Mục tiêu
1. Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm
2. Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK+bảng phụ ghi bài tập và KL
HS: mỗi nhóm: 1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt, mặt phẳng đi qua đường kính được dán giấy kín chỉ để 1 khe hở nhỏ tại tâm I của miếng thuỷ tinh ( hoặc nhựa)
- 1 miếng gỗ phẳng
- 1 tờ giấy có vòng tròn chia độ hoặc thước đo độ.
49 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 45: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn
Giảng9A:
9B:
9C:
Tiết 45: Quan hệ giữa góc tới
và góc khúc xạ
A. Mục tiêu
1. Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm
2. Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK+bảng phụ ghi bài tập và KL
HS: mỗi nhóm: 1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt, mặt phẳng đi qua đường kính được dán giấy kín chỉ để 1 khe hở nhỏ tại tâm I của miếng thuỷ tinh ( hoặc nhựa)
- 1 miếng gỗ phẳng
- 1 tờ giấy có vòng tròn chia độ hoặc thước đo độ.
- 3 chiếc đinh ghim.
C. Các hoạt động của GV và HS
1. Kiểm tra:
Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không khí và tia sáng đi từ không khí sang nước
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới
HS: Nghiên cứu mục đích TN
- Nêu phương pháp nghiên cứu
- Nêu bố trí TN
- Phương pháp che khuất là gì?
GV: Em hãy giải thích tại sao mắt chỉ nhìn thấy đinh A’ mà không nhìn thấy I’ ( mà không nhìn thấy đinh I, đinh A) hoặc không có đinh A mặc dù không có đinh I
HS: ánh sáng từ A -> truyền tới I bị I chắn truyền tới A’ bị đinh A che khuất.
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu C4
GV: Em hãy nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh, chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ
GV: gọi HS đọc nội dung kết luận và ghi vào vở
GV: hỏi: ánh sáng đi từ môi trường không khí sang theo quy luật này hay không?
Hoạt động 2: Vận dụng
GV: mắt nhìn thấy ảnh của viên sỏi là do ánh sáng sỏi truyền đến mắt, vậy em hãy vẽ đường truyền tia sáng đó
GV: hướng dẫn HS ánh sáng truyền từ A -> M có truyền thẳng không? vì sao?
HS: đọc nội dung ghi nhớ SGK
I. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới
1. thí nghiệm
cắm đinh A
- góc AIM = 600
- cắm đinh tại I
- Cắm đinh tại A’ sao cho mắt chỉ nhìn thấy đinh A’
C1: Đặt mặt ở phía cạnh cong của miếng thuỷ tinh ( hoặc nhựa trong suốt) ta thấy chỉ có 1 vị trí được
ảnh của đinh ghim A qua miếng thuỷ tinh, điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra truyền đến khe hở I vào miếng thuỷ tinh rồi đến mắt, khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A’ có nghĩa là A’ đã che khuất I và do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt, vậy đường nối tại vị trí A,I,A’ là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.
C2: Tia sáng đi từ không khí vào thuỷ tinh ( hoặc nhựa trong suốt) bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thuỷ tinh, AI là tia tới, IA’ là tia khúc xạ óc NIA là góc tới, góc N’IA’ là góc khúc xạ
kết quả đi
góc tới i
góc khúc xạ r
lần đo
1
600
300
2
450
22,50
3
300
150
4
00
00
2. Kết luận: SGK
3. Mở rộng
ánh sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường nước đều tuân thao quy luật này
góc tới giảm -> góc khúc xạ giảm
- góc khúc xạ < góc tới
- góc tới = 0 -> góc khúc xạ = 0
II. Vận dụng
C3:
C4: IG là đường biểu tia khúc xạ của tia tới SI
* ghi nhớ: SGK
3.củngcố:
Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ và góc tới có quan hệ với nhau NTN?
4.huớng dẫn học ở nhà
Học bài và làm BT 40.41.1 (SBT )
Soạn:
Giảng:9a:
9b:
9c
Tiết 46: Thấu kính hội tụ
A. Mục tiêu
- Nhận dạng được thấu kính hội tụ
- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm, tia // với trucvj chính) qua thấu kính hội tụ
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn ginả về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng trường gặp trong thực tế
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGKbảng phụ ghi kết luận
HS: Mỗi nhóm HS
- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 10- 12cm, 1 giá quang học
- 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng
- 1 nguồn sáng phát ra gồm 3 tia sáng //
C. Các hoạt động trên lớp
1.Kiểm tra
hãy nêu quan hệ giữa góc tới và khúc xạ
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: đặc điểm của thấu kính hội tụ
HS: nghiên cứu tài liệu và bố trí tiến hành TN
GV: Hướng dẫn HS bố trí sao cho các dụng cụ để đúng vị trí
HS: đọc thông báo và GV mô tả thông báo của HS
HS: hoạt động nhóm câu C3
GV: gọi HS đọc phần tin trong SGK
GV: hướng dẫn cách biểu diễn thấu kính hội tụ
Hoạt động 2: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ
HS: đọc tài liệu, và làm TN H2.2 và tìm trục chính.
HS: đọc thông tin trong SGK
GV: cho HS đọc tài liệu cho biết quang tâm là điểm nào?
HS: Quan sát TN và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia nào?
GV: Mỗi thấu kính hội tụ có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính
Hoạt động 3: vận dụng
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu C7, C8
HS: Đọc nội dung ghi nhớ SGK
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ
1. Thí nghiệm
C1: chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ
C2:
SI là tia tới
IK là tia ló
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ
C3: phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa.
+ Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt
- Phần rìa mỏng hơn phần giữa
- Qui ước vẽ và kí hiệu
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ
1. Trục chính
C4:Trong 3 tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng, có thể dùng thước thẳng kiểm tra đường truyền của tia sáng đó
+ Tia sáng tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có tia truyền thẳng không đổi hướngtrùng với đường thẳnggọi là trục chính đen ta
2. Quang tâm
Trục chính cắt thấu kính hội tụ tại điểm 0, điểm 0 là quang tâm
- Tia sáng đi qua quang tâm đi thẳng không đổi hướng
3. Tiêu điểm
C5: Điểm hội tụ F của chùm tia tới // với trục chính của thấu kính nằm trên trục chính
C6: Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ tại 1 điểm trên trục chính ( điểm F)
* Mỗi thấu kính hội tụ có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính
4. Tiêu cự: là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm OF = OF’ =f
III. Vận dụng
C7:
* Ghi nhớ: sgk
4. Củng cố
- Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ
- Cho biết đặc điểm đường truyền của 1 số tia qua thấu kiính hội tụ
5. hướng dẫn học ở nhà
+ Làm BT
+ Học thuộc phần kết luận
+ Làm BT 42.1; 42.3 (SBT )
Soạn
Giảng
Tiết 47: ảnh của một vật tạo
bởi thấu kính hội tụ
A. Mục tiêu
Nêu được trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của 1 vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này
- Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo cảu 1 vật qua TKHT.
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: 1 đĩa CD có bài TKHT
HS: 1 thấu kính có tiêu cự khoảng 12cm
1 giá quang học
1 cây nến cao khoảng 5cm
1 màn để hứng
1 bao diêm
C. Các hoạt động trên lớp
1.Kiểm tra
- Hãy nêu đặc điểm các tia sáng qua TKHT
- Hãy nêu cách nhận biết TKHT
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ
HS: Nghiên cứu bố trí TN hình 43.2 sau đó bố trí như hình vẽ
GV: Kiểm tra và thông báo cho HS biết tiêu cự của TK f = 12cm
yêu cầu HS làm câu C1, C2, C3 rồi ghi kết quả vào bảng
HS: dịch chuyển màu để quan sát ảnh
HS: hoạt động nhóm và cử 1 bạn trong nhóm lên ghi kết quả cảu nhóm mình
Hoạt động 2: dựng ảnh của vật tạo bởi TKHT
hỏi: ảnh được tạo bởi TKHT như thế nào?
GV: yêu cầu HS lên bảng vẽ
GV: quan sát HS vẽ và uốn nắn
HS: nhận xét hình vẽ của bạn
GV: yêu cầu HS dựng ảnh d >2f
HS dựng ảnh d<f
GV: Khi vật được đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật hay ảnh ảo
GV: khắc sâu lại cách dựng ảnh
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: gọi HS lên bảng thực hiện cau C6
tam giác A’B’F’~tam giác Dì’
=> A’B’/OI = ò’/A’F’ => 1/f = 1/d + 1/d’ => d’ = df/d-f= 36-12/36-13 = 18cm
HS: đọc nội dung ghi nhớ SGK
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
1.Thí nghiệm
a. Đặt vật ở ngoài khoảng tiêu cự
C1: ảnh thật ngược chiều với vật
C2: dịch vật vào gần thấu kính hơn vẫn thu được ảnh của vật ở trên màn đó là ảnh thật ,ngược chiều với vật
b. Đặt vật trong khoảng tiêu cự
C3: đặt vật trong khoảng tiêu cự màn ở sát thấu kính .Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính ,không hứng được ảnh ở trên màn .Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló ,ta quan sát thấy ảnh cùng chiều ,lớn hơn vật ,đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn
2. Hãy ghi các nhận xét ở trên vào bảng 1
Bảng 1
KQ quan sát
K/C từ vật đến thấu kính
đặc điểm của ảnh
thật hay cùng
chiều
ảo
+ Khi vật được đặt ngoài khoảng tiêu cự ảnh thật ngược chiều với vật
+ Khi vật được đặt trong
Khoảng tiêu cự, ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật
II. Vận dụng
C6: trên hình 43.2 xét 2 cặp tam giác đồng dạng
Tam giác: ABF đồng dạng với tam giác Oà tam giác A’B’F’~tam giác
=> h’ = 0,5cm, OA’ = 18cm
hình 43.3 xét 2 cặp tam giác đồng dạng tam giác OB’F’~tám giác BB’I
tam giác OAB ~ tam giácOA’B’
=> h’ =3cm, OA’ =24c,
4. Củng cố
- Hãy nêu đặc điểm của ảnh cảu một vật tạo bởi TKHT
- Hãy nêu cách dựng ảnh?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2)
Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài
Làm bài 43.4 -> 43.6 SBT
Soạn
Giảng
Tiết 48: Thấu kính phân kỳ
A. Mục tiêu
- Nhân dạng được thấu kính phân kỳ
- Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt tia tới đi qua quang tâm và // với trục chính) qua TKHT
- Vận dụng KT đã học để giải thích 1 vài hiện tượng đã học trong thực tiễn
B. Chuẩn bi của GV và HS
GV bảng phụ ghi phần KL
HS: 1 TKHT có iêu cự 12cm
1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng //
1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng
C. Các hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra Đối với TKHT thì khi nào ta thu được ảnh thật, khi nào ta thu được ảnh ảo của vật
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của thấu kính phân kỳ
GV: Đưa ra cho HS 2 loại TK yêu cầu HS tìm thấy 2 loại TK này có đặc điểm gì?
HS: Hoạt động nhóm câu C2
HS: Tự bố trí TN
Gọi các nhóm lên báo cáo KQ nếu KQ nhóm nào chưa đatj GV hướng dẫn HS bố trí lại TN sao cho các màn hứng phải hứng được các tia sáng
HS: đọc phần thông tin trong sgk
Hoạt động 2: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK
HS: hoạt động theo nhóm câu C4
GV: Yêu cầu HS đánh dấu 3 tia sáng
HS: đọc tài liệu và trả lời quang tâm là gì?
GV: Mỗi thấu kính phân kì có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về 2 phía của thấu kính cắt đều quang tâm 0
HS: đọc tài liệu và trả lời
Hoạt động 3: Vận dụng
HS: lên bảng vẽ câu C7
GV: Hình 42.5
tia ló của tia tới 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F
- Tia ló của tia tới 2 qua quang tâm, truyền thẳng không đổi hướng
I. Đặc điểm của thấu kính phân kỳ
1. Quan sát và tìm cách nhận biết
C1: Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa so với độ dày phần giữa của TK nếu TKcó phần rìa mỏng hơn thì đó là TKHT
- Đưa TK lại gần dòng chữ trên trang sách nếu nhìn qua TK thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ đó khi nhìn tựa tiếp thì đó là thấu kính hội tụ
- Dùng thấu kính hứng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa lên màn hứng, nếu chùm sáng đó hội tụ trên màn thì đó là thấu kính hội tụ
C2: Thấu kính phân kỳ có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa, ngược hẳn với thấu kính hội tụ
2. Thí nghiệm
C3: Chùm tia ló loe rộng ra
kí hiệu TKPK
III. Trục chính, quang tâm , tiêu điểm, tiêu cự của TKPK
1. trục chính
C4: Tia ở giữa khi qua quang tâm của TKPK tiếp tục truyền thẳng không bị đổi hướng có thể dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán đó.
2. Quang tâm
- Trục chính cắt TK tại 0, 0 là quang tâm tiếp tục truyền thẳng
3. Tiêu điểm:
C5: nếu có dài chùm tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại 1 điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới
C6:
4. tiêu cự:
Tiêu cự là khoảng cách giữa quang tâm đến tiêu điểm OF = OF’= f
III. Vận dụng:
C7:
C8: Phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần giữa
- đặt thấu kính này gần dòng chữ, nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó
* Ghi nhớ: SGK
3 Củng cố
- Thế nào là quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu cự
4. Hướng dẫn học ở nhà
Trả lời nốt câu C9
Học phần ghi nhớ
BT 44,45
Soạn
Giảng
Tiết 49: ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
A. Mục tiêu
- Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi TKPK luôn là ảnh ảo;
- Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của 1 vật tạo bởi TKPK
- Phân biệt được những ảnh ảo do được tạo bởi TKPK và TKHT
- Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của 1 vật tạo bởi TKPK
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: Bảng phụ ghi nội dung của ghi nhớ
HS: TKPK có f = 12cm
1 giá quang học
1 cây nến
1 màn để hứng ảnh
C. Các hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra :
Hãy nêu T/C của đặc điểm tia sáng qua TKPK mà em đã học biểu diễn trên hình vẽ các tia sáng đó.
2.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
GV: yêu cầu HS bố trí TN như hình vẽ
HS: 2 em lên trình bày TN và trả lời C1
HS: trả lời câu C2 ( thảo luận nhóm)
Hoạt động 2: Cách dựng ảnh
HS: trả lời câu C3, yêu cầu HS phải tóm tắt được đề bài
GV: dựa vào tia đi // với trục chính và tia đi qua quang tâm của thấu kính phân kì để dựng ảnh của vật AB
GV: khi dịch AB ra xa hoặc gần thì hướng của tia ló IK ntn?
ảnh B’ là giao điểm của tia nào
HS:
Hoạt động 3: độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính
GV: gọi HS lên bảng vẽ hình
GV: ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì lớn hơn hay nhỏ hơn vật
Hoạt động 4: Vận dụng
HS: hoạt động nhóm để trả lời câu C6
GV: em hãy nêu cách nhận biết một thấu kính là hội tụ hay phân kì
HS: đọc phần ghi nhớ
I. Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
C1: Đặt vật ở 1 vị trí bất kì trước thấu kính phân kỳ, đặt màn hứng ở sát thấu kính phân kỳ, từ từ đưa màn ra thấu kính và quan sát xem có ảnh trên màn hay không, thay đổi vị trí của vật và cùng làm tương tự, ta vẫn được kết quả như trên
C2: Muốn quan sát được ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì ta đặt mặt trên đường truyền của chùm tia ló, ảnh của1 vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo cùng chiều với vật
II. Cách dựng ảnh
C3: Muốn sử dụng ảnh của 1 vật AB ta làm như sau
- Dựng ảnh B’ của điểm B qua thấu kính ảnh này là điểm đồng qui khi kéo dài chùm tia ló.
Từ B’ hạ vuông góc với trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại A’, A’ là ảnh của điểm A
A’B’ là ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì.
C4: Khi tịnh tiến AB luôn vuông góc với chục chính thì tại mọi vị trí tia BI là không đổi cho tia ló IK cũng không đổi do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI, chính vì vậy A’B’ luôn ở trong khoảng tiêu cự
H
III. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính
C5: đặt vật AB trong khoảng tiêu cự
+ ảnh của vật AB lớn hơn vật
( hội tụ)
ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật
H
IV. Vận dụng
C6:
Giống nhau: cùng chiều với vật
Khác nhau: đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật
+ Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật
- cách nhận biết: đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách, nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là TKHT, ngược lại nếu nhìn thấy hành ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với nhìn trực tiếp thì đó là TKPK
* Ghi nhớ:(SGK)
3. Củng cố:
- Nêu lại đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì
- Cách dựng ảnh
4. Hướng dẫn học ở nhà
Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập : C7-sgk
- Chuẩn bị báo cáo thực hành
Trả lời câu hỏi: a,b,c,d làm trứơc ở nh
Soạn
Giảng:
Tiết 50: Thực hành
Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
A. Mục tiêu
- Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của TKHT
- Đo tiêu cự của TKHT theo phương pháp nêu trên
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: sgk + giáo án
HS: 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo
1 vật sáng có chữ L hoặc chữ F khoét trên màn chắn sáng 1 đèn hoặc ngọn nến
-1 màn hứng nhỏ ( màu trắng) 1 giá quang học, có thước đo
C. Các hoạt động trên lớp
1 Kiểm tra:
Kiểm tra báo cáo thực hành của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
GV: Kiểm tra báo cáo thực hành của HS
mỗi nhóm kiểm tra một bản - GV sửa những chỗ còn thiếu sót, trong cách dựng hình
GV yêu cầu HS trả lời câu c
HS nêu công thức tính f
GV: Em hãy tóm tắt cách tiến hành đo tiêu cự của thấu kính theo phương pháp này
Hoạt động 2: Tiến hành thực hành
GV: Y/C HS làm theo các bước TN
GV: theo dõi quá trình thực hiện TN của HS , giúp các nhóm HS yếu
HS: Tiến hành thực hành theo nhóm -> ghi kết quả vào bảng
:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
a. Dựng ảnh của một vật cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng 2f
Câu c: d=2f=> ảnh thật, ngược chiều với vật h’=h
d’=d=2f
+ d+d’=4f
f=d+d’/4
b. CM khi đó vật và ảnh có kích thước bằng nhau k/c từvật và từ ảnh tới thấu kính bằng nhau
Ta có: BI= AO=2f=2OF, nên OF
là đường TB của tam giác B’BI, từ đó suy ra OB=OB’ và tam giácAOB =tam giác A’B’O
C. đặt thấu kính ở giữa giá
quang học , rồi đặt vật và màn ảnh sát gần và cách đều thấu kính
dịch vật và màn ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho tới khi thu được ảnh của vật rõ nét trên màn và ảnh có kích thước bằng vật
Đo khoảng cách L từ vật tới màn và tính tiêu cự
f=L/4=d+d’/4
2. Tiến hành thực hành
b1: Đo chiều cao của vật h=............
b2 :dịch chuyển màn và vật ra xa thấu kính K/C bằng nhau -> dùng khi thu được ảnh rõ nét
b3 : kiểm tra d=d’
h=h’
b4: f=d+d’/4=1/4
f=f1+f2+f3+f4/4(mm)
4. Củng cố:
GV:Nhận xét :
- Kỉ luật khi tiến hành TN
- Kĩ năng thực hành của các nhóm
- Đánh giá chung và thu báo cáo
- Dựa vào cách dựng ảnh của vật qua thấu kính hội tụ CM như bài tập ,đo được đại lượng nào -> tìm ra công thức tính f
5.Hướng dẫn học ở nhà :
Đọc trước bài sự tạo thành ảnh trên phim trong máy ảnh
Soạn
Giảng
Tiết 51:sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh
A. Mục tiêu:
- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối
- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh
- dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh
B. Chuẩn bị của GVvà HS
GV: SGK+bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ
HS: Một máy ảnh bình thường , mô hình máy ảnh
C. Các hoạt động trên lớp :
1. Kiểm tra:
Vật đặt ở vị trí nào thì thấu kính hội tụ tạo được ảnh hứng trên màn độ lớn của vật không đổi , độ lớn của ảnh phụ thuộc vào yếu tố nào?
2 Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Cấu tạo của máy ảnh
GV: yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi
- Bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì?
- Vật kính là gì ? vì sao ?
Hoạt động 2:ảnh của một vật trên phim
HS: Đọc và trả l;ời câu C1
GV: Hiện tượng nào em quan sát được chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính
HS: thực hiện câu C3
HS: Hoạt động nhóm câu C4:
GV: Y/CHS tự rút ra kết luận ảnh của vật đặt trước máy ảnh có đặc điểm gì?
Hoạt động 3: Vận dụng
I. Cấu tạo của máy ảnh
- Gồm 2bộ phận quan trọng là vật kính và buồng tối
II. ảnh của một vật trên phim
1. Trả lời các câu hỏi
C1: ảnh của một vật trên phim là ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
C2: Hiện tượng thu được ảnh thật (ảnh trên phim)của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ
2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh
C3:
C4: Tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là:
tam giác ABO ~ tam giác A’B’O
3. Kết luận:
ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
III. Vận dụng
C6: h = 1,6
d= 3cm
d’ = 6m
h’ = ?
áp dụng CT:
thay số:
ảnh của người ấy trên phim cao 3,2cm
4. Củng cố
- Nêu cấu tạo của máy ảnh
- ảnh của vật đặt trước máy ảnh có đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học theo vở ghi và làm BT 47.1 -> 47.3 (SBT)
Soạn
Giảng
Tiết 52: ôn tập
A. Mục tiêu:
Củng có cho HS kiến thức đã học, rèn luyện cho HS tính tư duy, vận dụng kiến thức đã học để giải một số BT quang học.
B. Chuẩn bị của GV và HS
GV: Giao án
HS: Kiến thức đã học
C. Các hoạt động trên lớp
1. Kiểm tra: không
2.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Lí thuyết
1. Thế nào được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
2. Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ ntn? với góc tới
3. Nêu 2 đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ
4. Thấu kính phân kì thường dùng có đặc điểm gì?
Hoạt động 2: Bài tập
Bài tập : 1 vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 20cm, thấu kính có tiêu cự 20cm.
a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho
Bài 2: Một người đứng ngắm 1 cái cửa cách xa 5m, cửa cao 2m, tính độ cao của ảnh cái cửa trên màng lưới của mắt, coi thể thuỷ tinh như 1 thấu kính hội tụ, cách màng lưới 2cm
GV: hướng dẫn HS cách giải BT
I. Lí thuyết
- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
2.
- Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
3. đặc điểm thứ nhất
- Thấu kính hội tụ có tác dụng hội tụ chùm tia tới // tại 1 điểm, hoặc thấu kính hội tụ cho ảnh thật của 1 vật ở rất xa tại tiêu điểm của nó.
- Đặc điểm thứ 2: thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
4. Thấu kính phân kỳ thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa
II.Bài tập
a.
b. A’B’ là ảnh ảo
c. Vì đặc điểm A trùng với đặc điểm F, nên BO và AI là 2 đường chéo của HCN BAOI A’B’ là đường TB. của tam giác ABO
Ta có : OA’ = 1/2OA = 10cm
Bài 2:
Gọi OA là khoảng cách từ mắt đến cửa (OA =5cm)
= 500cm)
OA’ là k/c từ thể thuỷ tinh đến màng lưới (OA’ = 2cm) AB là cái cửa ( AB = 2m = 200cm)
A’B’ là ảnh của cái cửa trên màng lưới
Ta có: hay
ảnh cao 0,8cm
4. Củng cố
Củng cố lại các dạng BT đã chữa
5. Hướng dẫn học ở nhà
ôn tập giờ sau KT 1 tiết
Soạn :
giảng:
Tiết 53 Kiểm tra
A. Mục tiêu
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS qua chương
- HS biết vận dụng tốt kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra
-Nhận biết được một thấu là TKHT , là TKPK
-Nhân biết được các hiện tương khúc xạ ánh sáng
- Mức độ yêu cầu của tiết kiểm tra.
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Dòng điện xoay chiều
Trong cuận dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi nào
Nắm được các dụng cụ đo
ứng dụng của dòng điện xoay chiều
Biết tính toán ,so sánh khi nào là máy tăng thế ,khi nào là máy hạ thế
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì
Biêt so sánh góc tới và góc khúc xạ
Biêt cách vẽ tia khúc xạ
Thấu kính
1thấu kính là thấu kính hội tụ ,1 thấu kính là thấu kính phân kỳ
ứng dụng của thấu kính
Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
-Tính được chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
*. Thiết lập ma trận hai chiều
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Chủ đề
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Dòng điện xoay chiều
2
1
1
0,5
1
2
4
3,5
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
1
0,5
1
0,5
1
1
3
2
Thấu kính
1
0,5
1
1
1
3
3
4,5
Tổng
5
3
3
3
2
4
10
10
B. Chuẩn bị của thầy và trò
GV: ra đề + đáp án kiểm tra
HS: Ôn tập kiến t
C.. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra : Không
2 Phát đề : (phát đề cho học sinh)
Đề bài
A. Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng
Câu1:. Trên mặt dụng cụ đo có ghi ký hiệu (A) dụng cụ này đo đại dương nào sau đây:
A. Đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
B. Đo hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều.
C. Đo cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.
D. Đo cường độ dòng điện của dòng điện 1 chiều.
Câu2: Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt, dùng cách nào trong các cách sau đây có lợi hơn? chọn câu trả lời đúng.
A. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên 2 lần.
B. Tăng tiết diện của dây dẫn lên 2 lần.
C. Giảm chiều dài dây dẫn lên 2 lần.
D. Giảm hiệu điện thế 2 lần.
Câu3:. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là:
A. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
B. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Hiện tượng tia sáng truyền thẳng từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
D. Hiện tượng ánh sáng truyền theo 1 đường cong, từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Câu4: Khi tia truyền từ không khí vào nước gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn đúng?
A. i > r B. i < r
C. i = r D. i = 2r
Câu5: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì ?
A. ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu6: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào?
A. Luôn luôn không đổi. B. Luôn luôn giảm.
C. Luôn luôn tăng. D. Luôn phiên tăng giảm.
B. Trắc nghiệm tự luận
Bài 1: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp, một hiệu điện thế xoay chiều 220v thì ở 2 đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế bao nhiêu ?
Máy này là máy tăng thế hay hạ thế?
Bài 3:.Vật sáng AB có độ cao 2cm đặt vuông góc
File đính kèm:
- Giao an Vat Li 9 ki II.doc