. Mục tiêu:
+ H/s nêu được ảnh của một vật qua thấu kình phân kì là ảnh ảo.
+ H/s mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
+ H/s biết sử 2 tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh của một vật qua thấu kính phân kì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:+ Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm gồm: 1 giá quang học, 1 thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm, 1 màn hứng, 1 cây nến.
+ Bảng phụ vẽ sẵn ảnh ảo của một qua thấu kính hội tụ, ảnh ảo qua thấu kính phân kì.
+ Phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc trước bài, thước thẳng.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 49 - Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2007
Ngày giảng: 13/3/2007
Tiết 49
Bài 45. ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
I. Mục tiêu:
+ H/s nêu được ảnh của một vật qua thấu kình phân kì là ảnh ảo.
+ H/s mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
+ H/s biết sử 2 tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh của một vật qua thấu kính phân kì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:+ Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm gồm: 1 giá quang học, 1 thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm, 1 màn hứng, 1 cây nến.
+ Bảng phụ vẽ sẵn ảnh ảo của một qua thấu kính hội tụ, ảnh ảo qua thấu kính phân kì.
+ Phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc trước bài, thước thẳng.
III. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động của thầy, trò
HĐ 1: Kiểm tra
+Gv: câu hỏi kiểm tra:
Hãy nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ, nêu đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua tháu kính hội tụ
+Hs:1 hs lên bảng trả lời như phần kết luận SGK
+Gv:Nhận xét cho điểm
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
+Gv: bài trước các em đã được biết ảnh của một qua thấu kính hội tụ. Em hãy nhắc lại đặc điểm của ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ?
+Hs: Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngựpc chiều với vật.
Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều với vật
+Gv :Đối với thấu kính phân kì thì sao? ảnh của vật có đặc điểm gì? Các em hãy đi làm thi nghiệm để tìm hiểu điều đó.
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm như SGK.
Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm học sinh.
+Hs: tiến hành thí nghiệm theo nhóm,trả lời C1, C2.
+Gv:Theo dõi học sinh làm thí nghiệm .
Hs: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm
Gv:Yêu cầu đại diện trả lời câu hỏi C1, C2.
+Hs:Trả lời
*Gv nhấn mạnh ảnh của một vật qua thấu kính phân kì là ảnh ảo
HĐ 3: Tìm hiểu cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính phân kì
+Gv: Dựng ảnh của một vật qua TKHT ta làm như thế nào?
+Hs:Để dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ ta dựng hai trong ba tia sáng đặc biệt.
+Gv:Muốn dựng ảnh của vật AB qua TKPK, biết AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta dựng như thế nào?
Hs: Trả lời:
+Gv:Gọi hs đọc câu hỏi C4.
+Hs:Đọc nội dung C4 trong SGK.
+Gv:Đưa hình 45.2 lên bảng phụ yêu cầu học sinh dựng ảnh A'B' của AB.
Hs lên bảng vẽ ảnh A'B' của AB, hs còn lại làm vào vở.
Gv:Nhận xét, sửa chữa sai sót của hs
+ Dựa vào hình vẽ, hãy chứng tỏ rằng ảnh A'B' luôn nằm trong khoảng OF?
+Hs trả lời:
HĐ 4. So sánh độ lớn của ảnh ảo tạo bởi TKHT và TKPK.
Gv:+ Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự của TKHT cho ảnh ảo, còn TKPK luôn cho ảnh ảo. ảnh ảo của TKHT và ảnh ảo của TKPK có đặc điểm gì giống và khác nhau? Để trả lời câu hỏi này các em hãy đi làn bài tập c5.
+ Phát phiếu học tập cho các nhóm
Hs:Làm việc theo nhóm
A'
B'
F
A
B
O
F'
D
B'
B
A'
O
A
F
+Gv:yêu cầu các nhóm hs trao đổi kết quả, nhận xét kết quả của nhóm khác.
Hs:Trao đổi kết quả, so sánh với kết quả của gv, nhận xét kết quả của nhóm khác.
Gv: Nhận xét độ lớn của ảnh ảo của hai loại thấu kính ?
Hs: Trả lời:
HĐ 5: Vận dụng củng cố
+Gv:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6.
Hs: Trả lời:
Gv: HD hs trả lời câu hỏi C7 ( chỉ trên hình vẽ)
Gv:HDVN: Xem lại cách vẽ ảnh của vật qua TKPK.
Học bài và làm bài tập 45.1-> 45.5 trong SBT
Đọc trước bài thực hành, làm mẫu báo cáo. Giờ sau thực hành.
Nội dung
I. Đặc điểm của ảnh của một vật toạ bởi thấu kính phân kì.
C1: Dịch chuyển vật, màn tới các vị trí khác nhau đều không thu được ảnh của vật.
C2: Muốn quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì phải nhìn qua thấu kính. ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
II. Cách dựng ảnh.
C3: Dùng 2 tia sang đặc biệt dựng ảnh B' của B qua thấu kính, từ B' hạ đường vuông góc với trục chính cắt trục chính tại A', A'B' là ảnh của AB qua thấu kính.
C4:F'
A
BA
B'A
A'B'A
O
F
DDD
+Khi dịch chuyển AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí tia BI có hướng không đổi, cho tia ló IK cũng không đổi. Do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B' nằm trong đoạn FI. Vậy A'B' luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
III. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính.
C5:
D
F'
- Đối với TKHT ảnh ảo lớn hơn vật
- Đối với TKPK ảnh ảo nhỏ hơn vật
IV. Vận dụng
C6:
+ Giống nhau: Cùng chiều với vật
+ Khác nhau: ảnh ảo của TKHT lớn hơn vật, ảnh ảo của TKPK nhỏ hơn vật.
C7:
Đối với TKHT ta có:
DOB'F'RDBB'I =>
Hay
=>BB' = 2OB
DA'OB'RDAOB =>
Vậy =24cm
và
File đính kèm:
- GA Vat Ly 9 2 cot.doc