I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải BT.
- Phát biểu và viết biểu thức của định luật ôm.
- Vận dụng ĐL ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng
- Vẽ sơ đồ mạch điện.
3. Thái độ
- Kiên trì trong học tập.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 2: Điện trở của dây dẫn – định luật ôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2013
Ngày dạy: 21/8/2013
TIẾT 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải BT.
- Phát biểu và viết biểu thức của định luật ôm.
- Vận dụng ĐL ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng
- Vẽ sơ đồ mạch điện.
3. Thái độ
- Kiên trì trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng thương số U/I.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc và chuẩn bị trước bài 2_SGK
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U ? Đồ thị biểu diễn mối quan hệ này có đặc điểm gì ?
- Chữa bài tập 1.1, 1.2, 1.3_SBT
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Đặt vấn đề vào bài như trong SGK
HS: Đọc SGK.
* Hoạt động 2: Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn.
GV: Treo bảng đã chuẩn bị sẵn
- Hướng dẫn h/s tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn ?
HS: Hoạt động các nhân trả lời câu C1
GV: Yêu cầu h/s hoàn thành kết quả vào bảng
HS: Điền kết quả vào bảng
GV: Yêu cầu h/s nhận xét giá trị thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
HS: Nhận xét
* Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm điện trở
GV: - Thông báo khái niệm điện trở
- Tính điện trở của dây dẫn bằng CT nào ?
HS: Trả lời
GV: ? Khi tăng U lên 2 lần thì R tăng lên mấy lần ?
HS: Trả lời
GV: Hãy đổi các đơn vị sau
0.5MΩ = . KΩ = Ω
HS: Đổi đơn vị
GV: Hãy nêu ý nghĩa của điện trở ?
HS: Trả lời
* Hoạt động 4: Phát biểu và viết biểu thức của ĐL Ôm
GV: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn được tính theo CT nào ?
HS: Dựa vào CT điện trở, trả lời
GV: Hãy giải thích ý nghĩa của các đại lượng ?
HS: Giải thích ý nghĩa, đơn vị.
GV: Hãy phát biểu hệ thức bằng lời ?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu h/s phát biểu ĐL ?
HS: Phát biểu ĐL
* Hoạt động 5: Vận dụng
GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C3, C4.
HS: Trả lời câu C3, C4.
I. Điệ trở của dây dẫn.
1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn.
C1: Bảng 1 (Dây dẫn 1)
Kq đo
L. đo
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Thương số
U/I
1
1.5
0.2
2
3
0.4
3
6
0.8
- Bảng 2: Dây dẫn 2
Kq đo
L. đo
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Thương số
U/I
1
2.0
0.1
2
2.5
0.125
3
4.0
0.2
C2: Giá trị thương số U/I đối với mỗi dây dẫn có giá trị xác định.
- Giá trị thương số U/I đối 2 dây dẫn khác nhau có giá trị khác nhau.
2. Điện trở
a. Trị số R= U/I đợc gọi là điện trở của dây dẫn.
b. Kí hiệu:
c. Đơn vị điện trở là ôm (KH: Ω)
1 Ω = 1V/1A
- Ngoài ra: kilôôm (KΩ) 1KΩ = 1000Ω
Mêgaôm (MΩ) 1MΩ = 1000000Ω
d. Ý nghĩa: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện ít hay nhiều của dây dẫn.
II. Định luật Ôm.
1. Hệ thức của định luật
U
I = ----
R
Trong đó: U là hđt đo bằng vôn (V)
I là cường độ dòng điện (A)
R là điện trở của dây dẫn (Ω)
2. Phát biểu định luật
* Nội dung:
(SGK/Tr.8)
III. Vận dụng
C3: Tóm tắt
R= 12 Ω
I = 0.5A
Tính
U = ?
Giải
ADCT: I = U/R à U=I.R
Thay số:
U = 0,5. 12 = 6V
Vậy hđt giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là 6V
C4: Tóm tắt
R2= 3R1
I1 = ? I2
Giải
- Cường độ dđ chạy qua các dây dẫn lần lượt là:
I1 = U/R1; I2 = U/R2
Mà: R2= 3R1
à I2 = U/3R1= I1/3
à I1 = 3I2
Cường độ dđ chạy qua dây dẫn 1 lớn hơn dây dẫn 2 là 3 lần.
4. Củng cố:
- Phát biểu và viết biểu thức của ĐL Ôm ?
- Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 _SBT
- Đọc và chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành SGK/Tr.10
File đính kèm:
- tiet 2 dien tro day dan - dinh luat om.doc