MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: -Biết được các bộ phận chính của máy biến thế là hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và lõi sắt.
-Biết được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
-Giải thích được vì sao máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay chiều.
*Về KN: -Vận dụng để giải một số bài tập đơn giản.
*Về TĐ: Có ý thứcthực hành tiết kiệm điện.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
16 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 41: Máy biến thế (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28-01 -2008 : Tiết 41 MÁY BIẾN THẾ
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: -Biết được các bộ phận chính của máy biến thế là hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và lõi sắt.
-Biết được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
-Giải thích được vì sao máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay chiều.
*Về KN: -Vận dụng để giải một số bài tập đơn giản.
*Về TĐ: Có ý thứcthực hành tiết kiệm điện.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs)
-Một máy biến thế nhỏ.-Một nguồn điện AC từ 0 – 12 V.-Một vôn kế AC từ 0 – 15 V.
HS: Ôn lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs
- Vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện ?
- Chọn biện pháp nào có lợi nhất để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện ? vì sao ?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Yêu cầu học sinh nhắc lại các dụng cụ điện trong nhà có hiệu điện thế bao nhiêu?
-Vậy phải làm gì để dùng được điện lấy từ đường dây tải điện cao thế? Đó là máy biến thế.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BBIẾN THẾ:
1. Cấu tạo:Gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được quấn chung trên một lõi sắt chung.
C1: Đèn sáng, vì khi có dđ xoay chiều trong cuộn dây sơ cấp, lõi sắt có từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây thứ cấp tăng giảm liên tục làm xuất hiện trong cuộn dây thứ cấp dđ xoay chiều, dđ này chạy qua đèn, làm đèn sáng.
C2: dòng điện xuất hiện trong cuộn dây thứ cấp là dđ xoay chiều, dđ xoay chiều phải do một HĐT xoay chiều gây ra, bởi vậy HĐT xuất hiện ở cuộn thứ cấp là HĐT xoay chiều.
II.TÁC DỤNG LÀM BIẾN ĐỔI HĐT CỦA MÁY BIẾN THẾ:
1.Quan sát:
C3: HĐT ở hai đầu mỗi cuộn dây của MBT tỉ lệ với số vòng dây tương ứng.
2.Kết luận: ( SGK)
III.LẮP ĐẶT MBT Ở HAI ĐẦU ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN.
Biến thế 1:tăng HĐT từ 25000V lên 500000V.
Biến thế 2:giảm HĐT từ 500000V xuống 11000V.
Biến thế 3:giảm HĐT từ 11000V xuống 380V.
Biến thế 4:giảm HĐT từ 11000V xuống 220V.
IV.VẬN DỤNG
C4:Cuộn 1 có 109 vòng, cuộn 2 có 54 vòng
* Hoạt động 1: Nhận biết cấu tạo của máy biến thế.
-Phát cho mỗi nhóm học sinh một máy biến thế và yêu cầu các em đối chiếu, so sánh với hình vẽ 37.1 trong SGK.
-Yêu cầu học sinh nhận biết được các bộ phận chính của máy
- Hs:Nhận dụng cụ và so sánh.
-Trả lời được các bộ phận chính của máy.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
Gọi một học sinh đọc câu hỏi C1.
-Yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng và thảo luận về dự đoán.
-Sau đó cho làm thí nghiệm bằng cách cho lấy điện vào cuộn sơ cấp của máy biến thế.
-Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và kiểm tra dự đoán.
-Kết luận lại câu C1 và cho học sinh ghi vào vở.
-Gọi học sinh đọc câu C2 và nêu ra cách làm thí nghiệm chứng tỏ dòng điện thu được ở cuộn thứ cấp cũng là dòng điện xoay chiều.
-Yêu cầu từ đó trả lời câu hỏi C2.
-Nhận xét và cho học sinh rút ra kết luận chung.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế.
-Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm như trong SGK, ghi các kết quả quan sát và đo đăïc được vào bảng số liệu.
-Từ bảng số liệu cho học sinh trả lời câu hỏi C3.
-Cho học sinh rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây của các cuộn sơ cấp và thứ cấp.( Hiệu điện thế tỉ lệ với số vòng dây)
-Cho học sinh phát biểu mối quan hệ đo bằng lời hoặc bằng công thức.
-Hs nêu kết luận
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cách lắp đặt máy biến thế.
Yêu cầu học sinh nhắc lại hai nhiệm vụ của máy biến thế.
-Nhìn vào hình 37. 2 SGK xác định nhiệm vụ của máy biến thế, ghi rõ máy tăng thế hay máy hạ thế, tỉ số các vòng dây.
* Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng
-Gọi học sinh đọc câu hỏi C4.
-Cá nhân học sinh tự độc lập làm việc trả lời.
-Nhận xét.
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời:
-Các bộ phận chính của máy biến thế, công dụng của máy biến thế
-Nêu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây của các cuộn sơ cấp và thứ cấp
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết”
Làm BT bài 37 SBTVL
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài38 SGK tìm hiểu nội dung bài thực hành, chuẩn bị mẫu BCTH như SGK.
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 28-01 -2008
Tiết : 42
THỰC HÀNH : VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN
VÀ MÁY BIẾN THẾ
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT:
+ Nhận biết loại máy ( nam châm quay hay cuộn dây quay ) các bộ phận chính của máy.
+ Cho máy hoạt động nhận biết hiệu quả tác dụng của dòng điện do máy phát ra không
phụ thuộc vào chiều quay .
+ Càng quay nhanh thì HĐT ở hai đầu cuộn dây của máy càng cao .
+ Nghiệm lại công thức của máy biến thế .
+ Tìm hiểu HĐT ở 2 đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở .
+ Tìm hiểu tác dụng của lõi sắt .
*Về KN: - Luyện tập vận hành máy phát điện xoay chiều ,
- Luyện tập vận hành máy biến thế :
*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) - 1 máy phát điện xoay chiều nhỏ
- 1 bóng đèn 3V có đế .
- 1 máy biến thế nhỏ các cuộn dây có ghi số vòng dây, lõi sắt có thể tháo lắp được .
- 1 nguồn điện xoay chiều 3V hoặc 6V .
- 6 sợi dây dẫn dài khoảng 30 cm .
- 1 vônkế xoay chiều 0 – 15V .
HS: chuẩn bị mẫu BCTH như SGK.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.CHUẨN BỊ
II.NỘI DUNG THỰC HÀNH
1.Vận hành máy phát điện xoay chiều đơn giản.
Sơ đồ TN:
C1:..lớn.
C2: thì đèn vẫn sáng, vôn kế vẫn hoạt động.
2.Vận hành máy biến thế.
Sơ đồ TN :
C3: HĐT hai đầu mỗi cuộn dây tỉ lệ với số vòng của mỗi cuộn.
III.BÁO CÁO THỰC HÀNH
* Họat động 1 : - ôn lại cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều và máy biến thế .
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của GV :
- Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện
- Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế
- Nêu mục đích bài thực hành , lưu ý HS tìm hiểu thêm 1 số tính chất của 2 loại máy chưa học trong bài học lý thuyết
* Hoạt động 2 : - Vận hành máy phát điện xoay chiều .
- Tìm hiểu thêm 1 số tính chất của máy phát điện xoay chiều .
- Aûnh hưởng của chiều quay của máy, tốc độ quay của máy đến HĐT ở đầu ra của máy .
- Phân phối máy phát điện xoay chiều và các phụ kiện cho các nhóm ( bóng đèn , dây dẫn , vônkế )
- Theo dõi các nhóm HS giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn .
- HS vận hành máy thu thập thông tin để trả lời C1 , C2 .
- Ghi kết quả vào báo cáo .
* Hoạt động 3 : Vận hành máy biến thế .
- Phân phối máy biến thế và các phụ kiện
( nguồn điện xoay chiều , vônkế xoay chiều , dây nối ) cho các nhóm .
- Hướng dẫn và kiểm tra việc lấy điện vào nguồn điện xoay chiều của từng nhóm trước khi cho HS sử dụng .
- Nhắc nhở HS chỉ được lấy điện xoay chiều từ máy biến thế ra với HĐT 3V và 6V ( HS lưu ý tuyệt đối không được lấy điện 220V ở trong phòng học ) .
- Tiến hành TN lần 1 .
- Tiến hành TN lần 2 .
- Tiến hành TN lần 3 .
* Hoạt động 4 : Cá nhân hoàn thành báo cáo và nộp bài cho GV
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố : Gv hướng dẫn Hs tự đánh giá kết quả bài thực hành
Nhận xét kết quả , thái độ học tập của Hs
Các nhóm làm vệ sinh nơi thực hành, thu dọn ,kiểm tra dụng cụ thực hành.
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Bài sắp học: Tự ôn tập các nội dung đã học trong chương 2 theo yêu cầu như bài tổng kết, trả lời các câu hỏi tự kiểm tra vào vở bài tập.
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 11-02-2008 : Tiết : 43
TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ĐIỆN TỪ HỌC
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm , từ trường , lực từ , động cơ điện , dòng điện cảm ứng , dòng điện xoay chiều , máy phát điện xoay chiều , máy bíen thế .
*Về KN: - Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào 1 số trường hợp cụ thể .
*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs)
HS: - HS trả lời các câu hỏi ở mục tự kiểm tra trong SGK .
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs,(tổ trưởng báo cáo)
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu cần đạt của tiết ôn tập
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA:
1lực từkim nam châm..
2. C
3tráiđường sức từngón tay giữangón cái choãi ra 90o
4. D
6cảm ứng xoay chiềusố đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
6.treo TNC bằng một sợi chỉ mềm ở chính giữa sao cho TNC nằm ngang,sau khi cân bằng đầu nào quay về hướng bắc thì đó là cực từ Bắc của TNC
7. quy tắc như SGK
8.Giống nhau: có hai bộ phận chính là nam châm và dây dẫn.
Khác nhau:một loại có stato là cuộn dây, loại kia là nam châm.
9.Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.
II.SO SÁNH LỰC TỪ CỦA NAM CHÂM VÀ LỰC TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP.
10. Đường sức từ có hướng từ trái sang phải.
Lực từ có chiều đi từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.
11a)Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
b) giảm đi 1002 = 10000 lần
c) Vận dụng công thức
U1/U2 =n1/ n2
suy ra U2=U1.n2/n1= ( 6V)
12.Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không biến đổi nên trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
13. trường hợp a. Khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng 0, do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
* Hoạt động 1 : Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra .
- Gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra. Gọi HS khác nhận xét và bổ sung .
* Hoạt động 2 : Hệ thống hoá một số kiến thức , so sánh lực từ của nam châm và lực từ của dòng điện trong 1 số trường hợp .
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:
- Nêu cách xác định hướng của lực từ do 1 thanh nam châm tác dụng lên cực bắc của 1 kim nam châm và lực điện từ của thanh nam châm đó tác dụng lên 1 dòng điện thẳng .
- So sánh lực từ do 1 nam châm vĩnh cửu với lực từ do 1 nam châm điện chạy bằng dòng điện xoay chiều tác dụng lên cực bắc của một kim nam châm .
- Nêu quy tắc tìm chiều của đường sức từ của nam châm vĩnh cửu và của nam châm điện chạy bằng dòng điện 1 chiều .
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời
* Hoạt động 3 : Luyện tập , vận dụng một số kiến thức cơ bản .
- Cho mỗi HS chuẩn bị các câu hỏi từ câu 10 đến câu 13 .
- Mỗi HS tự lực làm các câu hỏi .
Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: toàn bài
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Tự làm các bài tập còn lại trong SBT, trao đổi nhóm để chính xác hoá bài làm của mình.
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 40 SGK HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Làm TN ở nhà: bỏ một chiếc thìa vào ly nước trong, quan sát chiếc thìa, nêu hiịen tượng?
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn: 11-02 -2008
Bài : Tiết : 44
HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: -Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
-Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước và ngược lại.
-Phân biệt được hiện tượng khúc xạ với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
*Về KN: - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của tia sáng khi đi qua mặt phân cách giưũa hai môi trường gây nên.
*Về TĐ: Cẩn thận, nghiêm túc.Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs)
-Một bình thủy tinh hình hộp chữ nhật đựng nước. -Một miếng gỗ phẳng.
-Một nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp.
Đối với mỗi nhóm học sinh :
-Một bình thủy tinh hoặc nhựa trong. -Một bình chứa nước sạch. -Một ca múc nước.
-Một miếng gỗ phẳng. -3 chiếc đinh ghim.
HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 40 SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
1.Quan sát:
2.Kết luận: (SGK)
3.Một vài khái niệm: ( SGK)
4.Thí nghiệm: H40.2
C1:Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
C2:phương án TN:thay đổi hướng tia tới, quan sát sự thay đổi của tia khúc xạ, đo độ lớn góc tới và góc khúc xạ
5.Kết luận: (SGK)
C3:(hình vẽ trên)
II.SỰ KHÚC XẠ CỦA TIA SÁNG KHI TRUYỀN TỪ NƯỚC SANG KHÔNG KHÍ.
1.Dự đoán:
Phương án TN kiểm tra:Chiếu tia sáng từ nước ra không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở đáy bình.
2.TN kiểm tra: (SGK)
C5: Mắt chỉ nhìn thấy A khi không bị B,C che khuất, như vậy A,B,C là đường truyền của tia sắng đi từ A đến mắt
C6: Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
III.VẬN DỤNG.
C7:
C8:Tia sáng từ đầu đũa bị khúc xạ nên không truyền đến mắt, do đó ta không nhìn thấy.
* Hoạt động1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước.
-Cho học sinh quan sát hình 40.2 SGK để nhận xét đặt điểm đường truyền của tia sáng.
-Có thể kết hợp nêu các câu hỏi ôn tập kiến thức đã học ở lớp 7.
-Thông báo về hiện tượng khúc xạ ánh sáng cho học sinh biết.
-Yều cầu học sinh đọc các khái niệm về tia tới, tia khúc xạ, góc khúc xạ, góc tới, mặt phẳng tới.
-Gọi một học sinh đọc thí nghiệm, giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát.
-Gọi học sinh đọc câu hỏi C1, C2.
-Yêu cầu trả lời và rút ra kết luận.
-Nhận xét.
-Quan sát đưa ra nhận xét.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ nước sang không khí.
-Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi C3, dự đoán trong trường hợp sánh sáng từ nước sang không khí có còn đúng hay không? Đề xuất phương án làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
-Phân tích các phương án thí nghiệm học sinh đưa ra và chọn phương án đúng nhất để cho cả lớp làm. Có thể làm theo SGK.
-Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi C4, C5.
-Nhận xét.
-Hướng dẫn học sinh so sánh độ lớn góc khúc xạ so với góc tới trong trường hợp ánh sáng từ nước sang không khí và ngược lại.
-Yêu cầu học sinh ghi kết luận.
-Đọc câu hỏi và dự đoán. Cả lớp thảo luận đề xuất phương án thí nghiệm
* Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố và ra bài tập về nhà.
-Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi C6, C7.
-Suy nghĩ tự trả lời. Các học sinh khác nhận xét.
C7:-Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị hắt trở lại, góc phản xạ bằng góc tới.
-Hiện tượng khúc xạ ánh sánh:Tia tới truyền qua hai môi trường nhưng bị gãy khúc tại mặt phân cách, góc khúc xạ không bằng góc tới.
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài,
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết”
Làm BT bài 40 SBTVL
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 41 SGK . Khi thay đổi góc tới thì góc khúc xạ thay đổi như thế nào? Cách tiến hành thí nghiệm?
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 18 -02 -2008 : Tiết 45
BÀI 41 QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: - Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm .
- Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ .
*Về KN:làm được TN như yêu cầu, biết cách quan sát tia khúc xạ.
*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) - 1 miếng gỗ phẳng .
- 1 tờ giấy có vòng tròn chia độ hoặc thước đo độ . - 3 chiếc đinh ghim .
- 1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt , mặt phẳng đi qua đường kính
được dán giấy kín chỉ để 1 khe hở tại tâm I của miếng thuỷ tinh ( hoặc nhựa ) .
HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 41 SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs-
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Nêu kết luận về sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại ?
- Khi góc tới tăng góc khúc xạ có thay đổi không ?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong bài trước, chúng ta đã biết góc tới và góc khúc xạ không bằng nhau. Vậy khi tăng hoặc giảm góc tới thì góc khucs xạ thay đổi như thế nào?
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ
SUNG
I.SỰ THAY ĐỔI GÓC KHÚC XẠ THEO GÓC TỚI
1.Thí nghiệm: H41.1Sgk
C1 Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thuỷ tinh,ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thuỷ tinh. Điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thuỷ tinh rồi đến mắt .Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A’ có nghĩa là A’ đã che khuất I vàA , do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt.Vậy đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A đến mắt .
C2 Tia sáng đi từ không khí vào thuỷ tinh (hoặc nhựa trong suốt ), bị khuất xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thuỷ tinh. AI là tia tới, IA’ là tia khúc xa , góc NIA là góc tới, góc N’IA’ là góc khúc xạ.
2.Kết luận: (Sgk)
3.Mở rộng: (Sgk)
II.VẬN DỤNG
C3 Hình
Nối B với M cắt PQ tại I
Nối I với A ta có đường truyền của tia sáng từ A đến mắt .
C4. IG là đường biểu diễn tia khúc xạ của tia tới SI.
( H41.3 Sgk)
* Hoạt động 1 : Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới .
- HS trả lời câu hỏi KTM
* Hoạt động 2 : Nhận biết sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới .
Hs đọc TN Sgk, thực hiện TN theo nhóm
- Các nhóm bố trí TN như hình 41.1 SGK và tiến hành TN
- Yêu cầu HS đặt khe hở I của miếng thuỷ tinh đúng tâm của tấm tròn chia độ.
- Yêu cầu các nhóm xác định vị trí cần có của đinh ghim A/ .
- Các nhóm trả lời C1 .
- GV đặt câu hỏi : Khi nào mắt ta nhìn thấy ảnh của đinh ghim A qua miếng thuỷ tinh ?
- Khi mắt ta chỉ nhìn thấy đinh ghim A/ chứng tỏ điều gì ?
- Yêu cầu HS trả lời C2 .
- Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh, góc khúc xạ và góc tới quan hệ với nhau như thế nào ?
- HS rút ra kết luận .
* Hoạt động 3 : Củng cố và vâïn dụng .
- Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn , lỏng khác nhau thì góc khúc xạ và góc tới có quan hệ với nhau như thế nào ?
- Yêu cầu HS trả lời C3 . Gợi ý :
+ Mắt chỉ nhìn thấy A hay B ? từ đó vẽ đường truyền của tia sáng trong không khí tới mắt ?
+ Xác định điểm tới và vẽ đường truyền của tia sáng từ A tới mặt phân cách .
- Yêu cầu HS trả lời C4
- HS trả lời câu hỏi của GV .
- HS làm C3 và C4 .
Gv hướng dẫn thảo luận chung để chính xác hoá các câu trả lời.
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời:
a) trường hợp nào góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới?
b)góc khúc xạ thay đổi như thế nào khi thay đổi góc tới?
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết”
Làm BT bài41 SBTVL
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 42 SGK.Kính lão có phải là thấu kính hội tụ?đặc điểm nào giúp ta xác định khấu kính hội tụ?
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 18-02 -2008 : Tiết 46
THẤU KÍNH HỘI TỤ
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: Nhận dạng được thấu kính hội tụ .
- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ .
*Về KN: Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về TKHT và giải thích 1 vài
hiện tượng thường gặp trong thực tế .
*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) - 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12 cm
- 1 giá quang học
- 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng
- 1 nguồn sáng phát ra chùm ba tia sáng song song .
HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 42 SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: GV vẽ tia tới trong 2 trường hợp , -Yêu cầu HS lên bảng vẽ tiếp .
+ Tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh .
+ Tia sáng truyền từ nước sang không khí .
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Hs đọc tình huống nêu như Sgk. Gv: thế nào là thấu kính hội tụ? Thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
1.Thí nghiệm:
C1 Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ .
C2 HS quan sát hình 42.2 SGK để trả lời.
2.hình dạng của thấu kính hội tụ:
C3 Phân rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa .
II.TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
1.Trục chính:
C4 Trong ba tia sáng tới thấu kính , tia ở giữa truyền thẳng , không bị đổi hướng .Có thể dùng thước thẳng kiểm tra đường truyền của tia sáng đó.
2.Quang tâm: (Sgk)
3.Tiêu điểm:
C5 Điểm hội tụ F của chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính ,nằm trên trục chính.
C6 Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ tại một điểm trên trục chính (điểm F).
4.Tiêu cự: (Sgk)
III.VẬN DỤNG
C7:
C8: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phân rìa mỏng hơn phần ở giữa.Nếu chiếu một chùm tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
* Hoạt động 1 : Nhận biết đặc điểm của thấu kính hôïi tụ .
- Hướng dẫn HS tiến hành TN .
- HS tiến hành TN theo nhóm như hình 42.2 SGK .
- Yêu cầu HS quan sát TN và trả lời câu hỏi :
+ Kích thước vết sáng trên màn thay đổi thế nào ?
+ Dự đoán ch
File đính kèm:
- L41-48.doc