Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Thấu kính phân kì

Mục tiêu :

1. Nhận dạng được thấu kính phân kì.

2. Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính) qua thấu kính phân kì.

3. Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.

II.Chuẩn bị :

Đối với mỗi nhóm học sinh :

- Một thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12cm.

Một giá quang hoc

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Thấu kính phân kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Ba Đình Quận : 5 Họ và tên GV : - Nguyễn Thị Toàn Ngô Thị Thúy Hằng Nguyễn Thị Kim Châu Bài soạn : THẤU KÍNH PHÂN KÌ I. Mục tiêu : Nhận dạng được thấu kính phân kì. Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính) qua thấu kính phân kì. Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế. II.Chuẩn bị : Đối với mỗi nhóm học sinh : Một thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12cm. Một giá quang hoc. Một nguồn sáng pháp ra ba tia sáng song song. Một màn hứng để quan sát đường truyền của ánh sáng. III.Tổ chức hoạt động dạy học : Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : (5 phút) - Ôn kiến thức có liên quan đến bài mới - 1, 2 học sinh lện trả lời giáo viên góp ý Hoạt động 2 : (15 Phút) Bài mới I/ Đặc điểm của thấu kính phân kì 1.Quan sát và tìm cách nhận biết : Trợ giúp của Giáo Viên Giáo viên : Nêu đặc điểm của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Có những cách nào nhận biết thấu kính hội tụ ? Giới thiệu : Các em đã biết về thấu kính hội tụ bài học hôm nay ta sẽ học về thấu kính phân kì ? Chúng ta sẽ nhận xét thấu kính phân kì có đặc điểm gì khác thấu kính hội tụ ? - 1, 2 em đọc C1 - Đại diện nhóm học sinh trả lời cách nhận biết về thấu kính hội tụ. - Một vài nhóm khác nhận xét về cách nhận biết thấu kính hội tụ đã học bài trước - Gọi học sinh đọc C2. - Từng học sinh nhận xét về độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính phân kì có gì khác ? - Gọi một vài nhóm khác nhận xét 2. Thí nghiệm. - Các nhóm học sinh bố trí thí nghiệm như hình 44.1. - Từng thành viên của nhóm chú ý quan sát và thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời chùm tia ló. Một vài nhóm góp ý C3. - Học sinh ghi nhận C3. - Yêu cầu học sinh đọc C1 - Yêu cầu học sinh tìm cách nhận biết thấu kính hội tụ có trên bàn thí nghiệm. Giáo viên : Rút ra kết luận có thể nhận biết thấu kính hội tụ bằng một trong 3 cách sau : C1: Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa so với độ dày phần giữa của thấu kính. Nếu thấu kính có phần rìa mỏng hơn thì đó là thấu kính hội tụ. - Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ đó khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. - Dùng thấu kính hứng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa lên màn hứng. Nếu chùm sáng đó hội tụ trên màn thì đó là thấu kính hội tụ. Yêu cầu học sinh : - Độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính phân kì có gì khác với thấu kính hội tụ ? - Giáo viên rút ra kết luận : C2: Thấu kính phân kì có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa, ngược hẳn với thấu kính hội tụ. - Ký hiệu thấu kính phân kì : -Giáo viên hướng học sinh tiến hành thí nghiệm như hình 44.1 sách giáo khoa. Trả lời C3. - Giáo viên quan sát lớp, chú ý giúp đỡ những nhóm yếu, chậm. - Thông báo hình dạng mặt cắt hình a, b, c và ký hiệu về thấu kính phân kì. Giáo viên chốt lại ý kiến về chùm tia ló có đặc điểm là : C3 : Chùm tia tới song song cho chùm tia ló là chùm phân kì nên ta gọi thấu kính đó là thấu kính phân kì. * Chuyển ý sang II II/ Trục chính, quang tâm, tiêu điểm : Tiêu cự của thấu kính phân kì. Hoạt động 3: (15 phút) Trục chính: - Học sinh bố trí lại thí nghiệm 44.1. - Từng học sinh quan sát và thảo luận nhóm để trả lời C4. - Học sinh đọc phần thông báo về trục chính trong sách giáo khoa. - Học sinh nêu đặc điểm về trục chính, một vài nhóm khác góp ý. - Học sinh ghi nhận C4. Quang tâm. - Học sinh đọc phần thông báo về quang tâm và ghi nhận. Tiêu điểm. - Học sinh đọc C5 và tiến hành làm thí nghiệm 44.1, sách giáo khoa. - Từng học sinh quan sát thí nghiệm đưa ra từng ý kiến, các nhóm khác bổ sung góp ý. Trả lời: C5. - Từng học sinh làm bài tập vào vở. - Học sinh đọc thông báo phần C6. Thảo luận câu hỏi giáo viên đưa ra; một vài nhóm khác góp ý. - Ghi nhận nội dung. tiêu cự - Học sinh đọc phần thông báo về tiêu cự, ghi nhận. III/ Vận dụng. d.Hoạt động 4 (10 Phút). - Các học sinh khác làm bài tập vào vở, trả lời C7. - Học sinh đọc C8, C9. - Các nhóm thảo luận C8, C9. - Ghi nhận C8, C9 sau khi giáo viên sửa ý. - Yêu cầu học sinh bố trí lại thí nghiệm 44.1. - Giáo viên gợi ý cho học sinh : Dự đoán xem tia nào đi thẳng. Dùng bút đánh dấu đường truyền của các tia sáng trên hai màn hứng, dùng thước thẳng để kiểm tra đường truyền. Giáo viên : Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì ? C4 : Tia ở giữa khi qua quang tâm của thấu kính phân kì tiếp tục truyền thẳng không bị đổi hướng. Có thể dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán đó. Giáo viên : Quang tâm của thấu kính có đặc điểm gì ? Giáo viên nhắc lại phần thông báo quan tâm trong sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh làm lại thí nghiệm 44.1. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm học sinh yếu. - Giáo viên gợi ý : Dừng bút đánh dấu đường truyền của tia sáng ở trên màn hứng, dùng thước thẳng đặt vào đường truyền đã đánh dấu để vẽ tiếp đường kéo dài. - Giáo viên nêu ý kiến : C5 : Nếu kéo dài tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính. Cùng phía với chùm tia tới. - Giáo viên cho học sinh lên bảng làm C6. - Yêu cầu học sinh đọc thông báo về khái niệm tiêu điểm. - Giáo viên : Tiêu điểm của thấu kính phân kì được xác định như thế nào? Có đặc điểm khác so với thấu kính hội tụ? Giáo viên : Tiêu cự của thấu kính là gì ? - Tiêu cự : Khoảng cách từ quang tâm tới mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f. - Gọi là tiêu cự của thấu kính. * Chuyển ý qua III - Gọi một học sinh vẽ tia ló hình 44.5. - Giáo viên góp ý chỉnh sửa hình vẽ C7 : A (2) S I F’ (1) 0 F’ - Tia ló của tia tới 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F. - Tia ló của tia tới 2 qua quang tâm. Truyền thẳng không đổi hướng. - Giáo viên nhận xét về ý kiến học sinh -> tổng hợp. C8 : Kính cận là thấu kính phân kì Nhận biết bằng một trong hai cách: - Phần rìa của thấu kính này dày hơn phần giữa. - Đặt thấu kính này gần dòng chữ. Nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó. C9 : Thấu kính phân kì có những đặc điểm trái ngược với thấu kính hội tụ : - Phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần giữa. - Chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì, cho chùm tia ló phân kì. - Khi để thấu kính phân kì vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua thấu kính ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi khi nhìn trực tiếp. IV/ Củõng cố – dặn dò: (5 phút ) * Phân biệt ký hiệu thấu kính hội tụ – phân kì. * Làm bài tập 44.45.1 -> 44.45.3 trang 52 SBT. * Xem trước bài ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì. V/ Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docB44- THAU KINH PK.doc