. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện. Phát biểu ĐL Jun-Len xơ
- Kỹ năng: Xử lí kết quả thí nghiệm. Vận dụng linh hoạt các công thức để giải bài tập.
- Thái độ: Yêu khoa học
II. Tiến trình
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 16 – Bài 16: Định luật Jun-Len Xơ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 tháng 10 năm 2006.
Tiết 16 – Bài 16: ĐỊNH LUẬT JUN-LEN XƠ
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện. Phát biểu ĐL Jun-Len xơ
- Kỹ năng: Xử lí kết quả thí nghiệm. Vận dụng linh hoạt các công thức để giải bài tập.
- Thái độ: Yêu khoa học
II. Tiến trình
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
ĐỊNH LUẬT JUN- LEN XƠ
I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng
1. Một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
2. Toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
Bàn là, bếp điện, nồi cơm điện
II. Định luật Jun-Len xơ
1. Hệ thức của định luật
Q=I2Rt
2. Xử lý kết quả TN kiểm tra.
C1: A=P.t= I2Rt=2,42.5.300=8640(J)
C2. Qthu=(C1m1+m2c2) t=
=8623,08(J)
C3. A~=Q. Nếu bỏ qua nhiệt lượng toả ra môi trường thì A=Q
3. Phát biểu định luật (SGK)
Hệ thức: Q=I2Rt
I đo bằng Am pe (I)
R đo bằng Ôm (W)
t đo bằng giây (s)
Thì Q đo bằng Jun (J)
Ngoài ra Q còn có đơn vị Calo
1J=0,24cal
Nếu tính theo đơn vị Calo thì hệ thức là: Q=0,24I2Rt
III. Vận dụng.
C4. Vì Q=I2Rt. Vì dây dẫn và dây tóc mắc nối tiếp nên có cùng I.
Mặt khác Rdây dẫn nhỏ nên Q toả ra nhỏ, phần lớn toả ra môi trường nên dây dẫn hầu như không nóng lên.
Rdây tóc lớn => Qtải lớn làm dây có nhiệt độ cao và phát sáng.
C5. A=Q ĩ Pt=mcDt =>t=2.4200.80/1000=672(s)
Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu sự biến đổi của điện năng thành nhiệt năng
Kể tên một vài dụng cụ hay thiết bị biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng.
Kể tên một vài dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng
Hoạt động 2 (8’): Xây dựng hệ thức biểu thị Định luật Jun- Len xơ
Hoạt động 3 (15’): Xử lí kết quả kiểm tra hệ thức định luật.
Đọc phần mô tả thí nghiệm hình 16.1 SGK và các dữ liệu thu được từ TN kiểm tra.
- Cá nhâ HS :+Làm C1
+ Làm C2
+ Làm C3
Hoạt động 4 (4’): Phát biểu định luật HS nghe và phát biểu định luật
Hoạt động 5 (8’): Vận dụng định luật Jun-Len xơ làm C4, C5
- Cho HS xem đèn dây tóc, đèn của bút thử điện, đèn LED, nồi cơm điện, bà là, ấm điện, máy say tóc, máy khoan
- Trong số các dụng cụ trên, dụng cụ nào biến đổi đồng thời điện năng thành năng lượng ánh sáng và nhiệt năng? Đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng?
- Dụng cụ nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
- Xét trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì Qtoả trên đ điện trở R khi có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t được tính bằng công thức nào?
- Viết công thức tính A tiêu thụ theo I,R,t và áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Đề nghị HS nghiên cứu SGK
- Tính điện năng tiêu thụ A theo công thức trên.
- Viết công thức và tính nhiệt lượng do bình nhôm và nước nhận được để đun sôi nước.
- Từ đó so sánh Q với A
- Thông báo mối quan hệ mà định luật đề cập, đề nghị HS phát biểu định luật này.
- Đề nghị HS nêu tên, đơn vị của mỗi đại lượng có trong ĐL trên.
- Từ hệ thức định luật Jun-Len xơ hãy suy luận xem nguyên liệu toả ra ở dây tóc bóng đèn và dây nối khác nhau do yếu tố nào? Từ đó tìm ra C4.
- Viết công thức tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước.
- Viết CT tính điện năng tiêu thụ trong thời gian t để toả ra nhiệt lượng cần cung cấp trên.
- Từ đó tính t cần đun nước
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Bài vừa học: Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện. Nắm nội dung biểu thức ĐL Jun-Len xơ. Vận dụng để giải bài tập về tác dụng nhiệt. Làm các bài tập trong SBT.
Bài sắp học: Xem và tìm cách giải 3 bài tập bài 17.
Ứng dụng trong đời sống và KT: Dựa vào ĐL Jun-Len xơ người ta chế tạo các dụng cụ đốt nóng bằng điện để phục vụ đời sống, KT. VD: ấm điện, bếp điện, nồi cơm điện, trong KT: chế tạo tủ sấy điện để sấy các chi tiết mới sơn, chế tạo cầu chì để bảo vệ an toàn điện.
File đính kèm:
- TIET 16.doc