-Kiến thức
v Mô tả được từ tính của nam châm
v Biết cách xác định các từ cực bắc, nam của nam châm vĩnh cửu
v Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau
v Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoat động của la bàn
2-Kĩ năng
v Xác định cực của nam châm
v Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng
3-Thái độ
v Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin
48 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 22: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn :........................
Dạy:
9A..............................
9B...............................
9C...............................
9D...............................
9E...............................
Tiết 22
Chương II . “ Điện từ học ”
nam châm vĩnh cửu
I/Mục tiêu:
1-Kiến thức
Mô tả được từ tính của nam châm
Biết cách xác định các từ cực bắc, nam của nam châm vĩnh cửu
Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau
Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoat động của la bàn
2-Kĩ năng
Xác định cực của nam châm
Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng
3-Thái độ
Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin
II/Chuẩn bị:
Giỏo viờn: Bảng phụ bài tập phần củng cố
Mỗi nhóm : 2thanh NC thẳng trong đó 1thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực. Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp, 1NC hình chữ U, 1kim NC đặt trên mũi nhọn của trục thẳng đứng, 1la bàn. 1giá TN và 1 sợi dây để treo thanh NC
III/phuơng pháp
-Tổ chức các hoạt động tự lực của HS
-HĐ Nhóm,cá nhân
-Nêu và giải quyết vấn đề
-Thực nghiệm, rút ra kết luận
iv/Tổ chức hoạt động dạy và học:
A-ổn định: 1’
9A:. 9B:.. 9C:. 9D:. 9E:..
B - Kiểm tra bài cũ: ( không kiểm tra)
C - Bài mới.
trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động1(5ph)
Tổ chức tình huống học tập
-Yêu cầu một HS đọc mục tiêu chương II hoặc GV có thể nêu những mục tiêu cơ bản của chương II
-Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2(10ph)
Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm
-GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ :
+NC là những vật có đặc điểm gì ?
+Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (Sắt, gỗ, nhôm, đồng, nhựa)
-GV hướng dẫn HS thảo luận, để đưa ra phương án đúng
-Yêu cầu các nhóm tiến hành TN câu C1
-Gọi HS các nhóm báo cáo kết quảTN
Hoạt động 3(10ph)
Phát hiện thêm tính chất từ của nC
-Yêu cầu HS đọc SGK để nắm vững
yêu cầu của C2.
Gọi một HS nhắc lại nhiệm vụ
-Yêu cầu các nhóm làm TN thực hiện từng yêu cầu của C2, nhắc HS chú ý theo dõi, quan sát trong khi làm TN để rút ra kết luận
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng phần của C2. Thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận
-Gọi 1 HS đọc lại nội dung kết luận
-Gọi HS đọc phần thông báo SGK trang 59 để ghi nhớ về :
+Qui ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng màu sơn các cực từ của NC
+Tên các vật liệu từ
-Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ trong SGK và nam châm có ở mỗi nhóm gọi tên các loại nam châm
Hoạt động 4(10ph)
Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm
-Yêu cầu HS đọc SGK cho biết C3, C4 yêu cầu làm những việc gì và làm TN theo nhóm
-Theo dõi và giúp đỡ các nhóm làm TN nhắc HS quan sát nhanh để nhận ra tương tác trong trường hợp 2 cực cùng tên
-Hướng dẫn HS thảo luận câu C3, C4 qua kết quả TN
-Gọi 1HS nêu kết luận về tương tác giữa các nam châm qua TN
D - Củng cố ( 7')
Vận dụng củng cố
-Đặt câu hỏi : Sau bài học hôm nay, các em biết những gì về từ tính của nam châm ?
-Yêu cầu HS làm vào vở học tập và tổ chức trao đổi trên lớp về lời giải của C5 ề C8
-Với C6 yêu cầu HS nêu cấu tạo và hoạt động ề tác dụng của la bàn
-Với C7 yêu cầu HS xác định cực từ của các nam châm có trong bộ TN với kim nam châm phải xác định cực từ như thế nào? Lưu ý HS thường nhầm lẫn N là cực nam
-Tương tự hướng dẫn HS thảo luận câu C8 dựa trên hình 21.5 SGK
HĐ1
Cá nhân HS đọc SGK trang 57 để nắm được những mục tiêu cơ bản của chương
HĐ2
-HS nhớ lại kiến thức củ nêu được một số đặc điểm của nam châm như Nam châm hút sắt hay bị sắt hút, nam châm có hai cực là cực bắc và cực nam
-HS nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp
-Các nhóm tiến hành TN câu C1
-Đại diện HS các nhóm báo cáo kết quả TN
HĐ3
-Cá nhân HS đọc SGK C2 để nắm vững yêu cầu
-Các nhóm thực hiện
từng yêu cầu của C2. Chú ý quan sát, trao đổi trả lời C2
-Đại diện các nhóm trình bày từng phần của C2 và nêu được :
-HS quan sát hình vẽ kết hợp với nam châm có sẵn trong nhóm để nhận biết các nam châm
-1ề2 HS gọi tên các nam châm trong bộ TN của nhóm mình
HĐ4
-HS hoạt động nhóm làm TN để trả lời câu C3, C4
-HS thảo luận C3, C4
C3: Đưa cực từ nam của thanh NC lại gần kim NC ề cực bắc của kim NC bị hút về phía cực nam của thanh NC
C4: Đổi đầu của 1 trong hai NC rồi đưa lại gần ề các cực cùng tên của 2 NC đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau
-HS nêu kết luận về tương tác giữa các nam châm
HĐ5
-HS mô tả 1 cách đầy đủ từ tính của nam châm
-HS làm việc cá nhân để trả lời C5 ề C8
-HS tham gia trao đổi thảo luận trên lớp để có câu trả lời đúng cho
C5 ề C8
I/Từ tính của Nam châm
1.Thí nghiệm
³Trả lời C1, C2
2.Kết luận
Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam
³Chú ý
SGK
II/Tương tác giữa hai nam châm
1.Thí nghiệm
³Trả lời C3, C4
2.Kết luận
Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau
III/Vận dụng
Trả lời C5 ề C8
+C5: Có thể Tô xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm
+C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm, bởi vì tại mọi nơi trên trái đất kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc
+C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc. Đầu có ghi chữ S là cực Nam Đối với các nam châm không ghi chữ, chỉ có sơn màu do nhà sản xuất có thể sơn màu theo 1 cách riêng nên phải vận dụng kiến thức đã học để xác định tên cực
+C8: Trên hình 21.5 SGK sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm, treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm
E - Hướng dẫn về nhà (3')
-Học thuộc phần ghi nhớ
-Làm bài tập 21.1 ề 21.6 SBT
-Tham khảo thêm mục "Có thể em chưa biết"
Caõu 1: Phaựt bieồu naứo sau ủaõy laứ ủuựng khi noựi veà tửụng taực giửừa hai nam chaõm?
A. Caực cửùc cuứng teõn thỡ huựt nhau, khaực teõn thỡ ủaồy nhau.
B. Caực cửùc cuứng teõn thỡ ủaồy nhau, khaực teõn thỡ huựt nhau.
C. Caực cửùc cuứng teõn thỡ ủaồy nhau, khaực teõn thỡ huựt nhau.
D. Caực cửùc cuứng teõn thỡ huựt nhau, khaực teõn thỡ ủaồy nhau.
Caõu 2: Coự hai thanh theựp luoõn huựt nhau baỏt keồ ủửa ủaàu naứo cuỷa chuựng laùi gaàn nhau. Trong caực thoõng tin sau ủaõy, thoõng tin naứo laứ ủuựng?
A. Caỷ hai thanh ủeàu laứ nam chaõm. B. Caỷ hai thanh ủeàu khoõng phaỷi laứ nam chaõm.
C. Moọt thanh laứ nam chaõm, thanh coứn laùi laứ theựp. D. Caỷ ba thoõng tin treõn ủeàu coự theồ xaỷy ra.
Caõu 3: Ngửụứi ta duứng la baứn ủeồ xaực ủũnh hửụựng baộc ủũa lyự. Cho bieỏt boọ phaọn chớnh cuỷa la baứn laứ boọ phaọn naứo sau ủaõy?
A. Moọt thanh nam chaõm thaỳng. B. Moọt kim nam chaõm. C. Moọt cuoọn daõy. D. Moọt thanh kim loaùi.
Keỏt quaỷ:; 1B; 2C; 3B
V/ Phần rút kinh nghiệm
Soạn :........................
Dạy:
9A..............................
9B...............................
9C...............................
9D...............................
9E...............................
Tiết 23
Bài 22. Tác Dụng từ của
dòng điện - từ trường
I/Mục tiêu:
1-Kiến thức
Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện.
Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
Biết cách nhận biết từ trường
2-Kĩ năng
Lắp đặt thí nghiệm
Nhận biết từ trường
3-Thái độ
Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý
II/Chuẩn bị:
Giỏo viờn: Bảng phụ bài tập phần củng cố
Mỗi nhóm Giá TN, 1kim nam châm đặt trên giá có trục thẳng đứng
1nguồn điện 3V hoặc 4,5V, 1công tấc, 5đoạn dây nối dài 30cm, 1biến trở, 1đoạn dây dẫn bằng constantan dài 40cm, 1Ampekế có GHĐ1,5A và ĐCNN 0,1A.
III/phuơng pháp
-Tổ chức các hoạt động tự lực của HS
-HĐ Nhóm,cá nhân
-Nêu và giải quyết vấn đề
-Thực nghiệm, rút ra kết luận
iv/Tổ chức hoạt động dạy và học:
A-ổn định: 1’
9A:. 9B:.. 9C:. 9D:. 9E:..
B - Kiểm tra bài cũ: ( Hoạt động 1)
C - Bài mới.
trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động1(5ph)
kiểm tra, tổ chức tình huống Học tập
1.Kiểm tra
-Gọi một HS lên bảng chữa bài tập 21.2, 21.3 SBT từ kết quả đó nêu đặc điểm của nam châm
-Yêu cầu cả lớp lắng nghe, nêu NX
2.Tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2(10ph)
Phát hiện tính chất từ của dòng điện
-Yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí TN trong hình 22.1 SGK
-Gọi HS nêu mục đích TN, cách bố trí và tiến hành TN
-Yêu cầu các nhóm tiến hành TN Quan sát trả lời C1
-GV lưu ý HS bố trí TN sao cho đoạn dây dẫn AB song song với trục của kim nam châm, kiểm tra điểm tiếp xúc trước khi đóng công tấc ề Quan sát hiện tượng xảy ra với kim nam châm. Ngắt công tấc ềQuan sát vị trí của kim nam châm lúc này
-TN đó chứng tỏ điều gì ?
-Thông báo: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng
bất kỳ đều gây tác dụng lực (lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó ta nói dòng điện có tác dụng từ
Hoạt động 3(ph)
Tìm hiểu từ trường
-Nêu vấn đề: Trong TN trên kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi đó ?
-Gọi HS nêu phương án kiểm tra ềThống nhất cách tiến hành TN
-Yêu cầu các nhóm HS làm TN theo phương án đã đề xuất với dây dẫn có dòng điện và với thanh nam châm
ềThống nhất trả lời C2, C3
-Gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm có gì đặc biệt
-Yêu cầu HS đọc kỹ kết luận trong SGK và nêu câu hỏi : Từ trường tồn tại ở đâu ?
Hoạt động 4(10ph)
Tìm hiểu cách nhận biết từ trường
-GV: Người ta không nhận biết trực tiếp từ trường bằng các giác quan ềCó thể nhận biết từ trường bằng cách nào ?
-Có thể gợi ý cho HS cách nhận biết từ trường đơn giản nhất : Từ các TN đã làm ở trên, hãy rút ra cách dùng kim nam châm (nam châm thử) để phát hiện ra từ trường
D/Củng Cố(4ph)
Vận dụng củng cố
-Yêu cầu HS nhắc lại cách bố trí và tiến hành TN chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường
-GV thông báo : TN này được gọi là TN Ơ-xtét do nhà bác học Ơ-xtét tiến hành năm 1820 Kết quả của TN mở đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỷ 19 và 20
-Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C4 ềCách nhận biết từ trường
-Tương tự với câu C5, C6
HĐ1
Một HS lên bảng chữa bài tập. Các HS dưới lớp theo dõi nêu nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của bạn
HĐ2
-Cá nhân HS nghiên cứu TN, nêu mục đích, cách bố trí và tiến hành TN
+Mục đích TN là kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không ?
+Bố trí TN như hình22.1
-Tiến hành TN theo nhóm sau đó trả lời C1
+C1: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn ềkim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện kim nam châm lại trở về vị trí cũ
-HS rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện
HĐ3
-HS trao đổi vấn đề mà GV đặt ra, đề xuất phương án TN kiểm tra
-HS làm TN theo nhóm để trả lời C2, C3
+C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam- Bắc
+C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định
-HS rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm tồn tại một từ trường
HĐ4
-HS nêu cách nhận biết từ trường :
Dùng kim nam châm thử đặt vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
HĐ5
-HS nêu lại cách bố trí TN chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường
-Cá nhân HS hoàn thành C4, C5, C6 tham gia thảo luận trên lớp về các đáp án của bạn
-HS nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ
I/Lực từ
1.Thí nghiệm
³Trả lời C1
2.Kết luận
SGK
II/Từ trường
1.Thí nghiệm
³Trả lời C2, C3
2.Kết luận
SGK
3.Cách nhận biết từ trường
Dùng kim nam châm thử đặt vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
III/Vận dụng
Trả lời C4, C5, C6
+C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại
+C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc
+C6: Chứng tỏ không gian xung quanh kim nam châm có từ trường
E.Hướng dẫn về nhà(5PH)
-Học thuộc phần ghi nhớ
Caõu 1: Trong thớ nghieọm phaựt hieọn tửứ trửụứng cuỷa doứng ủieọn, daõy daón AB ủửụùc boỏ trớ nhử theỏ naứo ủeồ hieọn tửụùng xaỷy ra deó quan saựt nhaỏt?
A. Taùo vụựi kim nam chaõm moọt goực baỏt kyứ. B. Song song vụựi kim nam chaõm.
C. Vuoõng goực vụựi kim nam chaõm. D. Taùo vụựi kim nam chaõm moọt goực nhoùn.
Caõu 2: Caờn cửự vaứo thớ nghieọm ễxteựt, haừy kieồm tra caực phaựt bieồu sau ủaõy, phaựt bieồu nao laứ ủuựng?
A. Doứng ủieọn gaõy ra tửứ trửụứng. B. Caực haùt mang ủieọn coự theồ taùo ra tửứ trửụứng.
B. Caực vaọt nhieóm ủieọn coự theồ taùo ra tửứ trửụứng. D. Caực daõy daón coự theồ taùo ra tửứ trửụứng.
V/ Phần rút kinh nghiệm
Soạn :........................
Dạy:
9A..............................
9B...............................
9C...............................
9D...............................
9E...............................
Tiết 24
Bài 23. Từ Phổ - Đường Sức Từ
I/Mục tiêu:
1-Kiến thức
-Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm
-Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm
2-Kĩ năng
-Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U
3-Thái độ
Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm
II/Chuẩn bị:
Mỗi nhóm 1thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong cứng, ít mạt sắt, 1bút dạ, 1số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng
III/phuơng pháp
-Tổ chức các hoạt động tự lực của HS
-HĐ Nhóm,cá nhân
-Nêu và giải quyết vấn đề
-Thực nghiệm, rút ra kết luận
iv/Tổ chức hoạt động dạy và học:
A-ổn định: 1’
9A:. 9B:.. 9C:. 9D:. 9E:..
B - Kiểm tra bài cũ: ( Hoạt động 1)
C - Bài mới.
trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động1(5ph)
kiểm tra, tổ chức tình huống Học tập
1-kiểm tra
ở đâu có từ trường ? Làm thế nào để phát hiện ra từ truờng ?
2-Tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2(15ph)
Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm
-Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN
trong SGK ề Gọi 1-2 HS nêu dụng cụ TN, cách tiến hành TN
-Yêu cầu HS làm TN theo nhóm Quan sát hình ảnh mạt sắt được tạo thành, kết hợp với quan sát hình 23.1 SGK để trả lời C1
Lưu ý HS trước khi làm TN phải rắc đều mạt sắt trên tấm nhựa không để mạt sắt quá dày, từ phổ sẽ rõ nét
-Có thể nêu câu hỏi gợi ý : Các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu ? Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao ?
-Thông báo : Hình ảnh các đường mạt sắt trên hình 23.1SGK được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường
-Chuyển ý: Dựa vào hình ảnh từ phổ,
ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên
cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào ?
Hoạt động 3(15ph)
Vẽ và xác định chiều đường sức từ
-Yêu cầu HS nghiên cứu hướng dẫn của SGK, gọi đại diện một nhóm trình bày trước lớp các thao tác phải làm để vẽ một đường sức từ
-Nhắc HS trước khi vẽ, quan sát kĩ để chọn một đường mạt sắt trên tấm nhựa và tô chì theo, không nên nhìn vào SGK trước và chỉ dùng hình 23.2 SGK để đối chiếu với đường sức từ vừa vẽ được
-Thông báo: Các đường liền nét mà HS vừa vẽ được gọi là đường sức từ
-Tiếp tục hướng dẫn các nhóm HS làm TN như ở phần b trong SGK và trả lời câu hỏi C2
-GV thông báo chiều quy ước của đường sức từ ềYêu cầu HS dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ được
-Dựa vào hình vẽ yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3
-Gọi HS nêu đặc điểm đường sức từ của thanh nam châm, nêu chiều quy ước của đường sức từ
-GV thông báo cho HS biết quy ước vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm
D/Củng Cố (8ph)
-Yêu cầu HS dựa vào hình 23.4 SGK vẽ đường sức từ của nam châm chử U
vào vở, dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ
-GV kiểm tra vở của 1số HS, nhận xét những sai sót để HS sửa chữa nếu sai
-Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C5, C6
HĐ1
-Một HS lên bảng trả lời câu hỏi
-HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn
-Một HS đọc phần mở đầu bài học trong SGK
HĐ2
-HS đọc phần 1 TN
ềNêu dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN
-HS làm TN theo nhóm, quan sát trả lời C1
-HS thấy được : Các mạt sắc xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa
HĐ3
-Đại diện nhóm HS trình bày trước lớp về các thao tác cần làm để vẽ một đường sức từ
-HS làm việc theo nhóm, dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng
-Từng nhóm HS dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ vừa vẽ được hình 23.3SGK
-Từng HS trả lời C2 vào vở : Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định
-Vận dụng quy ước về chiều đường sức từ dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ được, trả lời C3
C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam
-HS nêu và ghi nhớ được đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng và chiều quy ước của đường sức từ ghi vỡ
HĐ4
-Cá nhân HS dựa vào hình 23.4SGK vẽ đường sức từ của nam châm chử U vào vở, dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ
-HS tham gia thảo luận trên lớp câu C4
-Cá nhân HS hoàn thành C5, C6 vào vở
I/từ phổ
1.Thí nghiệm
³Trả lời C1
2.Kết luận
SGK
Ii/đường sức từ
1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ
³Trả lời C2, C3
2.Kết luận
SGK
Iii/Vận dụng
Trả lời C4 ềC6
C4: ở khoảng giữa 2 từ cực của nam châm hình chử U, các đường sức từ gần như song song với nhau
C5: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam
C6: Các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 SGK có
chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải
E-Hướng dẫn về nhà (1PH)
-Học thuộc phần ghi nhớ
-Làm bài tập 23.1ề 23.5 SBT
-Tham khảo thêm mục "Có thể em chưa biết"
V/ Phần rút kinh nghiệm
Soạn :........................
Dạy:
9A..............................
9B...............................
9C...............................
9D...............................
9E...............................
Tiết25
Bài 24 . Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
I/Mục tiêu:
1-Kiến thức
-So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh NC thẳng
-Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây
-Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện
2-Kĩ năng
-Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua
-Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện đi qua
3-Thái độ
Trân trọng khéo léo khi làm TN
II/Chuẩn bị:
Mỗi nhóm 1tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn, 1ít mạt sắt, 1nguồn điện 3V hoặc 6V, 1công tấc, 3đoạn dây dẫn dài 30cm, 1bút dạ
III/phuơng pháp
-Tổ chức các hoạt động tự lực của HS
-HĐ Nhóm,cá nhân
-Nêu và giải quyết vấn đề
-Thực nghiệm, rút ra kết luận
iv/Tổ chức hoạt động dạy và học:
A-ổn định: 1’
9A:. 9B:.. 9C:. 9D:. 9E:..
B - Kiểm tra bài cũ: ( Hoạt động 1)
C - Bài mới.
trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động1(5ph)
kiểm tra, tổ chức tình huống Học tập
1-kiểm tra
-Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ phổ của nam châm thẳng
-Nêu quy ước về chiều đường sức từ
-Vẽ và xác định chiều đường sức từ biểu diễn từ trường của NC thẳng
2-Tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề như SGK
Hoạt động 2(15ph)
Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua
-Gọi HS nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã phát cho các nhóm
-Yêu cầu HS làm TN tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện theo nhóm, quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để trả lời C1
-Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1. Thảo luận chung cả lớp
Yêu cầu HS chữa vào vở nếu sai
-Yêu cầu các nhóm giơ bảng nhựa trong đã vẽ một vài đường sức từ của
ống dây, Gọi HS các nhóm khác nhận xétềLưu ý HS một số sai sót thường gặp để tránh lặp lại
-Gọi HS trả lời câu C2
-Tương tự C1 Yêu cầu HS thực hiện câu C3 theo nhóm và hướng dẫn thảo luận. Lưu ý kim nam châm đặt trên mũi nhọn trục thẳng đứng, phải kiểm tra xem kim nam châm có quay được tự do không ?
-Thông báo : Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam
-Từ kết quả TN ở C1, C2, C3 ta rút ra được kết luận gì về từ phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở hai đầu ống dây ?
-Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để rút ra kết luận
-Gọi 1-2 HS đọc lại phần kết luận trong SGK
Hoạt động 3(15ph)
Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải
GV: Từ trường do dòng điện sinh ra vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không làm thế nào để kiểm tra điều đó ?
-Tổ chức cho HS làm TN kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng dẫn thảo luận kết quả TN ề Rút ra kết luận
-GV: Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua không phải lúc nào cũng cần có kim nam châm thử, cũng phải tiến hành TN, mà người ta đã sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định nó
-Yêu cầu HS nghiên cứu quy tắc nắm tay phải ở phần II ề Gọi HS phát biểu quy tắc
-GV: Quy tắc nắm tay phải giúp ta xác định chiều đường sức ở trong lòng ống dây hay ngoài ống dây ? có gì khác nhau ?
Đường sức từ ở trong lòng ống dây và bên ngoài ngoài ống dây có gì khác nhau ?
-Lưu ý HS tránh nhầm lẫn khi áp dụng quy tắc
-Yêu cầu HS cả lớp giơ nắm tay phải thực hiện theo hướng dẫn của quy tắc xác định lại chiều của đường sức từ trong ống dây ở TN trên, so sánh với chiều đường sức từ đã được xác định bằng nam châm thử
D/củng cố (7ph)
-Gọi HS nhắc lại quy tắc nắm tay phải
-Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C4, C5, C6
-GV có thể gợi ý các câu hỏi :
+Đối vói C4 yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài và các bài học trước để nêu được các cách khác nhau xác định tên từ cực của ống dây
-Đối với C5, C6 yêu cầu mỗi HS phải thực hành nắm tay phải và xoay bàn tay theo chiều dòng điện trong các vòng dây hoặc chiều đường sức từ trong lòng ống dây trên hình
24.5, 24.6 SGK
-Tổ chức trao đổi kết quả trên lớp để chọn các lời giải đúng, uốn nắn các sai lầm (nếu có), củng cố bài học
HĐ1
-1HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV nêu ra
-HS dưới lớp chú ý lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn
HĐ2
-Cá nhân HS nêu cách tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua
-HS làm TN theo nhóm quan sát từ phổ và thảo luận trả lời câu C1
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN theo hướng dẫn của câu C1
Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài
thanh NC giống nhau
+Khác nhau : Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắc được sắp xếp gần như song song với nhau
-Cá nhân HS hoàn thành câu C2 : Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín
-HS thực hiện câu C3 theo nhóm yêu cầu nêu được: Giống như một thanh nam châm, tại hai đầu ống dây các đường sức từ cùng đi vào 1 đầu và cùng đi ra ở đầu kia
-Dựa vào thông báo của GV. HS xác định cực từ của ống dây có dòng điện trong thí nghiệm
-HS trao đổi thảo luận rút ra kết luận
-HS đọc lại phần kết luận trong SGK
HĐ3
-HS nêu dự đoán : Khi đổi chiều dòng điện qua ống dây, thì chiều đường sức từ trong lòng ống dây có thể thay đổi
-HS làm TN theo nhóm kiểm tra dự đoán. So sánh kết quả TN với dự đoán ban đầu ề rút ra kết luận về sự phụ thuộc của chiều đường sức từ ở trong ống dây vào chiều d/điện chạy qua ống dây
-HS làm việc cá nhân nghiên cứu hình 24.3 SGK để hiểu rõ quy tắc nắm tay phải và phát biểu quy tắc
-HS làm việc cá nhân vận dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi đổi chiều dòng điện qua các vòng dây trên hình 24.3SGK
HĐ4
-HS nhớ quy tắc nắm tay phải tại lớp để vận dụng linh hoạt quy tắc này hoàn thành C4, C5, C6
-HS trao đổi thảo luận kết quả bài làm trên lớp, sửa chữa những sai sót nếu có trong bài làm của mình vào vở
I/từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
1.Thí nghiệm
³Trả lời C1, C2, C3
2.Kết luận
SGK
Ii/Quy tắc nắm tay phải
1.Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ?
a.Thí nghiệm
b.Kết luận
Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây
2.Quy tắc nắm tay phải
SGK
Iii/Vận dụng
Trả lời C4 ềC6
+C4: Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc
+C5: Kim nam châm bị vẽ sai chiều là kim số 5. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B
+C6: Đầu A của cuộn dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam
E-Hướng dẫn về nhà (2ph)
-Học thuộc phần ghi nhớ
-Làm bài tập 24.1 ề 24.5 SBT
-Tham khảo thêm mục "Có thể em chưa biết"
-Tiết sau kiểm tra 15ph
V/ Phần rút kinh nghiệm
Soạn :........................
Dạy:
9A..............................
9B...............................
9C...............................
9D...............................
9E...............................
Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt thép nam châm điện
Tiết 26
I/Mục tiêu:
1-Kiến thức
-Mô tả được TN về sự nhiểm từ của sắt và thép
-Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện
-Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm
File đính kèm:
- Giao an Ly 9 Da chinh suaPP.doc