kiến thức - Nhận dạng được TKPK
- Vẽ được đường truyền 2 tia sáng đặc biệt
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.
b, Kỷ năng -Biết tiến hành thí nghiệm từ đó rút ra được đặc điểm của TKPK
- Rèn được kĩ năng vẽ hình.
c, thái độ -Nghiêm túc, cộng tác vớ bạn bè.
II,CHUẨN BỊ
19 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 48 - Bài 44: Thấu kính phân kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tiết :48
bài 44: thấu kính phân kỳ
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Nhận dạng được TKPK
- Vẽ được đường truyền 2 tia sáng đặc biệt
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.
b, Kỷ năng -Biết tiến hành thí nghiệm từ đó rút ra được đặc điểm của TKPK
- Rèn được kĩ năng vẽ hình.
c, thái độ -Nghiêm túc, cộng tác vớ bạn bè.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm - 1 TKPK có tiêu cự 12 cm
- 1 giá quang học.
- 1 nguồn sáng
- 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1:Ôn tập những kiến thức liên quan đến bài mới
cá nhân trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu
Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm của TKPK.
a, cá nhân thực hiện C1
b, từng HS trả lời C2
c, các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 44.1 SGK
Thảo luận nhóm trả lời C3
Hoạt động 3:Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK.
a, tìm hiểu kn trục chính.
nhóm làm TN, thảo luận trả lời C4.
b, Tìm hiểu kn quang tâm.
-cá nhân đọc thông báo về kn quang tâm, trả lời câu hỏi của giáo viên.
c, Tìm hiểu kn tiêu điểm.
-Quan sát TN thảo luận trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu.
d, Tìm hiểu kn tiêu cự.
-Tự đọc thông báo và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 4:vận dụng củng cố
-Chuẩn bị câu hỏi C7, C8, C9.
-Kiểm tra bài cũ:
?1Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT.
?2 Có những cách nào nhận biết TKHT
-yêu cầu trả lời C1. Thông báo về TKPK
? nhận xét về hình dạng TKPK và so sánh với TKHT.
-hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra các nhóm TH
Thông báo hình dạng mặt cắt và kí hiệu TKPK.
Yêu cầu HS làm lại TN .
Gợi ý để HS trả lời được câu hỏi.
Chính xác hoá các câu trả lời của HS
-Theo dõi và kiểm tra HS thực hiện C7.
-Thảo luận cả lớp để trả lời C8.
-Yêu cầu 1 HS trả lời C9.
Hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày:
Tiết :49
bài 45: ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Nêu được ảnh của một vạt sáng tạo bởi TKPK luôn là ảnh ảo.
-Mô tả được đặc điểm của ảnh.
- Dùng 2 tia sáng đặc bịêt dựng được ảnh.
b, Kỷ năng -Sử dụng thiết bị thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của vật tạo bởi TKPK
- Rèn được kĩ năng dựng ảnh.
c, thái độ -Nghiêm túc, cộng tác vớ bạn bè.
II,chuẩn bị
- 1 TKPK có tiêu cự 12 cm
- 1 giá quang học.
- 1 cây nến.
- 1 màn để hứng ảnh.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1:Ôn tập những kiến thức liên quan đến bài mới
cá nhân trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu
Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm ảnh của 1 vật tạo bởi TKPK.
-Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV.
- nhóm bố trí TN như hình 45.1 SGK.
Hoạt động 3:.Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi TKPK.
-Từng HS trả lời C3C4.
Hoạt động 4: So sánh độ lớn ảnh ảo tạo bởi TKPK và TKHT bằng cách vẽ .
a,Cá nhân dựng ảnh của 1 vật đặt trong khoảng tiêu cự đối với cả 2 TK.
b, So sánh độ lớn 2 ảnh vừa dựng được.
Hoạt động 5: Củng cố và vận dụng
-Từng HS suy nghĩ trả lời C6, C7 C8.
-Kiểm tra bài cũ:
?1Nêu cách nhận biết TKHT, TKPK có gì khác TKHT.
?2 Vẽ đường truyền 2 tia sáng đã học qua TKpk.
-yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ muốn quan sát ảnh tạo bởi TKPK cần có những dụng cụ gì?
+ Nêu cách bố trí và tiến hành TN.
-Yêu cầu HS trả lời C3 gợi í:
+ Muốn dựng ảnh của 1 điểm sáng ta làm như thế nào?
+muốn dựng ảnh của 1 vật sáng ta làm như thế nào?
-Gợi í trả lời C4
-Theo dõi giúp đỡ các nhóm HS yếu dựng ảnh.
-Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của ảnh ảo tao bởi 2 loại TK.
-Yêu càu trả lời C6.
-Hướng dẫn làm C7.
Hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày:
Tiết :50
bài 46: thực hành và kiểm tra thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
I, mục tiêu:
a, kiến thức: - Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của TKHT.
- Đo được tiêu cự của TKHT theo phương pháp trên.
b, Kỷ năng: - Rèn được kĩ năng thiết kế kế hoạch đo tiêu cự bằng kiến thức thu thập được.
- Biết lập luận về sự khả thi của các phương pháp thiết kế trong nhóm.
- Hợp tác tién hành TN.
c, thái độ: - Nghiêm túc, hợp tác để tiến hành TN.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm - 1 TKHT có tiêu cự cần đo
- 1 vật sáng chữ F
- 1 màn hứng.
- 1 giá quang học.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, trả lời các câu hỏi.
cá nhân trình bày phần chuẩn bị do giáo viên yêu cầu.
Hoạt động 2:Thực hành đo mtiêu cự của thấu kính.
-Các nhóm HS thực hiện các yêu cầu sau:
a, Tìm hiểu các dụng cụ có trong bộ TN.
b, Đo chiều cao h của vật.
c, Điều chỉnh để vật và màn cácg TK những khoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật.
d, đo các khoảng cách tương ứng từ vật và màn đến TK khi h=h/.
Hoạt động 3:. Hoàn thành báo cáo thực hành.
-Từng HS hoàn thành báo cáo TH.
Làm việc với cả lớp để kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết cho bài TH.
Kiểm tra chuẩn bị báo cáo của HS.
Đề nghị đại diện nhóm nhận biết: hình dạng vật sáng, cách chiếu để tạo vật sáng, cách xác định vị trí của TK.
-Lưu ý các nhóm:
+ Lúc đầu đặt TK ở giữa, rồi đặt vật và màn khá gần TK Sao cho d0= d0/.
+Sau đó dịch đồng thời vật và màn xa dần .
+Khi ảnh rõ nét cao bằng vật. Kiểm tra bằng cách đo h/ để luôn có h=h/.
Nhận xét thái độ, tác phong làm việc. Khen chêcác nhóm.
Thu báo cáo TH.
Hướng dẫnhọc bài ở nhà.
Ngày:
Tiết :51
bài 47: sư tạo ảnh trên phim trong máy ảnh.
I, mục tiêu:
a, kiến thức: - Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh trên phim.
- Dựng được ảnh của một vật tạo ra trong máy ảnh.
b, Kỷ năng:-Biết tìm hiểu kỉ thuật đã được ứng dụng trong cuộc sống.
c, thái độ: -Say mê hứng thú khi hiểu được tác dụng của ứng dụng.
II,chuẩn bị
- Mô hình máy ảnh
- Một máy ảnh bình thường.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Tìm hiẻu máy ảnh.
a, Làm việc theo nhóm để tìm hiểu 1 máy ảnh qua mô hình.
b, Từng HS chỉ ra đâu là vật kính, buồng tối chỗ đặt phim của máy ảnh.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách tạo ảnh của 1 vật tren phim của máy ảnh.
a, Từng nhóm tìm cách thu ảnh của 1 vật trên tấm kính mờ.
Từ đó trả lời C1và C2.
b, Từng HS trả lờiC3.
Thảo luận nhóm trả lời C3.
c,Từng HS thực hiện C4.
d, Rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh.
Hoạt động 3:Vận dụng
- cá nhân trả lời C6
-Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.
-Hỏi 1 vài HS đểđánh giá nhận biết về máy ảnh.
- Yêu cầu trả lời C1.C2 .
- Gợi ý HS trả lời câu hỏi:
+ ảnh trên phim trong máy ảmh là ảmh thật hay ảnh ảo?
+ Vật thật cho ảnh thật cùng chiều hay ngược chiều?
+ Khi d>d/ thì ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
+ Vật thật cho ảnh thật thì vật kính của mát ảnh là TKHT hay TKPK?
- Cho HS sử dụng h 47.4 SGK để làm C3 C4
- Đề nghị 1 vài HS nêu nhận xét.
Hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày:
Tiết :52
bài 48: Mắt
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Nêu và chỉ ra được hai bộ phận quan trọng của mắt là TT và màng lưới.
- Nêu được chức năng TTT và màng lưới.
- Trình bày được khái niệm điều tiết mắt, điểm cức cận điểm cức viễn.
b, Kỷ năng - Rèn được kĩ năng tìm hiểu mắt theo khía cạnh vật lí.
- Biết cách xác định điểm cực cận điểm cực viễn
c, thái độ -Nghiêm túcnghiên cứu hiện tượng vật lí.
II,chuẩn bị
- 1 tranh vẽ con mắt.
- 1 mô hình con mắt
- 1 bảng thử mắt.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Bài cũ
- Chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo của mắt.
a, cá nhân đọc mục 1 phần 1 SGK và trả lời câu hỏi.
b, So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- Chuẩn bị câu C1
Hoạt động 3:Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt.
a, Từng HS đọc phần II SGK
b, Làm C2: Dựng ảnh của cùng 1 vật tạo bởi TTT khi vật ỏ xa và khi vật ở gần. Từ đó rút ra nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vê điểm cực cận và điểm cự viễn.
Đọc hiểu thông tin về điểm cực viễn, trả lời của GV và làm C3
Đọc hiểu thông tin về điểm cực cận, trả lời của GV và làm C4
Hoạt động 5: Vận dụng
Cá nhân độc lập làm C5.
- Nêu tên và tác dụng của 2 bộ phận của máy ảnh.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Tên 2 bộ phận quan trọng của mắt là gì?
+ Bộ phận nào của mắt là TKHT? Tiêu cự có thể thay đổi được không?
+ ảnh của vật mắ nhìn thấy hiện ở đâu?
- Đề nghị 1 vài em trả lời câu hỏi:
+ Mắt phải thức hiện quá trình gì mới nhìn rõ các vật.
+ trong quá trình này có sự thay đổi gì ở TTT.
- Hướng dẫn HS dựng ảnh.
- Kiểm tra HS bằng các câu hỏi:
+ Điểm cực viễn là điểm nào?
+ Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ởđâu?
+ Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn điểm cực viễn?
Kiểm tra về điểm cực cận.
- Hướng dẫn về nhà.
Ngày:
Tiết :53
bài 49: Mắt cận và mắt lão
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được những vật ở xa mắt và cách khắc phục là đeo TKPK
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được những vật ở gần mắt và cách khắc phục là đeo TKHT
- Giải thích được cách khắc phục tật mắt cận và mắt lão.
b, Kỷ năng - Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục các tật về mắt.
c, thái độ -Cẩn thận, nhẹ nhàng, chính xác.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm: - 1 Kính cận
- 1 Kính lão
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Bài cũ
- Chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục.
a, cá nhân làm C1 và C2và tham gia thảo luận.
b, Từng HS làm C4
c, Nêu kết luận về biểu hiện của mắt cận vàloại kính phải đeo.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục.
a, Từng HS đọc mục I phầnII SGK để tìm hiểu đặc điểm của mắt lão.
b, Làm C5
c, Làm C6
d, Nêu kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Em hãy so sánh ảnh ảo của TKPK và TKHT.
- Yêu cầu HS:
+ Vận dụng thực tế để trả lời C1
+ Vận dụng kết quả C1 để làm C2
+ Vận dụng kiến thức về nhận dạng TKPK để làm C3 .
- Giáo viên vẽ hình yêucầu HS trả lời câu hỏi
- Đề nghị HS trả lời những câu hỏi sau:
+ Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt?
+ Kính cạn là thấu kính loại gì?
- Kiểm tra HS bằng các câu hỏi:
+ Mắt lão nhìn được những vật ở xa hay ở gần mắt?
+ Điểm cực cận của mắt lão so với mắt bình thường như thế nào?
Kiểm tra về điểm cực cận.
- Đề nghị HS nhận dạng kính lão.
Gợi ý: + Mắt lão không nhìn rõ những vật ở xa hay gần mắt?
+ Kính lão là loại TK gì?
Hướng dẫn về nhà.
Ngày:
Tiết :54
bài 50: kính lúp
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Biết được kính lúp dùng để làm gì?
- Nêu đặc điểm của kính lúp.
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác
- Biết cách sử dụng kính lúp.
b, Kỷ năng -Tìm tòi ứng dụng kĩ thuật, trong đời sống qua bài Kính lúp.
c, thái độ - Nghiên cứu, chính xác.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm: - 1 -2 Kính lúp
- 1 Thước nhựa có GHĐ = 30 cm và
- Kính lão
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Bài cũ
- Chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm kính lúp.
a, Quan sát kính lúp
b, Đọc mục I phần I SGK để tìm các thông tin về tiêu cự và số bội giác.
c, Vận dụng các hiểu biết trên để thực hiện C1C2.
d, Rút rakết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác.
Hoạt động 3:Tìm hiểu cách quan sát 1 vật qua kính lúp.
a, Các nhóm quan sát 1 vật qua kính lúp có tiêu cự đã biết để:
- Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự.
- Vẽ ảnh của vật qua kính.
b, Làm C3C4
c, Rút ra két luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Làm bài tập vận dụng.
Cho 1 TKHT, hãy dựng ảnh của vật khi f>d. Hãy nhận xét ảnh của vật?
Đề nghị HS nêu cách nhận ra các kính lúp là TKHT.
Đề nghị HS lần lượt trả lời:
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự như thế nào?
- Dùng kính lúp để làm gì?
- Số bội giác liên hệ với tiêu cự bằngcông thức nào?
+ trả lời C1 và C2
Hướng dẫn HS quan sát, đề nghị HS vẽ ảnh của vật qua kính lúp lưu ý:
- Vị trí đặt vật cần quan sát.
- Sử dụng 2 tia đặc biệt để dựng ảnh.
- Đề nghị HS trả lời trước lớp C3, C4.
Hướng dẫn về nhà.
Ngày:
Tiết :55
bài 51: Bài tập quang hình học
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Vận dụng kiến thức giải các bài tập định tính và định lượng về phần quang hình học.
- Thực hiện các phép tính về quang hình học
- Giải thích được 1 số hiện tượng nêu đực 1 số ứng dụng của quang hình học.
b, Kỷ năng - Giải được các bài tập về quang hính học .
c, thái độ - Cận thận.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm: - 1 bình hình trụ.
- 1 bình chứa nước trong.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Bài cũ
- Chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2:Chữa bài tập SGK
1, Bài tập 1:
a, Từng HS đọckĩ đề bài.
b, Tiến hành giải như gợi ý
2, bài tập 2:
a, Cá nhân đọc lĩ đề bài ghi nhớ dự kịên đã cho và dxề bài đòi hỏi.
b, Từng HS vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ xích.
c, Đo chiều cao của vật h, của ảnh h/ và tính tỉ số h//h.
3, Bài tập 3
Hoạt động 4: Củng cố.
- Làm bài tập vận dụng.
Đề nghị HS lần lượt trả lời:
- HS1 chữa BT 49.1 & 49.2.
- HS 2 bài tập 49.3
- HS3 bài 49.4
A I D
P Q
h h/
B C
O
- Hướng dẫn HS chọn tỉ lệ xích phù hợp
- Sử dụng 2 tia đặc biệt để dựng ảnh.
- Hướng dẫn HS kiểm tra kết quả :
- suy ra tam giác F'OI đồng dạng với tam giác F'A'B' nên:
Từ 1 và 2 suy ra:
Hay: OA'=3 OA
- Câu hỏi gợi ý:
+ Biểu hện cơ bản của mắt cận kà gì?
+ Mắt không cận và mắt cận mắt nào nhình được xa hơn?
+ Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật Hướng dẫn về nhà.
Ngày:
Tiết :56
bài 52: ánh sáng trắng và ánh sáng màu
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Nêu được ví dụ về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về sự tạo ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Giải thích được sự tạo ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
b, Kỷ năng - Kĩ năng thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
c, thái độ - Say mê nghiên cứu hiện tượng á ứng dụng trong thực tế.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm: - 1 số nguồn sáng màu như đèn la de, đèn pnóng điện.
- 1 đèn phát ra ánh sáng trắng
- 1 bộ lọc màu.
- 1 bình nước trong.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguồng phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
Đọc tài liệu để có khái niệm về nguồn phát AS trắng và nguồn phát AS màu.
Xem TN minh hoạ.
Hoạt động 2: Nghiên cứu việc tạo ra AS màu bằng tấm lọc màu
Làm TN 1 và các TN tương tự.
Dựa vàokết quả quan sát để trả lời C1
Hoạt động 3: Vận dụng củng cố.
a- Cá nhân trả lời C2, C3 và C4.
Thảo luận nhóm.
Phát biểu trả lời câu hỏi của GV.
Hướng dẫn HS đọc và quan sát.
Làm TN về các nguồn sáng trắng và nguồn sáng màu.
- Đặt thêm câu hỏi để kiểm tra dự nhận biế của HS về AS trắng và AS màu. Yêu cầu HS nêu thêm các ví dụ khác.
- Tổ chức cho HS làm TN theo nhóm.
- Đánh giá câu trả lời của HS.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Nhận xét các câu trả lời, sủa chữa hợp thức hoá các kết luận.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài trong phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn học bài ở nhà.
Ngày:
Tiết :57
bài 53: phân tíchánh sáng trắng
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Phát biểu được khẳng định trong chùm sáng trắng có nhiều chùm sáng khác nhau.
- Trình phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: trong chùm sáng trắng có nhiều chùm sáng màu.
- Trình bày phân tích được TN PTAST bằng đĩa CD
b, Kỷ năng - Kĩ năng phân tích hiện tượng.
- Vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng như cầu vồng bong bóng xà phòng.
c, thái độ - Cẩn thận nghiêm túc.
II,chuẩn bị
Mỗi nhóm: - 1 lăng kính tam giác đều
- 1 màn chắn có khe hẹpắng
- 1 bộ tấm lọc màu đỏ, nửa đỏ nửa xanh , màu xanh.
- 1 đèn chiếu.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Bài cũ
HS1 làm bài tập 52.2 & 52.5
HS2 làm bài tập 52.4
Hoạt động 2:Tìm hiểu phân tích 1 chùm sáng bằng lăng kính
Đọc tài liệu để nắm được cách làm TN.
Làm TN 1 SGK: quan sát khe sáng trắng qua lăng kính trả lời C1
Làm TN 2a SGK theo tiến trình:
Tìm hiểu mục đích TN.
Dự đoán kết quả thu được.
Quan sát hiện tượng kiểm tra dự đoán ở trên.
Ghi trả lời C2 vào vở.
Làm TN 2b SGK.theo trình tự:
Tìm hiểu mục đíchTN.
Nêu cách làm TN dự đoán kết quả.
Quan sát hiện tượng kiểm tra dự đoán.
Ghi câu trả lời vào vở.
Trả lời C3, C4.
Cá nhân suy nghĩ .
Thảo luậnnhóm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phân tích 1 chùm sáng bằng đĩa CD
làm TN 3SGK.
Trả lời C5, C6
Hoạt động 4: Vận dụng củng cố.
Tự đọc SGK và trả lời
Hướng dẫn HS đọc tài liệu và làm TN 1 SGK
Quan sát cách bố trí TN.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Mô tả hình ảnh quan sát được.
Hướng dẫn HS làm TN 2a SGK.
Nêu mục đích TN.
Cách làm TN.
Nêu dự đoán.
Cho quan sát nêu kết quả dự đoán ghi trả lời C2 vào vở.
Hướng dẫn HS làm TN 2b SGK.
Nêu mục đích TN là thấy rõ sự ngăn cách giũa dải màu đỏ và dải màu xanh.
Cách làm TN.
Quan sát và ghi câu trả lời.
Tổ chức thảo luận để trảlời C3, C4
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK.
Giới thiệu tác dụng phân tích AS của mặt ghi đĩa CD.
Yêu cầu trả lời C5, C6
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài trong phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn học bài ở nhà.
Tiết :58
bài 54: sự trộn các ánh sáng màu
Ngày soạn:
I, mục tiêu:
a, kiến thức - Trả lời được thế nào là sự trộn 3 hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
- Trình bày và giải thích được TN trộn ánh sáng màu.
- Dựa vào quan sát , mô tả được màu của ánh sáng thu đựơc.
b, Kỷ năng - Tiến hành TN để tìm ra quy luật trên màu ánh sáng.
c, thái độ - Nghiêm túc, cẩn thận.
II,chuẩn bị
- 1 đèn chiếu có 3 của sổ và 2 gương phẳng.
- 1 bộ các tấm lọc màu.
- 1 màn
- 1 giá quang học
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
đọc tài liệu để tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
Quan sát thiết bị dùng để trộn các ánh sáng màu.
Hoạt động 2:Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu.
Làm TN 1 SGK theo nhóm
Cá nhân quan sát và trả lời C1vào vở
Hoạt động 3:Tìm hiểu sư trộn 3 ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
Quan sát TN 2 SGK theo sự hướng dẫn của GV
Rút ra nhận xét trả lời C2 vào vở.
Vẽ đường đi của các tia sáng trong 3 chùm sáng màu.
Tham gia phát biểu kết luận chung.
Hoạt động 4 Củng cố
Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu và quan sát .
Thông báo về khái niệm trộn các ánh sáng màu.
Tổ chức cho HS làm TN
Hướng dẫn từmg nhóm cụ thể.
Làm thí nghiệm 2 cho HS quan sát
Hướng đẫn học bài ở nhà.
Tiết :59 bài 55
bài 54: màu sác các vật
dưới ánh sáng itắng và dưới ánh sáng màu
Ngày soạn:
I, mục tiêu:
a, kiến thức
- Trả lời được câu hỏi có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, xanh, đen. . .
Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, có vật màu xanh, có vật màu trắng màu đen.
Giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu.
b, Kỷ năng - NGhiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có ánh sáng.
c, thái độ - Nghiêm túc, cẩn thận.
II,chuẩn bị
Một hộp kín có cửa sổ để chắn ánh sáng bằng các tấm lọc màu.
Các vật có màu trắng , đỏ, lục, đen đặt trong hộp.
Một tấm lọc màu đỏ một tấm lọc màu lục.
III,Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1
Tiết 69
Kiểm tra học kì2
Ngày soạn:
I. Đề ra
A. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1 2 3 4
Câu 1. Một bạn vẽ đường truyền của 4 tia sáng phát ra từ 1 bóng đèn ở trong bể nước ra ngoài không khí.
Đường nào có thể đúng:
Đường 1
Đường 2
Đường 3
Dường 4
Câu 2. Đặt 1 vật trước 1 TKPK, ta sẽ thu được:
Một ảnh ảo lớn hơn vật. B. Một ảnh ảo nhỏ hơn vật.
C. Một ảnh thật lớn hơn vật. D. Một ảnh thật nhỏ hơn vật.
Câu 3. Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Người cận thị thì nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Người cận thị thì nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Câu 4. Có thể két luận như câu nào dưới đây?
ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật nhỏ hơn vật.
ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật lớn hơn vật.
ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật nhỏ hơn vật.
ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật lớn hơn vật.
Câu 5.Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
Câu 6. Nhìn một mảnh giấy xanh dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu:
A. Trắng; B. Đỏ; C. Xanh; D. Đen.
B. Hãy điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 7. Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là:.. .. .. .. ... .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 8. Thấu kính hội tụ có bề dày.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
Câu 9. Kính lúp là dụng cụ dùng để. . . . . . . . . . . . . . .Nó là một. . . . . . . . . . .có. . . . . . . . . . . . .. . .không dài hơn 25 cm.
Câu 10. Tác dụng của ánh sáng lên pin mặt trời làm cho nó có thể phát điện được gọi là. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
C.Trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Câu 11 Đặt một vật AB có dạng mũi tên dài 0,5 cm, vuông góc với trục chínhcủa một TKHT và cách TK 6 cm. TK có tiêu cự 4 cm. Hãy dựng ảnh của vật theo đúng
Tỉ lệ xích.
Câu 12. Người ta chụp ảnh 1 chậu cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. Phim cách vật kính của máy 6cm. Tính chiều cao ncủa ảnh trên phim.
Câu 13. Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm.
a, Mắt người ấy mắc tật gì?
b, Người ấy phải đeo kính loại gì? Khi đeo kính phù hợp thì người ấy sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?
Câu 14. Làm thế nào để trộn hai ánh sáng màu với nhau? Trộn các ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta sẽ được ánh sáng màu gì?
Câu 15. Em hiểu thế nào là tác dụng nhiệt của ánh sáng? Tác dụng nhiệt của ánh sáng trên các vật có màu sắc khác nhau thì khác nhau như thế nào?
II. Đáp án và biểu điểmÂ.
A. Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
D
C
C
D
Câu 7: (Hiện tượng khúc xạ)
Câu 8: (Phần giữa lớn hơn bề dày phần rìa)
Câu 9: (Quan sát vật nhỏ)(thấu kính hội tụ)(tiêu cự)
Câu 10: (Tác dụng quang điện)
Câu 11:
A F O F/ A/
B
B/
Câu 12: h = AB = 1m = 100cm
d= OA = 2m = 200cm; d/ = OA/ = 6cm h/ = A/B/= ?
Ta có: hay => A/B/=AB=100= 3(cm)
Câu 13:a) Người ấy mắc tật cận thị.
b) Người ấy phải đeo kính phân kì. khi đeo kính phù hợp thì nhìn rõ vật ở rất xa (vô cực)
Câu 14: Muốn trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta chiếu 2 chùm sáng đó lên 1 màn màu trắng.
Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau ta được áng sáng trắng.
Câu 15:Tác dụng nhiệt của ánh sáng là tác dụng làm nóng các vật khi ánh sáng vhiếu vào chúng. Trong tác dụng nhiệt quang năng biến thành nhiệt năng. Các vật có màu tối thì hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật màu sáng nên nóng lên nhiều hơn.
B. biểu điểm.
Từ câu 1 đến câu 10 mỗi câu 0,5 điểm.
Từ câu 11 đến câu 15 mỗi câu 1,0 điểm.
File đính kèm:
- Giao an li 9 moi.doc