Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (tiết 17)

 - Nêu được cách bố chí và tiến hành thí nghiệm. Khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thí nghiệm.

 - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

II) Chuẩn bị:

 - Đối với mỗi nhóm học sinh:

 - Một dây điện trở bằng Nikêlin (hôặc constantan): điện trở mẫu.

 - Một Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,A.

 - Một vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (tiết 17), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : điện học Tuần 1: Soạn ngày:24/8/2008 Dạy ngày:.../8/2008 Tiết 1: sự phụ thuộc của cường độ dòng điện Vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn I) Mục tiêu: - Nêu được cách bố chí và tiến hành thí nghiệm. Khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thí nghiệm. - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. II) Chuẩn bị: - Đối với mỗi nhóm học sinh: - Một dây điện trở bằng Nikêlin (hôặc constantan): điện trở mẫu. - Một Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,A. - Một vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V. - Một công tắc. - Một nguồn điện 6V. - Dây nối. - Bảng phụ ghi hình 1.1 và bảng 2 III) Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Hoạt động1: (10)-Ôn lại kiến thức liên quan đến bài học -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ? Để đo CĐDĐ qua bóng đèn và HĐT giữa hai đầu bóng đèn cần những dụng cụ gì? ? Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó? Hoạt động 2: (15) -Tìm hiểu sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐTgiữa hai đầu dây dẫn. I)Thí nghiệm: 1) Sơ đồ mạch điện. ? Quan sat sơ đồ mạch điện hình 1.1 hãy kể tên nêu công dụng và cách mắc từng bộ phận trong sơ đồ? ? Chốt dương của các điểm đó được mắc về phía điểm A hay điểm B? 2) Tiến hành thí nghiệm: -Theo dõi, kiểm tra, giứp đỡ các nhóm mắc mạch điện cho đúng và đo các giá trị I,U. - Yêu cầu một vài nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi C1 Hoạt động 3:(10) -Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận. II) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện vào hđt. 1) Dạng đồ thị: ? Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐTcó đặc điểm gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các điểm biểu diễn; vẽ một đường thẳng đi qua gốc toạ độ đồng thời đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn. Nếu có điểm nào nằm quá xa đường biểu diễn thì phải tiến hành đo lại. - Giáo viên giải thích cho học sinh về vị trí của các điểm biểu diễn so với các đường biểu diễn. 2) Kết luận : -Yêu cầu một vài nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U. Hoạt động 4: (10) -Củng cố bài học và vận dụng. III) Vận dụng : -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. ? Nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U. Đồ thị biểu điễn mối quan hệ này có đặc điểm gì? -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C5. *) Hướng dẫn bài tập về nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Đọc có thể em chưa biết. - Bài tập C3, C4.-Bài 1.1 đến 1.4 (SBT) -Trả lời các câu hỏi của giáo viên. 1) Để đo I ta dùng Ampe kế, để đo U ta dùng Vôn kế. 2)Nguyên tắc sử dụng: - Chọn GHĐ phù hợp. -Mắc Ampe kế (vôn kế) nối tiếp(song song) với dụng cụ cần đo. Chốt(+) nối với cực dương, chốt(-) nối với cực âm. -Điều chỉnh kim về vạch số 0. -Tìm hiểu sơ đồ mạch điện H 1.1 trên bảng phụ và trả lời câu hỏi của giáo viên. -Các nhóm học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ H 1.1(SGK). - Đo CĐDĐ I tương ứng với mỗi HĐT U đặt vào hai đầu dây dẫn ghi lại giá trị đo được vào bảng 1. -Thảo luận nhóm để trả lời C1. -Khi tăng (giảm) HĐTgiữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì CĐDĐ qua dây dẫn đó cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần. - Từng học sinh đọc phần thông báo về phần đồ thị trong SGK để trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra. có dạng đường thẳng đi qua gốc toạ độ. - Học sinh hoạt động cá nhân làm câu C2. -Thảo luận nhóm , nhận xét dạng đồ thị rút ra kết luận như SGK. -Từng học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. -Từng học sinh trả lời câu hỏi C5. --------------------------------------------------------- Tuần 1: Soạn ngày:24/8/2008 Dạy ngày:..../8/2008 Tiết 2: Điện Trở dây dẫn định luật ôm I) Mục tiêu: - Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập. -Phát biểu và viết được hệ thức của định luật ôm. -Vận dụng định luật ôm để giải một số dạng bài đơn giản. II) Chuẩn bị: * Đối với giáo viên: - Kẻ sẵn bảng giá trị thương số U/I, đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu ở bảng một và hai ở bài trước. III) Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (10) Ôn lại các kiến thức có liên quan đến bài mới. - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: ? Nêu kết luận về mối quan hệ đó có đặc điểm gì? - Giáo viên đặt vấn đề như SGK Hoạt động 2: ( 10’ ). Xác định thương số U/I với mỗi dây dẫn. I) Điện trở của dây dẫn : 1) Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn. Giáo viên theo dõi kiểm tra, giúp đỡ các học sinh yếu tính toán cho chính xác. - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu C2. -Giáo viên cho học sinh ghi nhận xét vào vở. Giáo viên khắc sâu nhận xét để học sinh hiểu rõ giá trị của thương số U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn Hoạt động 3: (10) Tìm hiểu khái niệm điện trở 2) Điện trở : -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần thông báo trong SGK. - Giáo viên: Điên trở của dây dẫn? a) Trị số R= U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của mỗi dây dẫn đó. ? Vậy tính điện trở của một dây dẫn bằng công thức nào? ? Khi tăng HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn lên hai lần thì điện trở của nó tăng lên mấy lần? Vì sao? Trong sơ đồ mạch điện thì điện trở được kí hiệu như thế nào? VD: - HĐT giữa hai đầu dây dẫn là là 3V , dòng điện chạy qua nó là 250mA. Tính R của dây? -Nhắc lại đơn vị hiệu điện thế và đơn vị cường độ dòng điện -Giáo viên thông báo trong công thức R= U/I nếu U tính bằng vôn, I tính bằng Ampe kế thì R được tính bằng ôm. c) Đơn vị điện trở: là ôm kí hiệu là (Ω). - G/V Từ công thức R= U/I ta có 1Ω = 1V/ 1A. - Ngoài ra người ta còn dùng bội số của ôm như kilo ôm(KΩ ), Mêga ôm(MΩ ). Trong tính toán ta đổi : 1K Ω = 1000 Ω 1 M Ω = 1000.000 Ω - hãy đổi đơn vị sau? 0,5 M Ω = K Ω = Ω . - Giáo viên nêu ý nghĩa của điện trở. d) ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. Hoạt vđộng 4: (5) Phát biểu và viết hệ thức của định luật ôm. II) Định luật ôm : 1) Hệ thức của định luật ôm: -Giáo viên : Đối với mỗi dây dẫn cường độ dòmg điện có quan hệ thế nào với HĐT ? - Với cùng một HĐTvào hai đầu dây dẫn có điện trở khác nhau thì cường độ dòng điện (I) và điện trở (R) có quan hệ như thế nào? - Giáo viên: Như vậy đối với mỗi dây dẫn, I tỉ lệ thuận với U và I tỉ lệ nghịch với R, vậy từ mối quan hệ trên em hãy viết hệ thức thể hiện giữa mối quan hệ giữa I,U,R. -Giáo viên thông báo I= U/R là hệ thức của định luật ôm( giáo viên mở rộng từ I= U/R suy ra U=I.R). -Giáo viên nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng trong công thức. - Dựa vào công thức I=U/R em hãy phát biểu bằng lời. 2) Phát biểu định luật: SGK TRANG 8. -Giáo viên nhấn mạnh các từ quan trọng. - Hoạt động 5: Củng cố bài học và vận dụng III) Vận dụng: - Công thức R=U/I dùng để làm gì? Từ công thức này có thể nói rằng U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần được không? Tại sao? - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những nội dung gì? - Ta vận dụng để làm một số bài tập * Bài C3( T8) - Bài toán cho biết gì? Yêu cầu cần gì? Muốn tính HĐTgiữa hai đầu dây tóc bóng đèn ta vận dụng công thức nào? -Giáo viên cho học sinh vận dụng công thức tính kết quả. * C4 (SGK T8) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm C4. -Giáo viên chính xác hoá câu trả lời của học sinh * Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng ghi nhớ. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài 2.1 dến 2.4(SBT). - Đọc bài ba, viết mẫu báo cáo thí nghiệm theo nội dung SGK trang 10 - Học sinh chuẩn bị, trả lời câu hỏi của giáo viên. - Học sinh tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn. -Học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C2. - Học sinh cộng giá trị thương số U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn, khác nhau đối với hai dây dẫn khác nhau. - Học sinh đọc phần thông báo trong SGK. - Học sinh nêu phần khái niệm về phần điện trở. - Học sinh: R= U/I - Học sinh nghiên cức SGK trả lời - Học sinh hoạt động cá nhân vận dụng công thức R= U/I để làm bài tập. - Học sinh: Đơn vị HĐTlà vôn kí hiệu là V. -Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A. -Học sinh ghi nhớ đơn vị điện trở. - Học sinh nghe thông báo, ghi các bội số của ôm. -Học sinh làm ví dụ. -Học sinh ghi nhớ ý nghĩa của điện trở. - Học sinh : Đối với mỗi dây dẫn I tỷ lệ thuận với U. - H/s: Với cùng thì I tỉ lệ nghịch với điện trở R. - H/s I= U/R - H/s: Phát biểu bằng lời nội dung định luật ôm. - Gọi một hai học sinh đọc định luật khuyến khích học sinh đọc thuộc ngay tại lớp. - H/s trả lời câu hỏi của giáo viên - Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ - Một hai học sinh đọc thuộc lòng. - Học sinh đọc đề bài - học sinh tóm tắt đề bài -H/s: Từ công thức I=U/R suy ra U=I.R -H/s: Dựa vào mối quan hệ giữa I và U để làm.

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 1.doc