Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Nêu được điện trở của dây dây phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

 - Biết cách xác định sự phụ thuộc của của điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn)

 - suy luận và tiến hành TN kiểm tra sự thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây.

 - Nêu được điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2013 Ngày giảng: 16/9/2013 TIẾT 8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được điện trở của dây dây phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. - Biết cách xác định sự phụ thuộc của của điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn) - suy luận và tiến hành TN kiểm tra sự thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây. - Nêu được điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. 2. Kĩ năng - Mắc mạch điện và sử dụng các dụng cụ đo: ampe kế và vôn kế. 3. Thái độ - Trung thực, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên cho các nhóm HS: - 3 điện trở mẫu có cùng tiết diện, được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài l, 2l, 3l - 1 máy biến áp nguồn, 1 công tắc, 8 đoạn dây nối. - 1 ampe kế có GHĐ 1.5A và ĐCNN 0.1A, 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0.1V. 2. Chuẩn bị của HS: - Kẻ sẵn bảng 7.1_ SGK - Đọc và chuẩn bị trước bài 7_SGK III. Tiến trình giảng dạy 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: Tổ chức vào bài như trong SGK HS: Đọc SGK. * Hoạt động 2: Tìm hiểu điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào ?. GV: Dây dẫn dùng để làm gì ? Và có ở đâu xung quanh ta ? HS: Trả lời. GV: -Treo hình 7.1_SGK, yêu cầu h/s quan sát ? Các cuộn dây dẫn có đặc điểm gì ? HS: Quan sát hình vẽ, trả lời. GV: Điện trở của các dây dẫn này có mhư nhau không? Yếu tố nào ảnh hưởng đến R ? HS: Trả lời GV: Để XĐ sự phụ thuộc vào một trong các yếu tố ta phải làm ntn? HS: Trả lời * Hoạt động 3: Xác định sự phụ thuộc của R vào chiều dài dây dẫn GV: Hãy dự đoán theo yêu cầu câu C1 và nêu dự đoán của mình ? HS: Nêu dự đoán. GV: Hướng dẫn h/s mắc mach điện theo sơ đồ hình 7.2a HS: Hoạt động nhóm mắc mạch điện. GV: Yêu cầu h/s tiến hành làm TN và ghi lại kết quả các giá trị U1, I1, R1 vào bảng 1_SGK HS: Làm TN và ghi lại kết quả GV: Yêu cầu h/s tiến hành làm TN với dây dài 2l, 3l, ghi lại kết quả vào bảng 1_SGK HS: Làm TN và ghi lại kết quả GV: Yêu cầu h/s dựa vào kết quả TN rút ra nhận xét với dự đoán câu C1 HS: Rút ra nhận xét. GV: Yêu cầu h/s dựa vào kết quả TN rút ra kết luận về sự phụ thuộc của R HS: Rút ra kết luận * Hoạt động 4: Vận dụng GV: yêu cầu h/s trả lời câu C2. HS: Trả lời câu C2. GV: yêu cầu h/s tóm tắt đầu bài câu C3. HS: Tóm tắt đầu bài GV: Hướng dẫn h/s giải. - ADCT nào để tính R của dây ? Từ đó vận dụng KL trên để tính chiều dài của dây dẫn ? HS: Giải câu C3. GV: yêu cầu h/s trả lời câu C4. HS: Trả lời câu C4. I. Xác định sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào một trong các yếu tố khác nhau. * Các cuộn dây có đặc điểm khác nhau: - Chiều dài dân dẫn. - Tiết diện dây dẫn. - Chất liệu làm dây. * Để XĐ sự phụ thuộc của R vào yếu tố x nào đó (VD: chiều dài dây dẫn) thì ta phải đo R của dây dẫn có x khác nhau nhưng các yếu tố khác như nhau. II. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 1. Dự kiến cách làm. C1: Dây dẫn dài 2l có điện trở 2R; dây dẫn dài 3l có điện trở 3R 2. Thí nghiệm kiểm tra a. Mắc mạch điện: b. Tiến hành TN: Bảng 1: Kết quả TN Kq đo Lần TN Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) Điện trở (Ω) Dây dài 1l U1 = I1 = R1 = Dây dài 2l U2 = I2 = R2 = Dây dài 3l U3 = I3 = R3 = c. Nhận xét 3. Kết luận - Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. III. Vận dụng C2: - Khi U thay đổi, nếu mắc bóng đèn vào hđt này bằng dây càng dài thì đoạn mạch có R càng lớn, cường độ dđ chạy qua bóng đèn cành nhỏ thì đèn sáng yếu hơn. C3: Tóm tắt U = 6V; I = 0,3A; l’ = 4m; R’ = 2Ω Tính: l = ? Giải - ADCT: I = U/R R = U/I Thay số: R = 6V/0,3A = 20Ω - Chiều dài của cuộn dây là: l = 20.4/2= 40m C4: Vì I1 = 0,25I2 = I2/4 I2 = 4I1 Nên điện trở của dây dẫn thứ nhất lớn gấp 4 lần dây dẫn thứ hai. Do đó l1 = 4l2 4. Củng cố: - Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 _SBT - Đọc và chuẩn bị trước bài 8_SGK

File đính kèm:

  • docTIET 8 su phu thuoc R v¢o chieu dai day dan.doc
Giáo án liên quan