. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận và cách khắc phục.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão và cách khắc phục.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật lão.
- Biết cách thử mắt bằng thị lực.
2. Kĩ năng:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 58: Mắt cận và mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/2013
Ngày dạy: 27/3/2013
TIẾT 58: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận và cách khắc phục.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão và cách khắc phục.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật lão.
- Biết cách thử mắt bằng thị lực.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức để biết được cách khắc phục các tật về mắt.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- 1 kính cận, một kính lão.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc và nghiên cứu trước bài 49_SGK.
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
- Hai bộ phận quan trong nhất của mắt là gì ? Chữa bài tập 48.1_SBT ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu Mắt cận.
GV: Yêu cầu h/s trả lời câu C1, C2
HS: Thảo luận nhóm bàn " trả lời
GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C3
HS: Thảo luận " trả lời
GV: Yêu cầu h/s vẽ ảnh của vật AB qua kính cận như hình 49.1
HS: Vẽ ảnh qua kính cận
GV: Khi không đeo kính mắt cận có nhìn rõ vật không ? Tại sao ?
HS: Trả lời
GV: A’B’ qua kính cận nằm trong khoảng nào?
- Nếu đeo kính mắt có nhìn thấy AB không ? Vì sao ?
HS: Trả lời
GV: Kính cận là TK gì ? Người đeo kính với mục đích gì ? Kính phù hợp với mắt cận phải có tiêu cự như thế nào ?
HS: Trả lời
Þ Kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Mắt lão
GV: Mắt lão thường gặp ở người trong độ tuổi nào?
- Cc so với mắt bình thường ntn?
HS: Đọc SGK, trả lời.
GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C5
HS: Thảo luận " trả lời
GV: Yêu cầu h/s vẽ ảnh của vật AB qua kính lão như hình 49.2
HS: Vẽ ảnh A'B' qua kính lão
GV: - Ảnh của vật qua TKHT nằm ở gần hay xa mắt?
- Mắt lão không đeo kính có nhìn thấy vật không ?
- Khi đeo kính ảnh nằm trong khoảng nào?
HS: " trả lời
GV: Từ cách khắc phục trên em rút ra nhận xét gì ?
HS: Nhận xét
Þ Kết luận.
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Yêu cầu h/s thực hiện và trả lời C7, C8
HS: thực hịên và trả lời C7, C8
I. Mắt cận.
1. Những biểu hiện của tật cận thị:
C1: - Đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp chữ viết trên bảng thấy mờ.
- Ngồi trong lớp không nhìn rõ những vật ngòai sân trường.
C2: Mắt cật không nhìn rõ những vật ở xa "Cv của mắt cận gần hơn bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị:
C3: - Bằng pp hình học thấy phần giữa mỏng hơn phần rìa.
- Đặt vật trước TK đều thấy ảnh nhỏ hơn vật
F,Cv
Mắt
- Khi không đeo kính mắt cận không nhìn rõ vật AB. Vì vật nằm xa mắt hơn điểm cực viễn (Cv)
- Khi đeo kính mắt nhìn rõ vật AB. Vì ảnh A'B' nằm trong khoảng cực viễn (vật nằm gần mắt hơn điểm cực viễn)
3. Kết luận
- Kính cận là TKPK, mắt cận phải đeo TKPK để nhìn rõ các vật ở xa.
- Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão.
- Mắt lão thường gặp ở người già.
- Sự điều tiết kém nên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần.
- Cc xa hơn Cc của người bình thường.
2. Cách khắc phục tật lão mắt.
C5: - Bằng phương pháp hình học thấy phần giữa dầy hơn phần rìa.
- Đặt vật trước TK đều thấy ảnh lớn hơn và cùng chiều với vật
B’
B
A’ Cc F A O F'
- Khi không đeo kính mắt lão không nhìn rõ vật AB. Vì A'B' vật nằm ngoài điểm cực viễn (Cv)
- Khi đeo kính ảnh A'B' của AB hiện ra xa mắt hơn điểm cực cận của mắt nên nhìn rõ vật AB.
3. Kết luận
- Mắt lão phải đeo TKHT để nhìn thấy rõ các vật ở gần. Kính lão là TKHT.
III. Vận dụng
C7:
C8:
4. Củng cố.
- Hãy nêu những biểu hiện của người bị tật cận thị, tật mắt lão? Cách khắc phục ?
- Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 49.1, 49.2, 49.3- SBT
- Đọc trước bài 50-SGK
File đính kèm:
- tiet 58 mat can mat lao.doc