Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 24 - Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ

MỤC TIÊU:

1 . Kiến thức:

ã Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

ã Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định chiều của đường sức từ.

2 . Kĩ năng:

ã Nhận biết cực của nam châm.

ã Vẽ đường sức từ cho nam châm thẳng và nam châm chữ U

3 . Thái độ:

ã Trung thực , cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 24 - Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................ Ngày giảng: 9A:..................................... 9B:..................................... Tiết 24 Bài 23: Từ phổ - đường sức từ A – Mục tiêu: 1 . Kiến thức: Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm. Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định chiều của đường sức từ. 2 . Kĩ năng: Nhận biết cực của nam châm. Vẽ đường sức từ cho nam châm thẳng và nam châm chữ U 3 . Thái độ: Trung thực , cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN. B – Chuẩn bị: *Mỗi nhóm HS: 1 thanh nam châm thẳng. 1 tấm nhựa cứng trong có mạt sắt. 1 số kim nam châm nhỏ có trụ quay thẳng đứng *Giáo viên: 1 bộ TN đường sức từ. C – Tổ chức hoạt động dạy – Học. * ổn định tổ chức lớp: + lớp 9A có mặt :..................................... + lớp 9B có mặt :...................................... Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập (7phút) Y/c: lớp trưởng báo cáo sĩ số GV nêu Y/c kiểm tra: HS1: +Nêu đặc điểm của nam châm. + Chữa bài 22.1 (SBT/27) HS2: Chữa bài 22.2 và 22.3 (SBT/27) GV nhận xét và cho điểm. ĐVĐ: Bằng mắt thường ta không nhìn thấy từ trường . Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cưu từ tính của nó một cách thuận lợi và dễ dàng ? à Bài mới: Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của nam châm. (10phút) +Y/c HS tự nghiên cứu TN +Gọi HS nêu các dụng cụ TN và cách tiến hành TN. GV phát dụng cụ cho các nhóm. GV lưu ý : +Không để mạt sắt dày quá. +Không đặt nghiêng tấm nhựa so với bề mặt của nam châm. +Y/c HS các nhóm tiến hành TN. +Gọi đại diện nhóm trả lời câu C1. GV thông báo kết luận. Thông báo : Dựa vào hình ảnh từ phổ của nam châm ta có thể vẽ các đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy dường sức từ được vẽ như thế nào ? Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ. (10phút) +Y/c HS làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a.) (SGK/63) GV lưu ý sửa sai vì HS có thể vẽ các đường sức từ cắt nhau. GV hướng dẫn các nhóm làm TN như phần b.) SGK/63 và trả lời câu hỏi C2. GV thông báo quy ước chiều của đường sức từ. +Y/c HS đánh dấu chiều của đường sức từ vừa vẽ được. +Y/c 1 HS trả lời câu C3. Qua TN trên ta rút ra kết luận gì ? GV thông báo kết luận như SGK/64. Hoạt động 4: Củng cố , Vận dụng. (15phút) GV cho HS các nhóm tiến hành TN tạo từ phổ ở nam châm chữ U . +Y/c đại diện các nhóm trả lời câu C4. GV vẽ hình 23.5 và 23.6 (SGK) lên bảng và Y/c 2HS lên bảng làm câu C5 và C6. GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/64. - Tích GDBVMT: + sắt, thép , Ni ken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ. +Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt,đó là có thể xác định được phương hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy bởi vì trong não bộ của chim bồ câu có các hệ thống giông như la bàn, chúng được định hướng theo từ trường trái Đất. Sự định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng điện từ , ví vậy , bảo vệ môi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên. *Hướng dẫn về nhà (3phút) +Học thuộc phần ghi nhớ. +Đọc phần có thể em chưa biết +Làm các bài tập (SBT) +Đọc và nghiên cứu trước bài 24 “Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.” + lớp trưởng báo cáo sĩ số 2 HS lên bảng kiểm tra: HS1: + Nêu đặc điểm của nam châm như SGK. +Bài 22.1 : Chọn câu (B) HS2: +Bài 22.2: Mắc 2 đầu dây vào 2 cực của pin cho dòng điện chạy qua. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếukim nam châm bị lệch khỏi hướng bắc nam thì pin còn điện. +Bài 22.3: Chọn câu (C) I – Từ phổ 1 . Thí nghiệm HS nêu dụng cụ và cách tiến hành TN. +Đại diện các nhóm nhận dụng cụ. +Các nhóm tiến hành TN à quan sát hiện tượng à trả lời câu C1. C1: Mạt sắt được xăp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng xa nam châm các đường cong càng thưa dần. 2 . Kết luận (SGK/63) II - Đường sức từ. 1 . Vẽ và xác định chiều của đường sức từ. HS dựa vào hình ảnh đường mạt sắt vẽ đường sức từ của nam châm thẳng. +Các nhóm nghiên cứu và tiến hành TN để trả lời câu C2. C2: Trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo 1 chiều xác định. HS : ghi nhớ quy ước chiều của đường sức từ và dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ vừa vẽ được. HS trả lời miệng câu C3. C3: Bên ngoài thanh nam châm các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực bắc, và đi vào ở cực nam. 2 . Kết luận. (SGK/64) III – Vận dụng +Các nhóm tiến hành TN như H 23.4 à quan sát và trả lời câu C4. C4: ở khoảng giữa 2 từ cực của nam châm chữ U các đường sức từ gần như song song với nhau. C5: Đâu A là cực từ bắc, đầu B là cực từ nam C6: HS tự vẽ HS đọc phần ghi nhớ SGK *Ghi nhớ: (SGK/64) + Biện pháp BVMT: + Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều các bụi, vụn sắt, việc sử dụng các nam châm điện để thu gom bụi , vụn sắt làm sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả. D- Rút kinh nghiệm ..

File đính kèm:

  • docT24.doc