Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 29: Sự nhiễm từ của sắt và thép – nam châm điện

Mục tiêu

 1. Kiến thức.

 - Biết được các vật liệu từ đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

 - Biết được từ tính của thép giữ được lâu hơn của thép.

 - Biết được cách làm tăng lực từ của nam châm điện.

 2. Kỹ năng.

 - Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép.

 - Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 29: Sự nhiễm từ của sắt và thép – nam châm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2013 Ngày dạy: 26/11/2013 TIẾT 29: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT VÀ THÉP – NAM CHÂM ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Biết được các vật liệu từ đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ. - Biết được từ tính của thép giữ được lâu hơn của thép. - Biết được cách làm tăng lực từ của nam châm điện. 2. Kỹ năng. - Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép. - Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. 3. Thái độ. - HS tích cực, nghiêm túc, cẩn thận và tự giác trong giờ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên * Đối với cả lớp: - Thí nghiệm hình 25.2. * Cho các nhóm HS: - Nguồn điện, biến trở, am pe kế, khoá, dây dẫn. - Giá TN, kim nam châm, ống dây, lõi sắt non. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc và nghiên cứu trước bài 25_SGK. III. Tiến trình giảng dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu quy tắc nắm tay phải ? Chữa bài tập 24.2_SBT ? - Chữa bài tập 24.3, 24.4_SBT ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Sắt và thếp là hai vật liệu dẫn từ. Vậy sắt và thép có nhiễm từ giống nhau không ? Tại sao lõi NC điện làm bằng lõi sắt non mà không làm bằng thép ? HS: Suy nghĩ trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nhiễm từ của sắt, thép. GV: -Y/c hs nghiên cứu TN nêu cách tiến hành TN. - Y/c hs thực hiện TN theo nhóm. HS: Làm TN theo nhóm để quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi. GV: Hướng dẫn hs nhận xét về hiện tượng xảy ra. HS: Nhận xét. GV: -Y/c hs nghiên cứu TN hình 25.2 nêu cách tiến hành TN. - Y/c hs thực hiện TN theo nhóm. HS: Làm TN theo nhóm để quan sát hiện tượng xảy ra. GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C1. HS: Trả lời câu C1. GV: Qua 2 TN trên em rút ra kết luận gì ? HS: Trả lời. GV: Thông báo phần nội dung kết luận HS: Đọc phần kết luận trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu về nam châm điện. GV: Y/c hs đọc thông tin trong SGK - Nêu cấu tạo của NC điện ? HS: Đọc bài và cấu tạo của NC điện . GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C2. HS: Trả lời câu C2. GV: Y/c hs nêu cách làm tăng lực từ của nam châm điện. HS: Tìm hiểu, trả lời: Tăng cường độ và số vòng dây. GV: Hướng dẫn hs trả lời C3. HS: Quan sát và trả lời C3. Hoạt động 3: Vận dụng GV: Yêu cầu hs trả lời C4, C5. HS: Trả lời C4, C5 GV: Hướng dẫn hs nhận xét chéo nhau sau mỗi câu hỏi. HS: Nhận xét. GV: Y/c hs thảo luận theo bàn để trả lời câu C6. HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét và rút ra kết luận. HS: Ghi vở I. Sự nhiễm từ của sắt, thép. 1. Thí nghiệm. a) Bố trí TN như hình 25.1 - Kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu - Góc lệch của kim nam châm lớn hơn khi không có lõi sắt. b) Bố trí TN như hình 25.2 - Ngắt khoá K, ống dây có lõi sắt non. Đinh sắt rơi xuống. + Ống dây có lõi thép. Đinh sắt không rơi xuống. C1: Khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây thì lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữa được từ tính. 2. Kết luận. (SGK/Tr 68). II. Nam châm điện. * Cấu tạo: Là 1 ống dây dẫn trong có lõi sắt non. C2: 1A - 22. Cho biết cường độ dđ chạy qua ống dây và điện trở của dây. C3: Nam châm b mạnh a, d mạnh hơn c, e mạnh hơn b và d. III. Vận dụng. C4: Mũi kéo đã nhiễm từ và trở thành nam châm. Thép làm bằng thép nên vẫn giữ được từ tính. C5: Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm. C6: Lợi thế của nam châm điện. - Tạo được nam châm cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng I. - Chỉ cần ngắt dđ qua ống dây là nam châm mất hết từ tính. - Có thể thay đổi chiều từ cực của nam châm bằng cách thay đổi chiều dđ. 4. Củng cố. - Hãy cho biết sự nhiễm từ của sắt và thép ? - Khái quát lại nội dung chính của bài học. 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập 25.1 25.4 (tr 31/SBT) - Đọc trước nội dung bài 26.

File đính kèm:

  • doctiet 29 su nhiem tu cua sat thep - nam cham dien.doc