I/Mục tiêu:
-Mô tả được từ tính của nam châm
-Biết cách xác định các từ cực bắc và nam của nam châm vĩnh cửu .
-Biết các từ cực loại nào thì hút nhau loại nào thì đẩy nhau .
-Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn .
-Rèn cách xác định cực của nam châm .
II/ Chuẩn bị :
Mỗi nhóm:
2nam châm thẳng ( 1 thanh bọc kín các cực )
77 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :10/11/2008
Ngày dạy :14/11/2008
Chương II:Điện từ học
Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu
I/Mục tiêu:
-Mô tả được từ tính của nam châm
-Biết cách xác định các từ cực bắc và nam của nam châm vĩnh cửu .
-Biết các từ cực loại nào thì hút nhau loại nào thì đẩy nhau .
-Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn .
-Rèn cách xác định cực của nam châm .
II/ Chuẩn bị :
Mỗi nhóm:
2nam châm thẳng ( 1 thanh bọc kín các cực )
1 ít vụn sắt trộn vụn gỗ ,nhôm ,đồng ,xốp
1 nam châm chữ U
1 kim nam châm đặt trên mũi nhọn
1 la bàn , 1 giá thí nghiệm treo thanh nam châm
III/ Tiến trình lên lớp :
A/ Tổ chức lớp:
B/ Kiểm tra bài cũ :
Nam châm có đặc điểm gì?
C/ Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu tính chất của nam châm ?
Nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp sắt ,đồng nhôm
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm trả lời C1
Báo cáo kết quả thí nghiệm ?
Nam châm có thể hút được những kim loại nào
Gọi học sinh đọc C2 .
Nêu yêu cầu thí nghiệm .
Giao dụng cụ cho các nhóm làm thí nghiệm để trả lời C2 .
Khi đứng cân bằng kim nam châm đặt theo hướng nào ?
Xoay lệch khỏi vị trí cân bằng kim như thế nào
Rút ra kết luận qua thí nghiệm
Yêu cầu học sinh ghi vở kết luận .
Gọi học sinh đọc phần để tìm hiểu phần này
Yêu cầu học sinh theo nhóm làm thí nghiệm hình 21.3
Yêu cầu ghi kết quả vào C3 ,C4
.
Học sinh nêu kết luận .
Và ghi vở
Yêu cầu học sinh nêu đắc điểm của nam châm ?
Gọi học sinh đọc C6 yêu cầu học sinh nêu cấu tạo và tác dụng của la bàn .
C7,C8 học sinh thảo luận
I/ Từ tính của nam châm :
1/ Thí nghiệm :
-Nam châm là vật hút sắt hay bị sắt hút .
-Học sinh nêu phương án loại .
Học sinh đọc C2 .
Nêu yêu cầu thí nghiệm
đại diện nhóm lên nhận dụng cụ
Các nhóm tiến hành thí nghiệm .
Kim nam châm định hướng bắc nam .
Kim vẫn trở về vị trí ban đầu .
2/ Kết luận:
Sgk học sinh đọc và ghi vở .
II/ Tương tác giữa hai nam châm
1/ Thí nghiệm :
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm trả lời C3và C4.
C3: Đưa cực nam của nam châm gần cực bắc của kim nam châm thì cực bắc của kim nam châm bị hút về cực nam của thanh nam châm
C4: đổi đầu hai cực của nam châm đưa lại gần
Nhau các cực cùng tên đẩy nhau , các cực khác tên hút nhau .
2/ Kết luận :
Học sinh ghi vở kết luận .
Khi đặt hai nam châm gần nhau các từ cực cùng tên đẩy nhau các từ cực khác tên hút nhau .
III/Vận dụng:
C6: bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất kim nam châm luôn chỉ hướng bắc nam địa lý
đ la bàn dùng để xác định phương hướng dùng cho người đi biển ,đi rừng
C7 : đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực bắc ,đầu ghi chữ S là cực nam
Với kim nam châm học sinh phải dựa vào màu sắc hoặc kiểm tra :
_dùng nam châm khác đã biết cực từ đưa lại gần ,dựa vào tương tác 2 nam châm để xác định tên cực
-đặt kim nam châm tự do dựa vào định hướng của kim nam châm để biết được tên cực của kim nam châm
Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời
D/ Củng cố :
Cho hai thanh thép giống hệt nhau một thanh có từ tính . làm thế nào để phân biệt hai thanh ?
E/ Dặn dò :
đọc phần có thể em chưa biết và làm bài tập SBT học thuộc phần ghi nhớ
Ngày soạn :18/11/2008
Ngày dạy :21/11/2008
Tiết 23: Tác dụng từ của dòng điện -Từ trường
I/ Mục tiêu :
Mô tả được thí nghiệm vè tác dụng từ của dòng điện .
Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu ?
Biết cách nhận biết từ trường .
Rèn kỹ năng nắp đặt thí nghiệm .
Nhận biết từ trường
Ham thích tìm hiểu bộ môn vật lý .
II/ Chuẩn bị:
Mỗi nhóm :
-2 giá thí nghiệm
1 đôi pin 1,5V
1 kim nam châm đặt trên giá thí nghiệm có trục thẳng đứng .
1 công tắc ,1 đoạn dây dẫn dài 40cm.
5 dây nối ,1 biến trở
1 am pe kế GHĐ1,5A
III/ Tiến trình lên lớp
A/ Tổ chức lớp :
B/ Kiểm tra bài cũ :
Chữa bài tập 21.2 ; 21.3
Nêu đặc điểm của nam châm ?
C/Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu học sinh nêu cách bố trí thí nghiệm
Hình 22.1
Nêu mục đích thí nghiệm ?
Cho học sinh tiến hành thí nghiệm để trả lời C1
Giáo viên lưu ý học sinh bố trí thí nghiệm sợi dây song song trục của kim
Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì ?
Giáo viên thông báo dòng điện chạy qua các dây dẫn thẳng hay hình dạng bất kỳ đều có tác dụng từ
Giáo viên :
Tác dụng đó gọi là tác dụng từ của dòng điện .
Yêu cầu mỗi nhóm làm 2 thí nghiệm
1 nửa làm với dây dẫn có dòng điện.
1 nửa làm với nam châm thống nhất trả lời C3,C4
đưa nam châm đến các vị trí khác nhau quanh dây dẫn hoặc quanh nam châm có hiện tượng gì?
Yêu cầu học sinh tìm hiểu C4 và trả lời .
thí nghiệm chứng tỏ xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt?
Giáo viên nêu : không gian đó gọi là từ trường
Từ trường tồn tại ở đâu?
Nêu cách phát hiện từ trường ?
I/ Lực từ :
1/ Thí nghiệm :
Học sinh tìm hiểu thí nghiệm 22.1
Mục đích thí nghiệm .
Kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không ?
Học sinh làm thí nghiệm để trả lời C1
C1 ;
Khi có dòng điện qua dây dẫn kim nam châm quay lệch khỏi vị trí cân bằng .Ngắt dòng điện kim quay trở về vị trí ban đầu .
Kết luận : dòng điệngây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó ,chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ .
Lực tác dụng đó gọi là lực từ .
2/ Kết luận :
Dòng điện có tác dụng từ
II/Từ trường :
1/ Thí nghiệm :
Học sinh tiến hành thí nghiệm để trả lời C3và C4
Tại các vị trí khác nhau kim nam châm lệch khỏi vị trí bắc nam
C4. ở mỗi vị trí sau khi nam châm đã đứng yên xoay cho nó lệch khỏi vị trí vừa xác định buông tay ra kim nam châm luôn chỉ hướng xác định .
Không gian xung quanh nam châm và xung quanh
Dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó .
2/ Kết luận :
Không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường .
3/ Cách nhận biết từ trường :
Dùng kim nam châm thử đưa vào môi trường không gian cần kiểm tra .Nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thử thì môi trường đó có từ trường .
III/vận dụng :
Học sinh nêu được cách bố trí thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường .
C4 cá nhân học sinh hàn thành để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ta đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB.nếu kim nam châm lệch khỏi vị trí bắc nam thì AB có dòng điện
C5,C6 học sinh tự làm .
D/Củng cố :
Từ trường là gì ? nêu cách phát hiện từ trường ?
E/ Dặn dò :
Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập SBT.
Ngày soạn :18/11/2008
Ngày dạy:22/11/2008
Tiết 24: Từ phổ - Đường sức từ
I/ Mục tiêu:
Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm .
Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm .
Nhận biết cực của nam châm , vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng và nam châm chữ U.
rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm .
II/ Chuẩn bị :
Mỗi nhóm :
1 thanh nam châm thẳng
1 tấm nhựa trong cứng
1 ít mạt sắt
1 bút dạ
1 số kim nam châm có trục quay thẳng đứng .
III/ Tiến trình lên lớp :
A/ Tổ chức lớp :
B/ kiểm tra bài cũ :
Nêu đặc điểm của nam châm ?
Từ trường là gì ? nêu cách nhận biết từ trường ?
C/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm
Nêu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm .
Giáo viên phát dụng cụ theo nhóm
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm .
Chú ý mạt sắt phải dàn đều và tấm nhựa đặt song song với bề mặt của thanh nam châm .
So sánh sự sắp xếp các mạt sắt tại các vị trí khác nhau quanh nam châm?
Rút ra kết luận qua thí nghiệm?
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Nghiên cứu phần (a) sgk
vẽ các đường sức từ dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt ?
yêu cầu vẽ theo nhóm
giáo viên thu bài vẽ của các nhóm
thảo luận trên lớp để có đường vẽ đúng .
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như phần bsgk trả lời C2.
Giáo viên thông báo qui ước chiều đường sức từ .
Dùng mũi tên đánh dấu chiều đường sức từ vào hình vẽ ?
Dựavào hình vừa vẽ trả lời C3.
Giáo viên thông báo độ mau thưa của đường sức từ biểu thị độ mạnh yếu của từ trường .
C4 : yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và vẽ đường sức từ của nó .
Yêu cầu cá nhân hoàn thành C5,C6vào vở .
I/ Từ phổ :
1/ Thí nghiệm :
Học sinh đọc sgk nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm quan sát kết quả trả lời C1.
Các mạt sắt quanh nam châm xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm .
Càng ra xa nam châm các đường này càng thưa .
2/ Kết luận :
Học sinh đọc kết luận sgk
Học sinh ghi vở kl
II/ Đường sức từ:
1/Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
Học sinh làm việc theo nhóm .
Học sinh vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng.
Học sinh thảo luận và vẽ đường sức từ đúng vào vở
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm trả lời C2
C2: trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định .
C3: Bên ngoài thanh nam châm thẳng đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc đi vào cực nam .
2/ Kết luận :
Học sinh nêu và ghi vở kết luận .
a/ các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ .cực bắc của kim này nối với cực nam của kim kia .
b/ Mỗi đường sức từ có một chiều xác định . Bên ngoài nam châm , các đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc , đi vào cực nam của nam châm .
c/ nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày nơi nào từ trường yếu thì đường sức tứ thưa .
III/ Vận dụng :
Học sinh làm thí nghiệm quan sát từ phổ của nam châm chữ U. trả lời câu hỏi C4.
Thảo luận trên lớp C4.
-ở khoảng giữa của nam châm chữ Ucác đường sức từ gần như song song với nhau .
-Bên ngoài là những đường cong nối hai cực của nam châm với nhau .
vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm chữ U vào cở .
C5: cá nhân hoàn thành vào vở .
đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc của nam châm vì vậy dầu B của thanh nam châm là cực nam.
C6: học sinh vẽ được đường sức từ thể hiện có chiều đi ra từ cực bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải .
D/ Củng cố :
đường sức từ của nam châm có hình dạng như thế nào?
Nêu qui ước chiều đường sức từ của nam châm thẳng ?
E/ Dặn dò :
Học thuộc phần ghi nhớ . làm bài tập SBT.
Ngày soạn :25/11/2008
Ngày dạy:28/11/2008
Tiết 25: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
I/ Mục tiêu:
So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm thẳng
vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây .
vận dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện chạy quakhi biết chiều dòng điện .
Rèn kỹ năng vẽ đường sức từ của từ trường ống dây .
II/ Chuẩn bị:
Mỗi nhóm:
1ống nhựa có cuộn dây luồn sẵn .
1 nguồn điện 6V
1 ít mạt sắy
1 công tắc , 3 đoạn dây
1 bút dạ
III/ Tiến trình lên lớp:
A/ Tổ chức lớp :
B/ Kiểm tra bài cũ :
Nêu cách tạo ra từ phổcủa nam châm thẳng ?
Vẽ đường sức từ của từ trường nam châm thẳng ?chỉ rõ chiều của đường sức từ?
C/ Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu cách tạo ra từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua .
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Yêu cầu học sinh quan sát kết quả thí nghiệm trả lời C1.
So sánh từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ nam châm thẳng ?
Gọi 1 em đọc C2
Yêu cầu cá nhân hoàn thành C2
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm trả lời C3theo nhóm .
Chiều đường sức từ có đặc điểm gì?
Giáo viên nêu rõ : 2 đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là 2 cực từ của ống dây .
Hãy xác định cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua trong thí nghiệm ?
Rút ra kết luận qua thí nghiệm ?
Từ trường do dòng điện sinh ra vậy chiều đường sức từ có phụ thuộc chiều dòng điện hay không?
Nêu cách kiểm tra dự đoán trên ?
Cho học sinh kiểm tra và rút ra kết luận
Yêu cầy học sinh tìm hiểu qui tắc và phát biểu qui tắc ?
Cho học sinh thực hành giơ nắm tay phải của mình giáo viên hướng dẫn cách đặt bàn tay
Yêu càu học sinh tự làm C4, C5 ,C6
C4: muốn xác định tên từ cực của ống dây cần biết gì ?xác định bằng cách nào ?
C5: muốn xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây cần biết gì ? vận dụng qui tắc nắm tay phải trong trường hợp này như thế nào?
Giáo viên nhấn mạnh :
Dựa vào qui tắc nắm tay phải ,muốn chiều đường sức từ trong lòng ống dây ta cần biết chiều dòng điện .Muốn biết chiều dòng điện trong ống dây cần biết chiều đường sức từ .
Gọi 1 em đọc phần có thể em chưa biết .
I/ Từ phổ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua :
1/ Thí nghiệm :
Học sinh nêu cách tạo ra từ phổ
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm quan sát từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua
Học sinh trả lời C1 theo nhóm .
Từ phổ của ống dây ở bên ngoài và của nam châm thẳng giống nhau.
Khác nhau : trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song nhau
Cá nhân học sinh trả lời C2
đường sức từ trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín .
Học sinh làm thí đặt các kim nam châm trả lời C3
đường sức từ cùng đi ra từ một đầu ống dây và cùng đi vào ở cùng một đầu ống dây .
2/ Kết luận :
Học sinh nêu kết luận và ghi vở kết luận
II/ Qui tắc nắm tay phải :
1/ Sự phụ thuộc của chiều đường sức từ ống dây .
Học sinh dự đoán.
Học sinh nêu cách kiểm tra .
Dùngkim nam châm để thử .
- kết luận :
chiều đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
2/ Qui tắc nắm tay phải
Học sinh nêu qui tắc :
Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây ,thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây .
III/ Vận dụng :
Học sinh tự làm C4,C5, C6 vào vở
D/ Củng cố:Phát biểu qui tắc nắm tay phải ? vận dụng xác định chiều dòng điện trong ống dây của hình vẽ ?
E/ Dặn dò :
Học thuộc phần ghi nhớ và làm hết bài tập SBT.
Ngày soạn :26/11/2008
Ngày dạy:29/11/2008
Tiết 26: Sự nhiễm từ của sắt ,thép – nam châm điện .
I/ Mục tiêu:
Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ cuae sắt , thép .
Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện .
Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật .
rèn kỹ năng mắc mạch điện theo sơ đồ , sử dụng biến trở trong mạch và sử dụng các dụng cụ đo điện .
thái độ thực hiện an toàn điện yêu thích môn học .
II/ Chuẩn bị :
Mỗi nhóm:
1 ống dây có khoảng 500 vòng hoặc 700 vòng
1 kim nam châm đặt trên giá thẳng đứng .
1 giá thí nghiệm ,1 biến trở .
1 nguồn điện từ 3V-6V.
1 am pe kế GHĐ 1,5Avà ĐCNN 0,1A
1 công tắc điện , 5 đoạn dây dẫn .
1 lõi sắt non và 1 lõi thép đặt vừa trong lòng ống dây .
1 ít đinh ghim bằng sắt .
III/ Tiến trình lên lớp:
A/ Tổ chức lớp:
B/ Kiểm tra bài cũ :
Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào?
C/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi học sinh đọc sgk mục 1
Yêu cầu quan sát h25.1.
Nêu mục đích thí nghiệm ?
Nêu cách tiến hành thí nghiệm ?
Cho các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm để tiến hành thí nghiệm .
đóng khóa k quan sát kim nam châm .
Đặt lõi sắt non vào trong lòng ống dây quan sát góc lệch của kim nam châm so với lúc trước ?
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
Nêu sự khác nhau của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lĩo thép ?
Giáo viên giới thiệu về sự nhiễm từ của sắt và thép và của một số kim lọi kim khác .
Gọi 2 em đọc sgk.
Trả lời C2 .
Yêu cầu thảo luận nhóm .
Con số 1A- 22W nghĩa là như thế nào?
Muốn tăng lực từ của nam châm làm cách nào ?
C3: yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời .
Yêu cầu cá nhân hoàn thành C4, C5, C6 vào vở .
Gọi các học sinh trung bình ,yếu trả lời các câu hỏi này
I/Sự nhiễm từ của sắt ,thép :
1/ Thí nghiệm :
Học sinh nêu mục đích thí nghiệm .
Nêu các bước tiến hành thí nghiệm .
Tiến hành thí nghiệm như hình 25.1 theo nhóm.
-Khi k đóng kim nam châm quay lệch khỏi vị trí ban đầu .
-Khi đặt thêm lõi sắt vào trong lòng cuộn dây đóng khóa K góc lệch của kim nam châm lớn hơn so với trước .
-Lõi sắt hoặc thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện .
2/ Kết luận:
Lõi sắt hoặc thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện .
-Khi ngắt điện lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.
II/ Nam châm điện :
Học sinh đọc sgk và trả lời C2
-Cấu tạo : gồm 1 ống dây trong có lõi sắt non .
-Con số 1000-1500 ghi trên ống dây cho biết ống dây có thể chọn số vòng dây khác nhau tùy theo cách chọn để nối hai đầu ống dây với nguồn điện .
ống dây được dùng với I=1A
R của ống dây là 22W
Muốn tăng lực từ của nam châm thì tăng I chạy qua các vòng dây và tăng số vòng của cuộn dây .
C3 thảo luận nhóm :
Nam châm b mạnh hơn a ,nam châm d mạnh hơn c và dvà e.
III/ Vận dụng :
Cá nhân tự làm bài vào vở .
Học sinh trả lời thảo luận trên lớp .
D/ Củng cố :
Nêu cách làm tăng lực từ của nam châm điện ?
Nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm nào?
E/ Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ ,đọc phần có thể em chưa biết .
Làm bài tập SBT
Ngày soạn :28/11/2008
Ngày dạy:02/12/2008
Tiết 27:ứng dụng của nam châm
I/ Mục tiêu:
Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện , tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ
Chuông báo động.
Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật
Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp kiến thức
Giải thích được hoạt động của nam châm điện .
Thấy được vai trò lớn của vật lý từ đó có thái độ học tập yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị :
1 ống dây khoảng 100 vòng , đường kính của cuộn dây 3cm
1 giá thí nghiệm ,1 biến trở .
1 nguồn điện 6V, 1 công tắc .
1 am pe kế GHĐ 1,5Avà ĐCNN 0,1A
1 nam châm chữ U
5 đoạn dây dẫn
1 loa điện có thể tháo gỡ để thấy cấu tạo bên trong .
III/ Tiến trình lên lớp
A/ Tổ chức lớp :
B/ Kiểm tra bài cũ:
Mô tả thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép ?
Tại sao dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện ?
C/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên thông báo: ứng dụng của nam châmlà loa điện . Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua .
Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm :
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa phần a, tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm .
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi treo ống dây phải lồng vào một cực của nam châm chữ U .
Giáo viên giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm .
Có hiiện tượng gì xảy ra với ống dây tronghai trường hợp thí nghiệm ?
Hướng dẫn học sinh thảo luận chung để rút ra kết luận
Giáo viên thông báo : Đó chính là nguyên tắc hoạt động của loa điện .
Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu cấu tạo loa điện trong sách giáo khoa , sử dụng loa điện trong bộ thia nghiệm để học sinh quan sát cấu tạo bên trong .
Giáo viên treo hình 26.2 trong sgk gọi học sinh chỉ các bộ phận chính trên các hình vẽ .
Vật phát ra âm khi nào ?
Quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra như thế nào?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần thông báo của mục 2 trong sgk .
Gọi hai học sinh trả lời tóm tắt quá trình biến đổi dao động điện thành dao động âm .
Yêu cầu học sinh đọc sgk phần 1.tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ .
Rơ le điện từ là gì?
chỉ ra các bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ ?
nêu tác dụng của mỗi bộ phận ?
giáo viên treo hìng 26.3gọi 2 em trả lời 2 câu hỏi trên .
yêu cầu cá nhân hoàn thành C1để hiểu rõ hơn nguyên tắc hoạt động của rơ le điện từ .
giáo viên : rơ le điện từ được ứng dụng nhiều trong thực tế và kỹ thuật .một trong những ứng dụng của rơ le điện từ là chuông báo động .
yêu cầu học sinh tìm hiểu hình 26.4 và trả lời C2.
Hướng dẫn học sinh trả lời C2
Yêu cầu cá nhân hoàn thành C3,C4
I/ Loa điện :
1/ Nguyên tắc hoạt động của loa điện :
Học sinh nghe giáo viên thông báo mục đích thí nghiệm .
Cá nhân đọc sgk phần (a) tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm .
Các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
Học sinh các nhóm quan sát kỹ để nêu nhận xét trong hai trường hợp .
-khi có dòng điện không đổi chạy qua ống dây .
-khi dòng điện trong ông dây biến thiên ( khi con chạy biến trở dịch chuyển)
Qua thí ngiệm học sinh thấy được :
-khi có dòng điện chạy qua ống dây chuyển động .
-khi cường độ dòng điện thay đổi ,ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cựcủa nam châm
2/ Cấu tạo của loa điện :
Cá nhân học sinh tìm hiểu cấu tạo của loa điện
Yêu cầu chỉ đúng các bộ phận chính trên loa điện trong hình vẽ 26.2
Học sinh đọc sách giáo khoa , tìm hiểu nhận biết cách làm cho những biển đổi về cường độ dòng điện thành dao động của màn loa phát ra âm thanh .
Hai học sinh nêu tóm tắt quá trình dao động điện thành dao động âm
II/ Rơ le điện từ :
1/ Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ :
Cá nhân học sinh tìm hiểu sgk cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ .
-Rơ le điện từ là một thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện,bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
2 em học sinh len bảng chỉ trên hình vẽ 26.3 các bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ .nêu tác dụng của mỗi bộ phận .
Cá nhân học sinhtrả lời C1
Khi đóng khóa Kcó dòng điện chạy qua mạch 1, nam châm điện hút sắt và đóng mạch điện 2.
2/ Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ :chuông báo động
Học sinh tìm hiểu sgk phần 2để tìm hiểu hoạt động của chuông báo động hình 26.4 và trả lời C2.
-khi đóng cửa chuông không kêu vì mạch điện hở .
-khi cửa bị hé mở . chuông kêu vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1,nam châm điện mất hết từ tính , miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2.
III/ Vận dụng:
Cá nhân học sinh hoàn thành C3,C4
C3: trong bệnh viện bác sĩ có thể lấy một ít mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân bằng cách đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt , nam châm tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt .
C4: rơ le được mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ khi dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép , tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt do đó động cơ ngừng hoạt động
D/ Củng cố,dặn dò :
Kể những ứng dụng thực tế của nam châm ?
Học thuộc phần ghi nhớ và làm hết bài tập SBT.
Ngày soạn :29/11/2008
Ngày dạy:02/12/2008
Tiết 29:Lực điện từ
I / Mục tiêu:
-Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường .
- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ ,khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện .
-rèn kỹ năng mắc mạch điện theo sơ đồ , sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện .
- vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm .
-giáo dục tính cẩn thận , trung thực .
II/ Chuẩn bị:
Mỗi nhóm:
1 nam châm chữ U
1 nguồng điện 6V
1 đoạn dây dẫn bằng đồng đường kính 2,5mm,dài 10cm
1 biến trở loại 20W -2A
1 công tắc , 1giá thí nghiệm .
1 am pe kế GHĐ 1,5Avà ĐCNN 0,1A.
Giáo viên : vẽ phóng to H 27.1 ,27.2sgk.
III/ Tiến trình lên lớp :
A/ Tổ chức lớp :
B/ Kiểm tra bài cũ :
Nêu thí nghiệm ơ xơ tét chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ ?
C/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm hình 27.1 sgk.
Giáo viên treo hình 27.1
Nêu tên dụng cụ thí nghiệm cần thiết ?
Giáo viên giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm .
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm :
Giáo viên lưu ý : đoạn dây dẫn AB phải đặt sâu vào trong lòng nam châm chữ U không để dây dẫn chạm vào nam châm .
Gọi học sinh trả lời C1, so sánh với dự đoán ban đầu rút ra kết luận .
Qua thí nghiệm cho biết chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Học sinh nêu dự đoán .
Yêu cầu học sinh nêu cách làm thí nghiệm kiểm tra
Rút ra nhận xét qua thí nghiệm ?
Giáo viên treo hình 27.2
Học sinh tìm hiểu hình vẽ để hiểu rõ quy tắc
Giáo viên hướng dẫn cụ thể cách sử dụng quy tắc để Học sinh vận dụng làm ngay trên lớp
Vận dụng quy tắc để kiểm tra chiều của lực điện từ trong thí nghiệm
Cho học sinh tiến hành thí nghiệm đổi chiều dòng điện và đổi chiều từ trường .Đồng thời đổi cả hai chiều trên
Học sinh tự hoàn thành C3,C4 của phần vận dụng
Xác định chiều dòng điện thì làm cách nào ?
Muốn xác định chiều đường sức từ cần biết những gì?
I/ Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện :
1/ Thí nghiệm :
-học sinh tìm hiểu thí nghiệm .
-học sinh nêu nhữnh dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm .
-các nhóm vhận dụng cụ thí nghiệm .
-các nhóm tiến hành thí nghiệm .
Khi đóng khóa K:
AB bị hút vào trong lònh nam châm hoặc đẩy ra
Từ trường đã tác dụng lực lên dây dẫn Abkhi có dòng điện , lực này gọi là lực điện từ .
2/ Kết luận :
Sgk/73.
Học sinh đọc kết luận .
II/ Chiều của lực điện từ – qui tắc bàn tay trái .
1/ Chiều của lực điện từ phụ thuộc những yếu tố nào
-Chiều dòng điện .
Chiều đường sức từ .
_ Thí nghiệm 1:
Làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều dòng điện .
-Đổi chiều dòng điện qua AB thì chiều dòng điện cũng thay đổi .
_ Thí nghiệm 2:
Đổi cực của nam châm .
Thì chiều của lực điện từ cũng thay đổi .
-Kết luận :
2/ Qui tắc bàn tay trái :
(sgk/74)
Học sinh đọc qui tắc :
Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn vận dụng qui tắc ngay trên lớp .
III/Vận dụng
Một học sinh trả lời câu hỏi .
Tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo nhóm .
Cá nhân hoàn thành C2,C3,C4 .
C2: trong đoạn dây dẫn AB dòng điện từ B đ
File đính kèm:
- giao an li cuc hay .doc