bút thử điện VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGA Day nghe I.doc
Giáo án liên quan