MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
- Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là 1 kilôoátw giờ (KW.h)
- Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, quạt điện .
- Vận dụng công thức A = P. t = UIt để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
- Có thái độ yêu thích môn học.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 13: Điện năng - Công của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................
Ngày giảng:
9A:.....................................
9B:.....................................
Tiết 13:
điện năng - công của dòng điện
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
- Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là 1 kilôoátw giờ (KW.h)
- Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, quạt điện ...
- Vận dụng công thức A = P. t = UIt để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
- Tranh phóng các loại dụng cụ điện thường dùng.
- 1 công tơ điện
- Bảng 1 chuẩn bị ra bảng phụ
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: Lớp9A.. Lớp 9B.
2. Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Phát biểu công thức tính công suất điện. Giải bài tập 12.2-SBT
HS2: Giải bài tập 12.5-SBT
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn;
GV củng cố và cho điểm
ĐVĐ: Khi nào một vật có mang năng lượng
? Dòng điện có mang năng lượng không ? -> Bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiều về năng lượng của dòng điện
- Yêu cầu HS đọc và cho biết yêu cầu C1
? Hãy suy nghĩ để trả lời câu hỏi C1
? Lấy các VD khác trong thực tế.
GV: Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác
? Hãy trả lời câu hỏi C2 theo nhóm
? Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Đại diện nhóm 1 trình bày tại bảng
? Nhận xét bài làm của bạn
? Hãy thảo luận C2
? Hãy thảo luận C3
? Nhắc lại khái niệm hiệu suất đã học ở lớp 8
Vì A2 > A1 nên H < 100%
Hoạt động 4: Tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính và dụng cụ đo công của dòng điện
GV: Xét một đoạn mạch có một quạt điện
? Trong đoạn mạch này điện năng đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào?
- Phần điện năng được chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng người ta gọi đó là công của dòng điện trong đoạn mạch.
- Vậy thế bào là công của dòng điện
? Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời C4
? Đọc và cho biết yêu cầu C5
GV: Hướng dẫn thảo luận chung
GV: Công thức tính A = P. t
A = UIt: (Công của dòng điện)
? Giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức
GV: Giới thiệu đơn vị đo công của dòng điện kwh
? Hãy đổi từ kwhđ J
? Trong thực tế để đo công của dòng điện người ta dùng dụng cụ nào
? Tìm hiểu xem một số đếm của công tơ ứng với lượng điện năng sử dụng là bao nhiêu?
? Thảo luận C6
? Hiểu thế nào là số đếm của công tơ
? Một số đếm của công tơ điện tương ứng với lượng điện năng sử dụng là bao nhiêu
Hoạt động 5: Vận dụng - củng cố
? Hãy hoàn thành C7 và C8
2HS lên bảng trả lời
HS1: - Viết công thức, nêu ý nghĩa các đại lượng
- Giải bài 12.2:
a. Nêu ý nghĩa các số ghi trên bóng đèn
b. áp dụng công thức P = U.I
ị I = P/U = 6W/12V = 0,5A
cường độ định mức qua đèn là 0,5A
c. Điện trở của đèn khi sáng bình thường là:
R = U/I = 12V/0,5A = 24W
HS2:
a) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi là:
áp dụng công thức P = U.I
ị I = P/U = 528W/220V = 2,4A
b) Điện trở của dây nung khi nồi hoạt động bình thường
áp dụng công thức P = U2/Rị R = U2/P
= 2202/528 91,7
I. Điện năng
1. Dòng điện có mang năng lượng
C1. Dòng điện thực hiện công cơ học ơe các dụng cụ: Máy khoan, máy bơm nước.
Dòng điện cung cấp nhiệt lượng cho các dụng cụ: Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là.
- HS lấy thêm ví dụ
VD: Dòng điện qua bàn là thì điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
2. Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác.
+ Tổ chức thảo luận nhóm.
Điền vào bảng 1 cho câu C2.
C2
Điện năng: - Nhiệt năng
- NL ánh sáng (quang năng)
- Cơ năng
- ....
C3.
Tỷ số gọi là hiệu suất của máy
H = . 100%
Ghi phần 3: Kết luận vào vở
II. Công của dòng điện
1. Công của dòng điện
- Điện năng đã chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng
+ HS: Ghi vở:
2. Công thức tính công của dòng điện
C4: P = A/t , trong đó A là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
C5.
Ta có: P = A/t ị A = P.t mà P = U.I
ị A = P.t = U.I.t
A. Công dòng điện (J)
U. Hiệu điện thế (V)
I. Cường độ dòng điện (A)
t. Thời gian dòng điện chuyển qua (s)
1w = 1 J/s
1kw = 1000 w
ị 1kw = 1000 J/s
ị 1kw.h = 1000 J/s .3600s = 36.105J
= 3,6.106J
- Đọc phần thông báo mục 3
C6
+ Số đếm của công tơ tương ứng với lượng tăng thêm của số chỉ của công tơ.
+ Một số đếm (số chỉ công tơ tăng thêm 1 đơn vị) tương ứng với lượng điện năng đã sử dụng là 1kwh
C7: Vì đèn sử dụng ở HTĐ 220V bằng HTĐ định mức đ công suất đèn đạt bằng công suất định mức:
P = 75W = 0,075 kW
áp dụng công thức:
A = P . t = 0,075 . 4 = 0,3(KW.h)
Vậy lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng là 0,3 kwh.
Tương ứng với số đếm của công tơ là 0,3 số.
C8: Số chỉ của công tơ tăng thêm 1,5 số
-> tương ứng điện năng mà bếp sử dụng là 1,5kw.h = 1,5 . 3,6 . 106 J
Công suất của bếp điện là:
P = = 0,75 kw = 750w
Cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian này là:
I = = 3,41 (A)
3. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững nội dung bài học, liên hệ KT với thực tế. Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Giải các bài tập 13.1 đến 13.6
*HD bài 13.6: a) Tính tổng công suất tiêu thụ của cả khu: P = 60 000W = 60kW
b) Điện năng cả khu tiêu thụ trong 30 ngày là: A = P.t = 60.30.4 = 7200kW.h
c) Tiền điện của mỗi hộ: T1 = 7200: 500 x700 = 10.080 đồng, cả khu T2 = 5.040.000đ
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T13.doc