Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 30: Ứng dụng của nam châm

Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loa điện, của rơle điện từ, của chuông báo động.

- Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.

 2. Kĩ năng: Giải thích được hoạt động của NC điện.

 3. Thái độ: Trung thực khi làm TN, yêu thích môn học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 30: Ứng dụng của nam châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2013 Ngày dạy: 27/11/2013 TIẾT 30: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loa điện, của rơle điện từ, của chuông báo động. - Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật. 2. Kĩ năng: Giải thích được hoạt động của NC điện. 3. Thái độ: Trung thực khi làm TN, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên cho các nhóm HS: - Nguồn điện, khoá, giá TN, biến trở, 5 đoạn dây nối. - Nam châm chữ U, cuộn ống dây 2. Chuẩn bị của HS: Đọc và nghiên cứu trước bài 26_SGK. III. Tiến trình giảng dạy 1. Kiểm tra bài cũ. - Hãy nêu cấu tạo của nam châm điện và cho biết muốn tăng lực từ của nam châm điện thì phải làm những gì ? 2. Giới thiệu bài mới 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Đặt vấn đề như trong SGK HS: Đọc SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động và cấu tạo của loa điện. GV: Yêu cầu hs quan sát hình 26.1 và cho biết dụng cụ TN gồm những gì ? Cách làm TN như thế nào? HS: Tìm hiểu cách làm TN. GV:Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm. HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV GV: Hướng dẫn hs nhận xét hiện tượng của TN và rút ra kết luận. HS: nhận xét GV: Y/c hs đọc thông tin trong SGK. HS: Đọc bài và quan sát hình 26.2. GV: ? Loa điện gồm những bộ phận nào? ? Chỉ ra các bộ phận của loa điện trên hình 26.2. HS: Trả lời và chỉ các bộ phận trên hình. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện. GV: Y/c hs đọc nội dung trong SGK. HS: Đọc bài. GV: Hướng dẫn hs quan sát hình 26.3. - Rơle điện từ là gì? chỉ ra các bộ phận chủ yếu của rơle. HS: Quan sát hình 26.3, trả lời GV: Yêu cầu hs trả lời C1. HS: Tìm hiểu và trả lời C1. Hoạt động 4: Tìm hiểu về chuông báo động. GV: Sử dụng tranh hình 26.4 để y/c hs chỉ ra các bộ phận của chuông báo động. HS: Quan sát, chỉ ra các bộ phận. GV: Yêu cầu hs tìm hiểu và trả lời C2. HS: Trả lời C2. GV: Hướng dẫn hs nhận xét nguyên tắc hoạt động của chuông điện trên hình 26.4. HS: Nhận xét. GV: Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ. HS: Đọc bài. Hoạt động 5: Vận dụng. GV: Y/c hs trả lời C3. HS: Trả lời. GV: Y/c hs quan sát hình 26.5 để trả lời C4. HS: Quan sát và trả lời. I. Loa điện. 1. Nguyên lý hoạt động của loa điện. a) Thí nghiệm. - Đóng công tắc, ống dây chuyển động. - Khi tăng giảm cường độ dđ ống dây dịch chuyển qua lại trong lòng nam châm. b) Kết luận. (SGK/Tr 70) 2. Cấu tạo của loa điện. * Cấu tạo: - ống dây L. - Nam châm E. - Màng loa M. II. Rơle điện từ. 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ. * Rơle điện từ là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. * Cấu tạo: - Nam châm điện. thanh sắt.. - Mạch điện 1 để cung cấp điện cho NC. - Mạch điện 2 để cung cấp điện cho đ/c M. C1: Mạch điện 1 có dđ chạy qua thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Động cơ M hoạt động. 2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động. C2: * Cấu tạo: Nguồn điện, chuông, NC chữ U, mạch điện 1,2 * Hoạt động: - Khi đóng cửa, chuông điện C không kêu. Vì mạch điện 2 hở. - Khi cửa hé ra thì chuông điện C sẽ kêu. Vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện N mất hết từ tính, miếng sắt S rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2. * Ghi nhớ: tr 62/SGK. III. Vận dụng. C3: Được. Vì nam châm sẽ hút các mạt sắt ra khỏi mắt bệnh nhân. C4: Khi dđ động cơ tăng quá mức thì lực từ của nam châm điện S sẽ mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo L. Thanh sắt S sẽ tách tiếp điểm 1, 2 ra làm mạch điện tự động ngắt. 4. Củng cố - Nêu cấu tạo và hoạt động của loa điện và rơ le điện từ. - Khái quát lại nội dung chính của bài học. 5. hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập 26.1 26.4 (tr 32/SBT) - Đọc trước nội dung bài 27.

File đính kèm:

  • doctiet 30 ung dung cua nam cham.doc