. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được câu hỏi: kính lúp dùng để làm gì?
- Nêu được hai đặc điểm của kính lúp (TKHT có tiêu cự ngắn)
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác.
- sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng kính lúp để quan sát vật nhỏ.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 59: Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/3/2013
Ngày dạy: 28/3/2013
TIẾT 59: KÍNH LÚP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được câu hỏi: kính lúp dùng để làm gì?
- Nêu được hai đặc điểm của kính lúp (TKHT có tiêu cự ngắn)
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác.
- sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng kính lúp để quan sát vật nhỏ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên các nhóm:
- 1 kính lúp, 13 thước nhựa (GHĐ 300mm, ĐCNN 1mm)
- 1 vật nhỏ (con tem)
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc và nghiên cứu trước bài 50_SGK. thước.
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu những biểu hiện của người bị tật cận thị, tật mắt lão?
- Cách khắc phục ? Chữa bài tập 49.2_SBT ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính lúp.
GV: Kính lúp là gì? Trong thực tế ta thấy kính lúp trong TH nào?
HS: Đọc SGK " trả lời
GV: Giải thích số bội giác: cho biết góc trông ảnh lớn hơn bao nhiêu lần so với góc trông trực tiếp vật trong cùng điều kiện.
- Mối quan hệ giữa số bội giác với tiêu cự như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS dùng vài kính lúp khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ
" Rút ra nhận xét
HS: dùng kính lúp để quan sát vật nhỏ " Rút ra nhận xét
GV: Yêu cầu HS trả lời C1, C2.
HS: trả lời C1, C2.
GV: Cho HS phân biệt: số bội giác khác độ phóng đại.
G ¹
- Kính lúp để làm gì ? Có tác dụng ntn ? Số bội giác cho biết điều gì ?
HS: Trả lời " Rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
GV: Phát kính lúp cho các nhóm " yêu cầu h/s bố trí và tiến hành TN hình 50.1
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
GV: yêu cầu h/s vẽ ảnh A'B' qua kính lúp
HS: Vẽ ảnh
GV: Hướng dẫn h/s trả lời câu C3
HS: Thảo luận " trả lời
GV: Muốn quan sát một vật nhỏ trước kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng nào ?
HS: trả lời
GV: Kết luận
HS: Ghi vở
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Yêu cầu h/s kể lại một số trường hợp dùng kính lúp trong thực tế
HS: Lấy ví dụ câu C5
GV: Yêu cầu h/s thực hiện C6
HS: thực hịên C6
I. Kính lúp là gì ?
1. a, Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát những vật nhỏ.
b, Mỗi kính lúp đều có một số bội giác (KH: G)
- Số bội giác càng lớn cho ảnh quan sát càng lớn.
c, Hệ thức giữa số bội giác và tiêu cự f của một thấu kính : G =
- Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.
C1: - Kính lúp có số bội giác càng lớn có tiêu cự ngắn.
C2: Ta có G = 1,5 " f = ?
Từ hệ thức G = 25/f " f = 25/G
« f = 25/1.5 = 16,6 (cm)
3. Kết luận
- Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt ta thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
1. Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
B’
B
A’ F A O F'
C3: Ảnh ảo, lớn hơn, cùng chiều với vật.
C4: Phải đặt vật trong khoảng tiêu cự d < f
3. Kết luận:
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
III. Vận dụng
C5:
C6:
4. Củng cố.
- Kính lúp là gì? Dùng để làm gì ?
- Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 50.1, 50.2, 50.3, 50.4- SBT
- Giải trước bài tập của bài 51-SGK
File đính kèm:
- tiet 59 kinh lup.doc