Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 52 - Ôn tập (tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Nắm được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Nắm được đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

2. Kỉ năng:

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKHT và TKPK.

3. Thái độ:

- Tự giác ôn tập kiến thức liên quan và chuẩn bị tốt ôn tập ở nhà.

II- CHUẨN BỊ.

- Trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.

- Giải các bài tập trong phần vận dụng về hai loại thấu kính.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 52 - Ôn tập (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 52- ÔN TẬP I.MỤC TIÊU. Kiến thức: Nắm được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Nắm được đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Kỉ năng: - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKHT và TKPK. 3. Thái độ: - Tự giác ôn tập kiến thức liên quan và chuẩn bị tốt ôn tập ở nhà. II- CHUẨN BỊ. - Trả lời các câu hỏi do GV đưa ra. - Giải các bài tập trong phần vận dụng về hai loại thấu kính. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS. HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1. Kiến thức cơ bản (20 phút) C1. 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Hiện btượng khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách giữa hai môi trường. + Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại. Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi. C1 ? Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu kết luận về đường truyền tia sáng khi tia sáng đi từ không khí sang nước và từ nước sang không khí? Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì Phần rìa mỏng hơn phần giữa. Chùm tia sáng song song tới thấu kính cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm. ảnh ảo của thấu kính hội tụ lớn hơn vật và xa thấu kính hơn vật Đặc điểm ảnh. d bằng vô cùng cho ảnh hiện lên ở tiêu điểm F/. d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, bé hơn vật. 2f > d > f: ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. d < f: ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn và xa thấu kính hơn vật. Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F/. Tia tới qua quang tâm O cho tia ló tiếp tục đi thẳng không bị đổi hướng. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính. Cách dựng ảnh. Dựng ảnh một điểm sáng S: + Từ S dựng hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính. + Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự tại S/ thì S/ là ảnh thật của S. + Nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà kéo dài mới gặp nhau tại S/ thì S/ là ảnh ảo của S. Chú ý: Đừơng kéo dài phải vẽ nét đứt Dựng ảnh của một vật sáng AB hình mũi tên, AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính: Ta chỉ cần dựng ảnh B/ của B bằng cách sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B/ hạ vuông góc xuống trục chính, cắt trục chính tại A/ thì A/ là ảnh của A và A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính. Chú ý: Nếu B/ là ảnh ảo thì A/B/ cũng là ảnh ảo, vẽ nét đứt. Phần rìa dày hơn phần giữa. Chùm tia tới song song cho chùm tia ló phân kì có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. ảnh ảo của thấu kính phân kì nhỏ hơn vật và gần thấu kính hơn vật. Vật ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. d bằng vô cùng cho ảnh hiện lên ở tiêu điểm F/. Tia tới song song với trục chính cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F/. Tia tới đi qua quang tâm O cho tia ló di thẳng, không bị đổi hướng. Tia tới hướng tới tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính. Cách dựng ảnh. - Dựng ảnh một điểm sáng S: + Từ S dựng hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính. + Hai tia ló không cắt nhau thực sự mà kéo dài mới gặp nhau tại S/ nên S/ là ảnh ảo của S. Chú ý: Đừơng kéo dài phải vẽ nét đứt - Dựng ảnh của một vật sáng AB hình mũi tên, AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính: Ta chỉ cần dựng ảnh B/ của B bằng cách sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B/ hạ vuông góc xuống trục chính, cắt trục chính tại A/ thì A/ là ảnh của A và A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính. - Chú ý: A/B/ là ảnh ảo nên phải vẽ nét đứt. C2. ? Nêu các đặc điểm để nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. C3. ? Nêu đặc điểm ảnh tạo bởi TKHT và TKPK. C4. ? Vẽ đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua hai loại thấu kính. C5. Nêu cách dựng ảnh của một điểm sáng S và ảnh của một vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) qua TKHT và TKPK. Bước 1. Đọc kĩ đề, vẽ sơ đồ tạo ảnh của vật qua thấu kính bằng cách sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt. Bước 2. Xét các cặp tam giác đồng dạng có liên quan đến các đại lượng: d, d/, f, h, h/ đó là Từ đó viết các hệ thức liên quan đến ẩn số của bài toán. Bước 3. Giải hệ phương trình hoặc phương trình để tìm ra ẩn số của bài toán. Bước 4. Đối chiếu kết quả tìm được với sơ đồ tạo ảnh để tìm hiểu độ chính xác của sơ đồ tạo ảnh hoặc kết quả bài toán. C6. ? Nêu PP chung để giải bài toán quang hình học. Chú ý: Vẽ đúng tỷ lệ nếu bài toán không cho không cần vẽ đúng tỷ lệ, ảnh ảo và đường kéo dài của tia ló phải vẽ nét đứt. - Nên kí hiệu thống nhất với mọi bài toán đó là các điểm: A, B, A/, B/, O, F, F/, I. Với TKHT, F/ nằm khác phía tia tới so với TK. TKPK, F/ nắm cùng phía với tia tới so với TK. Hoạt động 2. Vận dụng. (20 phút) A B I O F/ A/ B/ F C1. Thấu kính đó là thấu kính phân kì. C2. HS vận dụng PP chung, giải được f = 30 cm; d = 40 cm, d/ = 120 cm C1. Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính gì? C2. Vật AB đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một thấu kính cho ảnh A/B/ ngược chiều với vật và cao gấp 3 lần vật. Biết khoảng cách từ vật đến ảnh là 160 cm. Thấu kính trên là TK gì? Tại sao? Xác định quang tâm, các tiêu điểm của TK. Tính tiêu cự của TK, khoảng cách từ vật và ảnh đến TK. Hoạt động 3. Cũng cố, dặn dò. (5 phút) Luyện tập thêm ở nhà, làm các bài tập trong SBT, ôn tập thêm các kiến thức về dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Nhắc nhở HS luyện tập thêm ở nhà, làm các bài tập trong SBT, ôn tập thêm các kiến thức về dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTiet 52 On tap.doc