MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: - Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo.
- Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi TKPK . Phân biệt
được ảnh ảo được tạo bởi TK hội tụ và phân kỳ .
*Về KN: - Dùng hai tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
*Về TĐ: Giáo dục về ý thức bảo vệ mắt.
14 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 49 - Bài 45 : Ảnh của một vật tạo bởi thâu kính phân kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29 -2 -2008 : Tiết 49
Bài 45 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THÂÙU KÍNH PHÂN KỲ
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: - Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo.
- Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi TKPK . Phân biệt
được ảnh ảo được tạo bởi TK hội tụ và phân kỳ .
*Về KN: - Dùng hai tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
*Về TĐ: Giáo dục về ý thức bảo vệ mắt.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) - 1 thấu kính phân kỳ có tiêu cự khoảng 12 cm . - 1 giá quang học . - 1 cây nến cao khoảng 5 cm . - 1 màn để hứng ảnh .
HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 45 SGK
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs
- Nêu cách nhận biết TKPK ? TKPK có đặc điểm gì trái ngược với TKHT ?
- Vẽ đường truyền của hai tia sáng qua TKPK ?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: ĐVĐ: Bạn Đông bị cận thị nặng. Nếu bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt của bạn to hơn hay nhỏ hơn khi nhìn mắt bạn lúc đeo kính?
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỠI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
C1:Đặt vật ở bất cứ vị trí nào trước thấu kính, màn ở sau thấu kính, ta đều không thu được ảnh của vật trên màn.
C2:Đặt mắt nhìn về hướng tia ló ta thấy ảnh cùng chiều với vật, đó là ảnh ảo.
II.CÁCH DỰNG ẢNH
C3:-Dựng ảnh B’ của điểm B, bằng cách vẽ hai tia tới đi từ B, ảnh này là điểm đồng quy khi kéo dài hai tia ló.
-Từ B’ hạ vuông góc với trục chính tại A’. A’B’ là ảnh của AB tạo bỡi thấu kính phan kì.
C4:
III.ĐỘ LỚN CỦA ẢNH TẠO BỠI CÁC THẤU KÍNH
C5:
IV.VẬN DỤNG
C6:
-Giống nhau: cùng chiều với vật.
-Khác nhau:
-Đối với TKHT thì ảnh lớn hơn vật, và ở xa TK hơn vật.
-Đối với TKPK thí ảnh nhỏ hơn vật và ở gần TK hơn vật.
* Hoạt động1 : Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ .
- Các nhóm bố trí TN như hình 45.1 SGK
- Muốn quan sát ảnh của 1 vật tạo bởi TKPK cần có những dụng cụ gì ? Nêu cách bố trí và tiến hành TN .
- Đặt màn sát thấu kính . Đặt vật ở vị trí bất kỳ trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục chính .
- Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính . Quan sát trên màn xem có ảnh của vật hay không ?
- Tiếp tục làm như vậy khi thay đổi vị trí của vật trên trục chính .
- Qua TKPK ta luôn nhìn thấy ảnh của 1 vật đặt trước thấu kính nhưng không hứng được ảnh đó trên màn. Vậy đó là ảnh thật hay ảnh ảo ?
* Hoạt động2 : Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kỳ .
- Yêu cầu HS trả lời C3 .
- Muốn dựng ảnh của 1 điểm sáng ta làm thế nào
- Muốn dựng ảnh của 1 vật sáng ta làm thế nào ?
- Gợi ý HS trả lời C4 :
+ Khi dịch vật AB vào gần hoặc ra xa thấu kính thì hướng của tia khúc xạ của tia tới BI có thay đổi không ?
+ Ảnh B/ của điểm B là giao điểm của những tia nào ?
* Hoạt động3 : So sánh độ lớn của ảnh tạo bởi TKPK và TKHT bằng cách vẽ .
- HS dựng ảnh của 1 vật đặt trong khoảng tiêu cự đối với cả TKHT và TKPK .
- HS so sánh độ lớn của 2 ảnh vừa dựng được .
- Yêu cầu HS vẽ ảnh A/ B/ của AB qua TKHT và TKPK ?
- Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi 2 loại thấu kính ( TKHT và TKPK ) .
* Hoạt động4 : Củng cố và vận dụng .
- Yêu cầu HS trả lời C6 .
- Hướng dẫn HS làm C7 :
+ Xét hai cặp tam giác đồng dạng OB/ F/ và BB/I ;
OAB và OA/ B/ .
Viết hệ thức đồng dạng => h/ = 1,8 cm
OA/ = 24 cm
+ Xét hai cặp tam giác đồng dạng FB/ O VÀ IB/ B ; OA/ B/ và OAB . Viết hệ thức đồng dạng
=> h/ = 0,36 cm, OA/ = 4,8 cm
- Yêu cầu HS trả lời C8 :Mắt to hơn lúc đeo kính
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết”
Làm BT bài 45 SBTVL
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 46 SGK: Đọc và tìm hiểu mục đích và cách làm thực hành :đo tiêu cự của một thấu kính hội tụ.
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 2-3 -2008 : Tiết 50
Bài46 THỰC HÀNH : ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HÔÏI TỤ
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: - Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ .
*Về KN: - Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp nêu trên .
*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs)
- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo .
- 1 vật sáng phẳng có dạng chữ L hoặc F khoét trên 1 màn chắn sáng . Sát chữ đó có gắn 1
miếng kính mờ hoặc 1 tờ giấy bóng mờ. Vật được chiếu sáng bằng 1 ngọn đèn .
- 1 màn ảnh nhỏ .
- 1 giá quang học thẳng , dài khoảng 80 cm trên có các giá đỡ vật , thấu kính và màn ảnh .
- 1 thước thẳng có GHĐ 800 mm và ĐCNN 1 mm .
HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 46 SGK, chuẩn bị báo cáo thực hành của HS như mẫu đã cho ở cuối bài
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy vẽ ảnh của 1 vật AB qua thấu kính phân kỳ ? ( GV vẽ hình trên bảng ) .
- Kiểm tra phần chuẩn bị lý thuyết của HS cho bài thực hành .
- Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS như mẫu đã cho ở cuối bài .
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Gv giới thiệu mục đích, nội dung bài thực hành, nhắc nhở những quy định khi thwcj hành theo nhóm.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.CHUẨN BỊ
1.Dụng cụ:
2.Lí thuyết:
a)
b)CM: h = h’
Ta có BI = AO = 2f = 2OF’ nên
OF’ là đường trung bình của tam giác B’BI. Từ đó => OB = OB’
Và ABO = A’B’O
Kết quả, ta có A’B’ = AB và
OA’ = OA = 2f hay d = d’= 2f
d) Công thức tính tiêu cự của thấu kính là
e) Tóm tắt cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ:
Đặt thấu kính ở giữa giá quang học, đặt vật và màn sát thấu kính và cách đều thấu kính
-Dịch vật và màn ra xa dần thấu kính những khoảng cách bằng nhau cho đến khi thu được ảnh của vật rõ nét trên màn và ảnh có kích thước bằng vật.
Đo khoảng cách L từ vật tới màn và tính tiêu cự:
* Hoạt động1 : Thực hành đo tiêu cự của thấu kính .
- Tìm hiểu các dụng cụ có trong bộ TN
- Yêu cầu các nhóm nhận biết : hình dạng vật sáng, cách chiếu để tạo vật sáng, cách xác định vị trí của thấu kính của vật và màn ảnh .
- Đo chiều cao h của vật .
- Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật .
- Đo các khoảng cách d và d/ tương ứng từ vật và từ màn đến thấu kính khi h = h/ .
- Lưu ý :
+ lúc đầu đặt thấu kính ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ở khá gần thấu kính cách đều thấu kính cần đo các khoảng cách này .
+ Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng lớn bằng nhau ra xa dần thấu kính để luôn đảm bảo
d = d/ .
- Khi ảnh hiện trên màn gần rõ nét thì dịch chuyển vật và màn những khoảng nhỏ bằng nhau cho tới khi thu được ảnh rõ nét cao bằng vật . Kiểm tra điều này bằng cách đo chiều cao h/ của ảnh để so sánh với chiều cao h của vật : h = h/ .
Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm thực hiện các bước của bài thực hành.
* Hoạt động2 : Hoàn thành báo cáo thực hành .
- HS tự hoàn thành báo cáo thực hành .
- GV nhận xét ý thức , thái độ và tác phong làm việc của các nhóm . Tuyên dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt .
- Thu báo cáo thực hành của HS .
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Gv tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả bài thực hành
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Trình bày lại các bước thực hành để xác định tiêu cự của một thấu kính hội tụ
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 47 SGK
- Cấu tạo của máy ảnh?
-Đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 7-3 -2008 : Tiết 51
Bài 47 : SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT: - Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối .
- Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh .
*Về KN: Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh .
*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs)
- 1 máy ảnh cũ làm dụng cụ trực quan cho cả lớp .
- Hình 47.4 SGK .
- 1 mô hình máy ảnh , tại chỗ đặt phim có dán mảnh giấy mờ.
HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 47 SGK, bảng nhóm
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Để chụp ảnh, người ta sử dụng máy ảnh. Máy ảnh có nhiều loại , nhưng tất cả đều phải có một bộ phận quan trọng là vật kính. Bài này ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của máy ảnh và sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.CẤU TẠO CỦA MÁY ẢNH
Mỗi máy ảnh đều có vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
II.ẢNH CỦA MỘT VẬT TRÊN PHIM
1.Trả lời các câu hỏi:
C1: Aûnh của một vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C2:Hiện tượng thu được ảnh thật của vật thật, chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.
2.Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh.
C3:
C4:Tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật là:
3.Kết luận:
Aûnh của một vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
III.VẬN DỤNG
C6:áp dụng kết quả của C4, ta có ảnh A’B’ của người ấy trên phim có chiều cao là:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu máy ảnh .
- Yêu cầu HS đọc mục I SGK .
- HS quan sát hình 47.2 và 47.3 SGK .
- HS nhận biết đâu là vật kính , buồng tối và chỗ đặt phim của máy ảnh .
- Gọi 1 vài HS nhận xét về các thành phần cấu tạo của máy ảnh .
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh
- Hướng vật kính của máy ảnh về phía 1 vật ngoài sân trường hoặc cửa kính của phòng học , đặt mắt phía sau tấm kính mờ hoặc tấm nhựa trong được đặt ở vị trí của phim để quan sát ảnh của vật này .
- Yêu cầu HS trả lời C1 và C2 .
- GV đặt câu hỏi :
+ Aûnh thu được trên phim của máy ảnh là ảnh ảo hay ảnh thật ?
+ Vật thật cho ảnh thật thì cùng chiều hay ngược chiều ?
+ Vật thật cách vật kính một khoảng xa hơn so với khoảng cách từ ảnh trên phim tới vật kính thì ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?
+ Vật thật cho ảnh thật thì vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ ?
- Yêu cầu HS làm C3 và C4 .
- GV gợi ý :
+ Sử dụng tia qua quang tâm để xác định ảnh B/ của B hiện trên phim PQ và ảnh A/ B/ của AB .
+ Từ đó vẽ tia ló khỏi vật kính đối với tia sáng từ B tới vật kính và song song với trục chính .
+ Xác định tiêu điểm F của vật kính .
- Yêu cầu HS làm C4 : Xét 2 tam giác đồng dạng
OAB và OA/ B/ để tính tỉ số .
- Nêu nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh .
- Rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh .
* Hoạt động 3 : Vận dụng .
- Gợi ý cho HS vận dụng kết quả vừa thu được ở C4 để làm C6 .
- Từng HS làm C6 .
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời:
a) Nêu tên các bộ phận chính của máy ảnh.
b) hiện tượng nào cho biết vật kính là thấu kính hội tụ?
c) Aûnh trên phim có đặc điểm gì?
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết”
Làm BT bài 47 SBTVL
Bài sắp học: Ôn tập . Tự trả lời các câu hỏi 1-7, bài tập vận dụng 17, 18 19 trang 151 Sgk
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 9 -3 -2008 . Tiết 52 ÔN TẬP
A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:
*Về KT:Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đặc điểm của ảnh tạo bỡi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh.
*Về KN:luyện tập kĩ năng dựng ảnh qua thấu kính, rèn luyện tính cẩn thận trong cách vẽ hình, tính toán, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra.
*Về TĐ: Tích cực trong luyện tập, thảo luận theo nhóm.
B.CHUẨN BỊ:
GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) :bảng nhóm
HS: Làm các bài tập đã hướng dẫn
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs ( vở bài tập 5 Hs , đánh giá và nhận xét)
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu và mục tiêu của tiết ôn tập.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.NỘI DUNG ÔN TẬP:
1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2.Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
3.Thấu kính hội tụ, ảnh của một vật tạo bỡi thấu kính hội tụ.
4.Thấu kính phân kì , ảnh của một vật tạo bỡi thấu kính phân kì .
5.Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh.
II. VẬN DỤNG
17. B
18. B
19. B
22.a)
b) A’B’ là ảnh ảo.
c) Vì , nên BO và AI là hai đường chéo của hình chữ nhật BAOI, B’ là giao điểm hai đường chéo nên A’B’ là đường ttrung bình của tam giác ABO.
Ta có OA’ = ½ OA = 10 cm
Vậy ảnh A’B’ nằm cách thấu kính 10 cm
HĐ1: Ôn tập kết hợp kiểm tra.
Gv lần lược nêu câu hỏi theo từng mục, chỉ định học sinh trả lời có đánh giá, cho điểm sau khi cho cả lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý sử dụng thuật ngữ chính xác, diễn tả ngắn gọn, đủ ý
Nội dung câu hỏi từ 1 à 7 trang 151 Sgk
Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời
HĐ2: Vận dụng
Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập 17, 18, 19, 22Sgk
Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời
Cả lớp làm bài tập 47.4 SBT
HD: rFA’B’~ rFOI nên ta có :
Do đó khoảng cách từ phim đến vật kính là:
Giải ra ta được:
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố: Giải đáp các thắc mắc ( nếu có)
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Tự ôn tập như hướng dẫn, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Bài sắp học: kiểm tra 1 tiết
E.KIỂM TRA:
Ngày soạn 15 -3 -2008 : Tiết 53 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức những bài đã học trong chương .
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập .
B.CHUẨN BỊ:
GV: Đề kiểm tra
HS:
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.phát đề kiểm tra
3.Học sinh làm bài
4.Thu bài
D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Củng cố
2.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Ôn tập các nội dung đã học.
Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 48: MẮT
E.KIỂM TRA:
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT ( ĐỀ 1)
MÔN vật lí 9
I. Phần trắc nghiệm: 4đ (mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm )
a)Điền từ, ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
1. Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là ........................................................
2. Thấu kính phân kì có bề dày phần giữa
3. Vật kính máy ảnh là một thấu kính
4. Aûnh trên phim trong máy ảnh có đặc điểm là.
5.Thấu kính hội tụ tạo ảnh ảo lớn hơn vật, khi vật đặt khoảng tiêu cự
6. Trong hình vẽ bên, đó là thấu kính gì ? thêm vào kí hiệu cho phù hợp
7.Ve õtiếp các tia ló, và xác định ảnh A’B’
b)Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
8. Đặt 1 vật trước 1 thấu kính hội tụ, ta sẽ thu được :
A. một ảnh ảo lớn hơn vật B. một ảnh ảo nhỏ hơn vật
C. một ảnh thật lớn hơn vật D. Có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật
9. Khi vật sáng đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng hai lần tiêu cự thì ảnh sẽ có chiều cao:
A) bằng vật B) lớn gấp đôi vật C) nhỏ một nửa vật D) nhỏ so với vật nhiều lần
10. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, nếu góc tới bằng 400 , thì góc khúc xạ:
A) >400 B) = 400 C) < 400 D) = 00.
II.Phần tự luận: ( 6 điểm )
Cho 1 vật AB đứng trước và vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ , vật AB
nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính . Cho OF = 8 cm , OA = 12 cm
a. Vẽ ảnh A/ B/ của AB tạo bỡi thấu kính ( yêu cầu vẽ đúng tỉ lệ)
B. Aûnh này có đặc điểm gì ?
C. Biết ảnh AB = 3 cm . Tính : OA/ , A/ B/ ?
* ĐÁP ÁN đề 1 :
I. Phần trắc nghiệm:
a). Mỗi câu đúng : 0,4 đ
1.hiện tượng khúc xạ ánh sáng
2. mỏng hơn phần rìa
3. hội tụ
4. ảnh thật nhỏ hơn vật , ngược chiều với vật.
5. trong
6.TK phân kì 7)
b). Mỗi câu đúng :0,4 đ
8) D 9) A 10) D
II.Phần tự luận: ( 6 điểm )
a. Vẽ được ảnh, đúng tỉ lệ : (2đ)
b. ảnh ảo , cùng chiều và nhỏ hơn vật (1 đ)
c. OA/ = 4,8 cm (1,5 đ)
A/ B/ = 1,2 cm (1,5 đ)
------------------------------------------------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT ( ĐỀ2)
MÔN vật lí 9
I. Phần trắc nghiệm: 4đ (mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm )
a)Điền từ, ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
1.Trong máy ảnh, bộ phận có thấu kính hội tụ đó là.
2.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì .. tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
3. Thấu kính hội tụ có bề dày phần rìa..
4.Aûnh trên phim trong máy ảnh có đặc điểm
5.Thấu kính luôn luôn tạo ảnh ảo nhỏ hơn vật là thấu kính
6. Trong hình vẽ bên, đó là thấu kính gì ? thêm vào kí hiệu cho phù hợp
7.Ve õtiếp các tia ló, và xác định ảnh A’B’ :
b) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
8. Đặt 1 vật trước 1 thấu kính phân kì, ta sẽ thu được :
A. một ảnh ảo lớn hơn vật B. một ảnh ảo nhỏ hơn vật
C. một ảnh thật lớn hơn vật D. Có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật
9. Khi vật sáng đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng hai lần tiêu cự thì ảnh sẽ có chiều cao:
A) bằng vật B) lớn gấp đôi vật C) nhỏ một nửa vật D) nhỏ so với vật nhiều lần
10. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, nếu góc tới bằng 400 , thì góc khúc xạ:
A) >400 B) = 400 C) < 400 D) = 00.
II.Phần tự luận: ( 6 điểm )
Cho 1 vật AB đứng trước và vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ, vật AB
nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính . Cho OF = 8 cm , OA = 12 cm
a. Vẽ ảnh A/ B/ của AB tạo bỡi thấu kính ( yêu cầu vẽ đúng tỉ lệ)
B. Aûnh này có đặc điểm gì ?
C. Biết AB = 3 cm . Tính : OA/ , A/ B/ ?
----------------------------------------------------------------------
* ĐÁP ÁN đề 2 :
I. Phần trắc nghiệm:
a). Mỗi câu đúng : 0,4 đ
1.vật kính
2. bị gãy khúc
3. mỏng hơn phần giữa
4. ảnh thật,ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật.
5.phân kì
6. TK hội tụ
7)
b)Chọn câu trả lời đúng
8. B
9. A
10. C
II.Phần tự luận: ( 6 điểm )
a. Vẽ được ảnh, đúng tỉ lệ : (2đ)
b. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật (1 đ)
c. OA/ = 24 cm (1,5 đ)
A/ B/ = 6 cm (1,5 đ)
File đính kèm:
- L49-53.doc