Kiến thức: -Nêu kết luận về vị trí vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm ảnh tạo bởi kính lúp khi đó
-Thực hiện đúng các phép vẽ hình quang học.
2-Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức để giải bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng , về các TK và các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh , con mắt, kính cận , kính lão , kính lúp).
-Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học
3-Thái độ: -Yêu thích bọ môn
II-CHUẨN BỊ
1-Giáo viên: -Dụng cụ minh họa cho bài tập 1
2-Học sinh: -Hoàn thành phần dặn dò tiết trước
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 57: Bài tập quang hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 57: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC .
I-MỤC TIÊU
1-Kiến thức: -Nêu kết luận về vị trí vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm ảnh tạo bởi kính lúp khi đó
-Thực hiện đúng các phép vẽ hình quang học.
2-Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức để giải bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng , về các TK và các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh , con mắt, kính cận , kính lão , kính lúp).
-Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học
3-Thái độ: -Yêu thích bọ môn
II-CHUẨN BỊ
1-Giáo viên: -Dụng cụ minh họa cho bài tập 1
2-Học sinh: -Hoàn thành phần dặn dò tiết trước
3-Phương pháp:
III-TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
T/G
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
14’
14’
14’
Hoạt động 1 Giải bài 1
*Cho HS đọc đề và trả lời câu hỏi
-Trước khi đổ nước mắt có nhìn thấy tâm O không ?
Vì sao khi đổ nước thì mắt nhìn thấy tâm O ?
*Gợi ý : Khi đổ nước vào bình mà mắt vừa vặn nhìn thấy O thì tia khúc xạ truyền đến mắt có phương đi qua đâu ?
*Cho HS tiến hành giải theo gợi ý SGK và thực hiện được :
-Dựng mặt thoáng đúng vị trí
-Dựng điểm tới
-Dựng đường truyền của tia sáng phát xuất từ O tới mắt M.
Hoạt động 2 . Giải bài 2
*Cho HS đọc kĩ đề , ghi nhớ dữ kiện đã cho và yêu cầu mà đề đòi hỏi
a)_Hướng dẫn HS chọn 1 tỉ lệ xích phù hợp : tiêu cự 3cm . AB cách TK 4cm , lấy AB = 7mm.
-Dựng ảnh A'B' theo đúng tỉ lệ xích.
b)Cho HS đo chiều cao A'B' và lập tỉ số : AB/A'B'
Cho HS về nhà lập tỉ số trên theo hình học.
Hoạt động 3 . (15 phút) Giải bài 3
*Cho HS đọc đề và ghi nhớ những dữ kiện đã cho và yêu cầu cần thực hiện .
*Cho HS giải câu a) theo gợi ý của SGK
*Gơi ý câu a) nếu HS còn khó khăn :
-Biểu hiện cơ bản của mắt cận là gì?
-Mắt không cận và mắt cận thị mắt nào nhìn được xa hơn?
-Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở xa hơn hay gần hơn
*Cho HS tự lực giải câu b)
* HS: đọc đề và trả lời các câu hỏi của GV.
-Cả lớp thảo luận .
* HS:tiếp thu gợi ý
* HS:từng cá nhân
-Tiến hành giải theo gợi ý SGK
* HS: đọc kĩ đề và nắm các dữ kiện và yêu cầu .
* HS: _vẽ vị trí AB , F và ảnh của AB theo tỉ lệ xích .
-Dựng ảnh A'B'.
* HS: đo chiều cao A'B' và lập tỉ số : AB/A'B'
* HS: đọc đề và ghi nhớ những dữ kiện đãcho và yêu cầu cần thực hiện .
* HS: giải theo gợi ý của SGK
* HS: theo dõi gợi ý để giải câu a) ( nếu gặp khó khăn )
TIẾT 57: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC
Bài 1:
-Dựng mặt thoáng xx' theo tỉ lệ 3/4 của chiều cao của bình.
-Vẽ đường thẳng nối mép của đáy bình (J) tới mắt M cắt XX' tại I thì I là điểm tới.
-Dựng tia tới OI.
-Tia khúc xạ là IM .
Bài 2:
a)Vẽ ảnh của AB :
B
A'
F' O F
B'
(H51.2)
b) + Độ cao của ảnh và của vật : A'B' = 21 mm
AB = 7 mm
+ A'B'/ AB = 3
*Dùng hình học :
Bài 3:
a) Ai cận nặng hơn?
∞ CV O
F
Mắt cận thị không nhìn thấy các vật ở xa mắt nên người cận thị nặng không nhìn rõ các vật ở xa mắt .Do đó Hòa cận nặng hơn vì có điểm cực viễn gần mắt hơn Bình.
b)+Cần mang thấu kính phân kì
+Vì điểm cực viễn trùng với tiêu điểm nên tiêu cự
kính của Hòa ngắn hơn vì có điểm cực viễn gần mắt hơn.
+C/M :
-Vật ở vô cực qua thấu kính phân kì cho ảnh ở tiêu điểm F trùng với điểm CV nên mắt có thể thấy được ảnh này.
-Vật nằm từ điểm CV đến thấu kính mắt cận thị đều cho ảnh nằm trong khoảng này nên nhìn thấy được.
Vậy mọi vật nằm trước thấu kính mắt cận có thể thấy được.
IV-HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: (3 ')
-Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài. - Soạn bài mới “tiết 58: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU”
V-RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T57LY9.DOC