Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng học sinh cần:

-Hiểu nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.

- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

B. Chuẩn bị bài dạy

1.Kiến thức: Trong chương trình Công nghệ 8 HS đã biết một số tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật, cụ thể: tiêu chuẩn khổ giấy, nét vẽ.

 

doc173 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. Vẽ kĩ thuật Chương I:Vẽ kĩ thuật cơ sở Tiết 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Mục tiêu bài học Qua bài giảng học sinh cần: -Hiểu nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật. - Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật. B. Chuẩn bị bài dạy 1.Kiến thức: Trong chương trình Công nghệ 8 HS đã biết một số tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật, cụ thể: tiêu chuẩn khổ giấy, nét vẽ. 2.Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu bài 1 SGK -Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế(TCQT) về trình bày bản vẽ kĩ thuật. -Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8 3.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tranh vẽ phóng to hình 1.3, 1.4, 1.5 trang 7,8,9 SGK C. Tiến trình dạy học 1. ổn đinh lớp Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng 2. Đặt vấn đề vào bài mới: Trong chương trình lớp 8 các em đã được biết một số tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật. Để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn Việt nam về bản vẽ kĩ thuật , ta nghiên cứu bài học hôm nay. 3. Nội dung bài mới: (t) Nội dung Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật ý nghĩa tiêu chuẩn của BVKT GV nhắc lại vai trò , ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật. (?) tại sao bản vẽ kĩ thuật lại được xây dựng theo các quy tắc thống nhất. GV giới thiệu vắn tắt về TCVN và TCQT Hoạt động 2: Giới thiệu khổ giấy Khổ giấy Có 5 loại khổ giấy, kích thước như sau: A0: 1189x841(mm) A1: 841x594(mm) A2: 594x420(mm) A3: 420x297(mm) A4: 297x210(mm) GV đặt câu hỏi: +Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất định? +Việc quuy định khổ giấy có liên quan gì đén thiết bị sản xuất và in ấn? GV kết luận: quy đinh khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất. GV cho HS quan sát hình 1.1 SGK và đạt câu hỏi: Cách chia các khổ giấy từ khổ A0 như thế nào? Kích thước ra sao? HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên. Hoạt động 3: Giới thiệu tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được tren hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó. Có 3 loại tỉ lệ + Tỉ lệ 1:1 – Tỉ lệ nguyên hình + Tỉ lệ 1: x – Tỉ lệ thu nhỏ +Tỉ lệ x: 1 – tỉ lệ thu nhỏ GV có thể đặt câu hỏi: + Thế nào là tỉ lệ bản vẽ? + Các loại tỉ lệ? +Cho ví dụ minh hoạ các loại tỉ lệ đó? Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ Nét vẽ 1.Các loại nét vẽ -Nét liền đậm: Đường bao thấy,cạnh thấy -Nét liền mảnh: Đường kích thước, đường gióng, đường gạch mặt cắt. -Nét lượn sóng: Đường giới hạn một phần hình cắt. -Nét đứt mảnh: Đường bao khuất, cạnh khuất. -Nét chấm gạch mảnh: Đường tâm, đường trục đối xứng. 2.Chiều rộng nét vẽ: 0,13;0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4;và 2mm Thường lấy chiều rộng nét đậm là 0,5 và nát mảnh bằng 0,25 -GV yêu cầu HS xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK rồi trả lời câu hỏi: +Các nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể? +Hình dạng như thế nào? -GV đặt câu hỏi tương tự với các nét đứt, nét chấm gạch mảnh, lượn sóng. -GV kết luận: các nét vẽ này được vẽ theo tiêu TCVN -GV: Việc quy định chiều rộng các nét vẽ như thế nào và có liên quan gì đến bút vẽ không? Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết Chữ viết 1.Khổ chữ -Khổ chữ (h) là giá trị được xác đinh bằng chiều cao của chữ in hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm -Chiều rộng(d) của nét chữ thường = 1/10h 2.Kiếu chữ Thường dùng kiểu chữ đứng(Hình1.4 sgk) -GV: Trên bản vẽ kĩ thuật ngoài hình vẽ còn có phần chữ ghi kích thước, ghi kí hiệu và chú thích cần thiết khác. Chữ viết cần có yêu cầu gì? -HS quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét về kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần của chữ. Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước Ghi kích thước 1.Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phàn tử được ghi kích thước. 2.Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, thưởng kẻ vuông góc với đường ghi kích thước, vượt quá đường ghi kích thước đoạn khoảng 2mm 3.Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng 6 lần chiều rộng nét) 4.Kí hiệu R -HS quan sát hình 1.5; 1.6 nhận xét các đường ghi kích thước. -GV nêu tầm quan trọng cảu việc ghi kích thước bằng cách đặt câu hỏi: +Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì hậu quả như thế nào? -GV trình bày những quy định về việc ghi kích thước. Hoạt động 7: Tổng kết , đánh giá -GV yêu cầu HS làm bài hình 1.8. - Gv đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của HS + Vì sao bản vẽ kĩ thuật phảI được lập theo tiêu chuẩn? +Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật phải được lập theo tiêu chuẩn nào? -GV giao nhiệm vụ cho HS: +Trả lời câu hỏi SGK +Làm bài tập SGK. +Đọc trước bài số 2. Rút kinh nghiệm sau khi giảng dạy Duyệt của BGH Tiết 2: Hình chiếu vuông góc Ngày soạn: 9/9/2007 Mục tiêu bài học Qua bài giảng học sinh cần: -Hiểu nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc. - Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ. -Phân biệt phương pháp góc chiếu thứ nhất và góc chiếu thứ 3 B. Chuẩn bị bài dạy 1.Kiến thức liên quan: Trong chương trình Công nghệ 8 HS đã biết một số kiến thức cơ bản: Các mặt phẳng chiếu, các hình chiếu và các vị trí hình chiếu trên bản vẽ. 2.Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu bài 2 SGK -Đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng. 3.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 trang 11,12,13 SGK -Vật mẫu theo hình 2.1 trang 11 và mô hình 3 mặt phẳng hình chiếu 4. Trọng tâm của bài -Vị trí tương đối giữa vật thể và mặt phẳng hình chiếu -Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ. C. Tiến trình dạy học 1. ổn đinh lớp Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng 2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu 1: Tỉ lệ là gì? Có mấy loại tỉ lệ? Lấy dẫn chứng minh hoạ các loại tỉ lệ Câu 2: hãy nêu tên gọi, mô tả hình dạng và ứng dụng các loại nét vẽ thường dùng? Câu 3: Trình bày các quy định khi ghi kích thước 3.Đặt vấn đề vào bài mới: ở lớp 8 các em đã biết khái niệm hình chiếu, các mặt phẳng hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ. Để hiểu rõ hơn nội dung phương pháp hình chiếu vuông góc(phương pháp góc chiếu thứ nhất và phương pháp góc chiếu thứ 3) ta nghiên cứu bài 2 4. Nội dung bài mới: (t) Nội dung Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp góc chiếu thứ nhất 20’ I. Phương pháp góc chiéu thứ nhất (PPGC1) -Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu. -Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. -Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. -Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng Trong phần Công nghệ 8, HS đã được học một số nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc, vì vậy GV đặt câu hỏi để Hs nhớ lại kiến thức: +Trong PPGC1, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh (Hình 2.1 trang11sgk) +Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào? +Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? (Hình 2.2, trang 12 sgk) Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp góc chiéu thứ 3 15’ Phương pháp góc chiếu thứ 3 (PPGC3) -Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể. - Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. - Mặt phẳng chiếu bằng mở lên trên, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang trái để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. -Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng GV đặt câu hỏi: +Quan sát hình 2.3 SGK và cho biết PPGC3, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh? +Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào? +Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? (Hình 2.4 trang 13 sgk) Hoạt động 3: Tổng kết , đánh giá 5’ - Gv đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của HS + Vì sao phảI dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? +Sự khác nhau của PPGC1 và PPGC3 như thế nào? -GV giao nhiệm vụ cho HS: +Trả lời câu hỏi SGK +Làm bài tập SGK. +Đọc trước bài số 3, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài thực hành vào giờ học sau. Rút kinh nghiệm sau khi giảng dạy Duyệt của BGH Tiết 3: Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản Ngày soạn: 14/9/2007 Mục tiêu bài học Qua bài thực hành này, học sinh cần: -Vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể dơn giản từ hình 3 chiều hoặc vật mẫu. - Ghi được kích thước của vật thể, bố trí hợp lí và đúng tiêu chuẩn các kích thước. -Biết cách trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật B. Chuẩn bị bài dạy 1.Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu bài 3 SGK Công nghệ 11 -Đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành. - Tranh vẽ mẫu khung tên hình 3.7 trang 19 SGK -Vật mẫu hoặc tranh vẽ giá chữ L hình 3.1 SGK. -Tranh vẽ các đề của bài 3 2.Học sinh Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để vẽ thực hành 3. Trọng tâm của bài -Vẽ 3 hình chiếu cảu vật thể -Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ. C. Tiến trình dạy học 1. ổn đinh lớp Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng 2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu 1: hãy nêu tên gọi, mô tả hình dạng và ứng dụng các loại nét vẽ thường dùng? Câu 2: Có các loại hình chiếu nào, vị trí như thế nào trên bản vẽ kĩ thuật? 3. Nội dung thực hành: (t) Nội dung Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài 3 sách giáo khoa 10’ I. Giới thiệu bài Lấy giá chữ L làm ví dụ. Các bước như sau -Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu. -Bước 2: Bố trí các hình biểu diễn. -Bước 3: Vẽ từng phần của vật thể bằng nét mảnh. -Bước 4: Tô đậm các nét thấy và các nét đứt. -Bước 5: Ghi kích thước -Bước 6: kẻ khung bản vẽ, khung tên và hoàn thiện bản vẽ. -GV trình bày nội dung và các bước tiến hành của bài 3. -GV nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4 như bài mẫu hình 3.8 SGK. +Cách bố trí các hình biểu diễn. +Các vẽ các đường nét. +Cách ghi kích thước. + Kẻ khung bản vẽ và khung tên(Hình 3.7 SGK) Hoạt động 2: Tổ chức thực hành 25’ II. Thực hành Quan sát , nhắc nhở, uốn nắn khi cần thiết GV giao đề cho học sinh và nêu yêu cầu của bài. Hoạt động 3: Tổng kết , đánh giá 5’ - Gv nhận xét giờ thực hành của HS + Sự chuẩn bị của HS +Kỹ năng làm bài của HS +Thái độ thực hành cảu HS -GV thu bài để chấm điểm -Gv nhắc nhở các em về nhà đọc trước bài 4 SGK Rút kinh nghiệm sau khi giảng dạy Duyệt của BGH Tiết 4: Mặt cắt và hình cắt Ngày soạn: 19/9/2007 I/ Mục tiêu bài giảng Qua bài giảng học sinh cần: Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt. Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản. Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên BVKT. II/ Chuẩn bị bài dạy Kiến thức liên quan Trong phần vẽ kĩ thuật của Công nghệ 8, HS đã được học về hình cắt - mặt cắt và ứng dụng thực tế 2.Chuẩn bị nội dung Nghiên cứu bài 4 SGK. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng Xem lại bài 8 sách Công nghệ 8 3.Chuẩn bị đồ dùng - Tranh vẽ hình 4.1; 4.2 trang 22, 23 SGK - Vật mẫu theo hình 4.1 SGK 4.Trọng tâm Tìm hiểu về hình cắt III/ Tiến trình dạy và học ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng Đặt vấn đề vào bài mới. Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như các lỗ, rãnh nếu dùng hình biểu diễ thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng,sáng sủa. Vì vậy trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt, hình cắt để biểu diễn hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể. Nội dung bài mới. Nội dung Hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mặt cắt. hình cắt 10 I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt. Hình biểu diễn của đường bao vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cặt gọi là hình cắt. GV: Sử dụng tranh vẽ 4.1 sgk và vật mẫu để giới thiệu vật thể, mặt phẳng cắt, mặt phẳng chiếu, cách tiến hành cắt. GV phân tích, gợi ý đặt câu hỏi để học sinh có thể phân biệt mặt phẳng chiếu, mặt phẳng cắt, vị trí nên đặt mặt phẳng cắt, từ đó đưa ra các khái niệm thế nào là mặt phẳng cắt, mặt cắt, hình cắt? Lưu ý: mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc có kí hiệu vật liệu. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt cắt 15 II/ Mặt cắt. Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh. Mặt cắt chập. Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản. Mặt cắt rời. Mặt cắt được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao thì vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh GV: Theo em mặt cắt dùng để biểu diễn những vật thể nào? tại sao? -Căn cứ vào hình 4.2,4.3,4.4 có thể hỏi: + Có mấy loại mặt cắt? + Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào? Quy ước vẽ như thế nào? Chúng được dùng trong trường hợp nào? GV: mặt cắt chập được biểu diễn ở đâu trên hình chiếu? được biểu diễn bằng nét gì? GV: Mặt cắt rời được biểu diễn ở đâu?được vẽ bằng nét gì? 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình cắt 15 III/ Hình cắt: Có 3 loại Hình cắt toàn bộ: Sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Hình cắt cục bộ: Biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng. -Gv yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về hình cắt. -HS quan sát hình 4.5, 4.6, 4.7 trong SGK và trả lời câu hỏi: + Có mấy loại hình cắt? +Thế nào là hình cắt toàn bộ? Thế nào là hình cắt bán phần? Thế nào là hình cắt cục bộ? 4. Hoạt động 4: Tổng kết - đánh giá - GV đặt câu hỏi: Thế nào là mặt cắt, hình cắt? Mặt cắt, hình cắt dùng để làm gì? Mặt cắt gồm những loại nào? Cách vẽ như thế nào? Hình cắt gồm những loại nào? Được dùng trong những trường hợp nào GV giao nhiệm vụ cho HS. Làm bài tập về nhà: 1,2 SGK T 26 Tìm hiểu bài “ Hình chiếu trục đo” Rút kinh nghiệm sau khi giảng dạy Duyệt của BGH Tiết 5: Hình chiếu trục đo Ngày soạn: 28/9/2007 I/ Mục tiêu bài giảng Qua bài giảng học sinh cần: Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo. Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản. Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể đơn giản. II/ Chuẩn bị bài dạy Kiến thức liên quan Trong bài 4, 5, 6 sách Công nghệ 8, HS đã được làm quen với hình khối da diện, khối tròn xoay. 2.Chuẩn bị nội dung Nghiên cứu bài 5 SGK. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng Xem lại bài 4, 5, 6 sách Công nghệ 8 3.Chuẩn bị đồ dùng - Tranh vẽ hình 5.1; và bảng 5.1 trong SGK - Khuôn vẽ e líp 4.Trọng tâm: Cách vẽ HCTĐ vuông góc đều III/ Tiến trình dạy và học ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Hãy phân biệt hình cắt và mặt cắt. Câu 2: có mấy loại hình cắt? hãy phân biệtcác loại hình cắt? Đặt vấn đề vào bài mới. ở lớp 8 các em đã được làm quen với các khối đa diện, một số vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó - đó chính là HCTĐ của vật thể. Để hiểu rõ hơn về HCTĐ và cách vẽ HCTĐ của một số vật thể đơn giản ta nghiên cứu bài 5. Nội dung bài mới. (t) Nội dung Hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về HCTĐ I. Khái niệm . 1.Thế nào là hình chiếu trục đo? a)Cách xây dựng HCTĐ (SGK) b)Khái niệm HCTĐ: Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở phép chiếu song song. GV yêu cầu HS quan sát hình 3.9 SGK và đặt câu hỏi: +Trên hình 3.9 có đặc điểm gì? GV kết luận đó là HCTĐ của các vật thể. -GV dùng tranh vẽ hình 5.1 để trình bày nội dung phương pháp HCTĐ từ các gợi ý, dẫn dắt để HS xây dựng bài như sau: + Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo 3 chiều dài, rộng, cao của vật thể. +Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phẳng chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và hệ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ - Đó là HCTĐ của V GV có thể đặt câu hỏi: -HCTĐ vẽ trên một hay nhiều mặt phẳng chiếu? -Vì sao phương chiếu l không được song song với P’ và trục toạ độ nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu thông số cơ bản của HCTĐ 2.Thông số cơ bản của HCTĐ -Góc trục đo: X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’ -Hệ số biến dạng: Là tỉ số dài hình chiếu của một đoạn thẳng trên trục toạ độ với độ dài chính đoạn thẳng đó O’A’/OA=p:hệ số biến dạng theo trục O’X’ O’B’/OB=q:hệ số biến dạng theo trục O’Y’ O’C’/OC=r:hệ số biến dạng theo trục O’Z’ GV sử dụng tranh vẽ hình 5.1 SGK nói rõ các góc như sau: GV Hãy nhận xét độ dài O’A’ với độ dài OA? độ dài O’B’ với độ dài OB? độ dài O’C’ với độ dài OC? GV nhấn mạnh : góc trục đo và hệ số biến dạng là 2 thông số cơ bản của HCTĐ Hoạt động 3: Tìm hiểu HCTĐ vuông góc đều II. HCTĐ vuông góc đều 1.Thông số cơ bản: a.Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 1200 b.Hệ số biến dạng p = q = r = 1 2. HCTĐ của hình tròn Hình tròn nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ là hình elíp. GV nói rõ có nhiều loại HCTĐ nhưng trong kĩ thuật thường dùng là loại HCTĐ xiên góc cân và vuông góc đều. GV giải thích rõ thế nào là vuông góc, thế nào là đều? HS quan sát hình 5.3 và cho biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều của hình tròn. Hoạt động 4: Tìm hiểu HCTĐ xiên góc cân II. HCTĐ xiên góc cân a.Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 X’O’Z’ = 900 b.Hệ số biến dạng p = r = 1; q = 0,5 GV giải thích rõ thế nào là xiên góc, thế nào là cân? GV nói rõ mặt phẳng toạ độ XOZ được đặt song song P’, trục O’Z’ được đặt thẳng đứng. HS quan sát hình 5.5 và có thể nhận xét về góc giữa các trục đo và hệ số biến dạng quy định khi vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân. Tại sao trong HCTĐ xiên góc cân p=r =1? Hoạt động 5: Cách vẽ HCTĐ của vật thể IV.Cách vẽ HCTĐ Theo bảng 5.1 SGK trang 30 GV hướng dẫn cách vẽ HCTĐ thông qua ví dụ bảng 5.1 SGK trang 30 Lưu ý: Thường đặt các trục toạ độ theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể , sau đó vẽ hình hộp ngoại tiếp, vẽ HCTĐ Hoạt động 6: Tổng kết - đánh giá -GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của HS +HCTĐ dùng để làm gì? +tại sao trong bản vẽ kĩ thuật không lấy HCTĐ làm phương pháp biểu diễn chính? +Hai thông số cơ bản của HCTĐ là gì/ -GV giao nhiệm vụ về nhà: làm bài 1, 2 SGK và đọc trước bài 6 chuẩn bị dụng cụ , vật liệu Rút kinh nghiệm sau khi giảng dạy Duyệt của BGH Tiết 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể Ngày soạn: 5/10/2007 I/ Mục tiêu bài giảng Qua bài thực hành này, GV cần làm cho HS: Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. Biết cách vẽ hình chiếu thứ 3, hình cắt trên hình chiếu đứng, HCTĐ của vật thể đơn giản từ bản vẽ 2 hình chiếu. Biết cách ghi kích thước cảu vật thể. Hoàn thành bản vẽ như bản vẽ hình 6.6 từ hai hình chiếu cho trước. II/ Chuẩn bị bài thực hành 1.Chuẩn bị nội dung Nghiên cứu bài 6 SGK. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành 2.Chuẩn bị phương tiện dạy bài thực hành - Tranh vẽ các đề bài 6 SGK - Mô hình ổ trục hình 6.3 SGK - HS chuẩn bị vật liệu và dụng cụ vẽ thực hành III/ Tiến trình tổ chức thực hành 1. ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng 2. Nội dung thực hành (t) Nội dung Hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 6 SGK 20’ I. Giới thiệu bài 6 SGK Gồm các bước +Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và phân tích hình dạng ổ trục(Hình 6.2 trang 32 SGK) +Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 (Hình 6.4 trang 33 SGK. +Bước 3: vẽ hình cắt (Hình 6.5 T33 SGK) +Bước 4: Vẽ HCTĐ (Hình 6.3 T33 SGK) +Bước 5: Hoàn thiện bản vẽ (H6.6 SGK) GV trình bày nội dung bài thực hành và nêu tóm tắt các bước tiến hành của bài 6. Lấy hai hình chiếu ổ trục làm ví dụ( Hình 6.1 SGK) X y z o Ổ Trục TRỤC Vật liệu Tỉ lệ Bài số Thộp 1: 2 06.01 Ngýời vẽ 23.06.07 Kiểm tra Thuỳ Nhung Trýờng THPT Phong Điền Lớp 11A Hoạt động 2: Tổ chức thực hành 20’ Làm bài tập trang 36 GV giao đề cho học sinh và nêu yêu cầu của đề bài Vẽ hình chiếu thứ 3 và hình cắt hợp lý của Gá có rãnh dựa vào 2 hình chiếu trang 36 Hoạt động 3: Tổng kết - đánh giá -GV nhận xét giờ thực hành +Sự chuẩn bị dụng cụ của HS +Kĩ năng làm bài cảu HS +Thái độ học tập của HS -GV nhắc nhở về nhà hoàn thành HCTĐ của vật thể giờ sau thu bài chấm điểm Tiết 7: Thực hành: Biểu diễn vật thể (Tiếp) Ngày soạn: 12/10/2007 I/ Mục tiêu bài giảng Qua bài thực hành này, GV cần làm cho HS: Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. Biết cách vẽ hình chiếu thứ 3, hình cắt trên hình chiếu đứng, HCTĐ của vật thể đơn giản từ bản vẽ 2 hình chiếu. Biết cách ghi kích thước của vật thể. Hoàn thành bản vẽ như bản vẽ hình 6.6 từ hai hình chiếu cho trước. II/ Chuẩn bị bài thực hành 1.Chuẩn bị nội dung Nghiên cứu bài 6 SGK. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành 2.Chuẩn bị phương tiện dạy bài thực hành - Tranh vẽ các đề bài 6 SGK - Mô hình ổ trục hình 6.3 SGK - HS chuẩn bị vật liệu và dụng cụ vẽ thực hành III/ Tiến trình tổ chức thực hành 1. ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng 2. Nội dung thực hành (t) Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của Gá có rãnh dựa vào 2 hình chiếu SGK trang 36 15’ Làm bài tập trang 36: Vẽ HCTĐ của gá có rãnh Vẽ hệ trục toạ độ trục đo vẽ HCTĐ của khối hộp bao ngoài thể hiện 3 kích thước của Gá có rãnh Trên mặt trước của khối hộp vẽ HCTĐ của phần nhìn thấy trên hình chiếu đứng. Từ các điểm vừa xác định của mặt trước kẻ các đường song song với trục o’y’ và đặt các điểm xác đinh chiều rộng của vật thể. nối các điểm này với nhau ở mặt trên của khối hộp (mp song song với x’o’y’) xác định HCTĐ dựa vào hình chiếu bằng. Xoá các đường thừa không cần thiết và hoàn thành HCTĐ của vật thể GV giao đề cho học sinh và nêu yêu cầu của đề bài Vẽ Hình chiếu trục đo của Gá có rãnh dựa vào 2 hình chiếu trang 36 GV: Hướng dẫn vẽ theo từng bước Hoạt động 2: Học sinh thực hành vẽ HCTĐ của vật thể 30’ Học sinh thực hành vẽ GV ra yêu cầu bài: Vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể hình 4 SGK trang 26 (Gá mặt nghiêng) Yêu cầu học sinh vẽ ra giấy A4 Hoạt động 3: Tổng kết - đánh giá -GV nhận xét giờ thực hành +Sự chuẩn bị dụng cụ của HS +Kĩ năng làm bài cảu HS +Thái độ học tập của HS -GV nhắc nhở thu bài chấm điểm lấy điểm bài 15’ Tiết 8: Hình chiếu phối cảnh Ngày soạn: 12/10/2007 I/ Mục tiêu bài giảng Qua bài giảng học sinh cần: Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh. Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản. II/ Chuẩn bị bài dạy Kiến thức liên quan Trong bài 2 sách Công nghệ 8, HS đã được làm quen phép chiếu , trong đó phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng hình chiếu phối cảnh. 2.Chuẩn bị nội dung Nghiên cứu bài 7 SGK. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8 3.Chuẩn bị đồ dùng - Tranh vẽ phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3 trong SGK trang 38,39, 37. - Tranh vẽ phóng to các bước vẽ phác HCPC có một điểm tụ 4.Trọng tâm: Cách vẽ HCPC 1 điểm tụ. III/ Tiến trình dạy và học ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 Ngày dạy HS vắng Đặt vấn đề vào bài mới. ở lớp 8 các em đã được làm quen với các phép chiếu xuyên tâm, song song, vuông góc. Để xây dựng HCPC ta sử dụng phép chiếu xuyên tâm. Vậy thế nào là HCPC, cách vẽ HCPC của vật thể đơn giản như thế nào ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay. Nội dung bài mới. (t) Nội dung Hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về HCPC 15’ I. Khái niệm . 1.Khái niệm: HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. 2.Đặc điểm, ứng dụng của HCPC; +Đặc điểm: Biểu diễn các vật thể có kích thước lớn, vì nó gây được ấn tượng về khoảng cách xa gần của các đối tượng biểu diễn. + ứng dụng: Các loại HCPC : -HCPC một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể (H7.1 trang 37 SGK) -HCPC 2 điểm tụ nhận được khi một mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể -Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK và trả lời các vấn đề: +Hình vẽ biểu hiện nôị dung gì ? +Có nhận xét gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà trên hình vẽ? +HCPC cảnh này dựa trên phép chiếu gì? -GV giải thích tại sao gọi hình vẽ này là HCPC hai điểm tụ và rút ra kết luận về HCPC. (GV có thể giải thích khái niệm điểm tụ: Trong phép chiếu xuyên tâm, hai đường thẳng song song có thể được chiếu thành 2 đường thẳng cắt nhau.Điểm cắt nhau đó là điểm tụ) -GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu hệ thống xây dựng HCPC (H7.2 SGK) Gv có thể đặt câu hỏi: Trong hình 7.2 SGK đâu là tâm chiếu, mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng vật thể, mặ

File đính kèm:

  • docga 9.doc