Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 49: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

. Mục tiêu

-Kiến thức: Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo. Mô tả được đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì. Phân biệt được ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì với hội tụ. Biết vẽ ảnh 1 vật qua thấu kính phân kì.

-Kĩ năng: Vẽ ảnh 1 vật, 1 điểm sáng tạo bởi thấu kính phân kì.

-Thái độ: Yêu thích môn học, biết ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống

II. Chuẩn bị: Với 1 nhóm HS; 1 thấu kính phân kì, giá quang học, 1 cây nến (5cm), 1 màn để hứng ảnh.

III. Tiến trình

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 49: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ I. Mục tiêu -Kiến thức: Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo. Mô tả được đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì. Phân biệt được ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì với hội tụ. Biết vẽ ảnh 1 vật qua thấu kính phân kì. -Kĩ năng: Vẽ ảnh 1 vật, 1 điểm sáng tạo bởi thấu kính phân kì. -Thái độ: Yêu thích môn học, biết ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống II. Chuẩn bị: Với 1 nhóm HS; 1 thấu kính phân kì, giá quang học, 1 cây nến (5cm), 1 màn để hứng ảnh. III. Tiến trình NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ I.Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. C1. C2. Muốn quan sát ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì, ta đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló -Là ảnh ảo cùng chiều với vật. II. Cách dựng ảnh. C3. Dựng ảnh B’ của B qua thấu kính, ảnh này là điểm đồng qui khi kéo dài chùm tia ló -Từ B’hạ vuông góc với trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại A’. A’ là ảnh ảo của A. -A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kì. C4. +Khi di chuyển, AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí tia BI không đổi=> tia BK không đổi. Do đó tia BO luôn cắt IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI vì vậy A’B’ luôn ở trong tiêu cự. III. Độ lớn của ảnh tạo bởi các thấu kính. Ảnh ảo lớn hơn vật. Ảnh ảo nhỏ hơn vật IV. Vận dụng C6. Giống nhau: -Ảnh ảo cùng chiều với vật Khác nhau: -Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi TKPK nhỏ hơn vật. C7. h=6mm=0,6cm; f=12cm; d=8cm d’=?; h’=? (trong cả 2 trường hợp ở C5) Giải: * Khi ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ: ta có: DA’B’O~DABO nên A’B’/AB=A’O/AO(1) Ta lại có DB’A’F~DIOF nên: A’B’/IO=A’F/OF(2) Từ (1) va (2)=>A’O/AO=A’F/OF ĩ d’f=dd’+df ĩ d’=df/d+f=24cm *Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì: Ta có DABO~DA’B’O nên AB/A’B’=AO/A’O (1) Tai lại có DIOF ~DB’A’F nên IO(hayAB)/A’B’=OF/OF-A’O(2) Từ (1) và (2) ta có: AO/A’O=OF/OF-A’O ĩ8/A’O=12/12-A’O => A’O=4,8cm => A’B’=0,33cm Hoạt động 1(5’) Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới -Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV Hoạt động 2(10’) Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì. -Cá nhân HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV -Các nhóm bố trí TN như hình 45.1 -Đại diện nhóm trả lời C1, C2 Hoạt động 3( ) Dựng ảnh của 1 vật AB tạo bởi thấu kính phân kì. -Cá nhân HS trả lời C3, C4. Hoạt động 4(10’). So sánh độ lớn của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. -Từng HS dựng ảnh của một vật đặt trong khoảng tiêu cự đối với các thấu kính hội tụ và phân kì. -So sánh độ lớn của 2 ảnh vừa dựng được. Hoạt động 5(5’) Củng cố, vận dụng -Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C6, C7, C8 -1 HS đọc phần ghi nhớ -1 HS đọc phần có thể em chưa biết. -Y/c HS trả lời câu hỏi: +Hãy nêu cách nhận biết thấu kính phân kì? Thấu kính phân kì có đặc điểm gì trái ngược với thấu kính hội tụ? +Hãy vẽ đường truyền của 2 tia sáng đã học qua thấu kính phân kì -Y/c HS trả lời câu hỏi và hướng dẫn HS: +Muốn quan sát ảnh của vật tạo bởi TKPK cần có dụng cụ gì? Nêu cách bố trí và tiến hành TN. +Đặt màn sát thấu kính, đặt vật ở vị trí bất kì trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục +Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, quan sát trên màn xem có ảnh của vật không? +Tiếp tục làm như vậy khi thay đổi vị trí của vật trên trục chính +Qua thấu kính phân kì ta luôn thấy ảnh của 1 vật đặt trước thấu kính nhưng không hứng được trên màn. Vậy đó là ảnh thật hay ảo? Yêu cầu HS làm C3. Gợi ý: +Muốn dựng ảnh của 1 điểm sáng ta làm thế nào? -Gợi ý và yêu cầu HS là C4 -Khi dịch vật AB vào gần hay ra xa thấu kính thì tia BI có thay đổikhông? Tia ló của tia này có thay đổi không? Ảnh B’ là giao điểm của những tia nào=> Vậy A’B’ chỉ nằm trong khoảng nào? -Theo dõi giúp đỡ các nhóm HS yếu dựng ảnh. -Y/c HS nhận xét đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi 2 loại thấu kính. -Y/c HS nhận xét đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi 2 loại thấu kính. Hoàn thành C6. -Hướng dẫn HS làm C7: Xét 2 cặp tam giác đồng dạng +Trong trường hợp tính tỉ số A’B’/AB -Đề nghị HS trả lời C8 -Đề nghị 1 HS đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Bài vừa học: Học hiểu và vận dụng tốt ghi nhớ. Làm bài tập 44-45.1 đến 44-45.5 SBT Bài sắp học: Đọc trước bài thực hành. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị theo mẫu báo cáo thực hành bài 46

File đính kèm:

  • docTIET 49.doc