Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết thứ: 23 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

A.MỤC TIÊU :

 +) Kiến thức: - Xác định được từ tính của nam châm. - Nhận biết được 2 cực từ của NC và tính chất của nó. - Vận dụng và sử dụng được la bàn.

 +) Kỹ năng: - Tư duy. – Suy luận. – Lô gíc.

 +) Thái độ: - Yêu khoa học. Tự tin, hợp tác.

B. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề.

C.CHUẨN BỊ: +) HS cho mỗi nhóm: - 1 kim NC có giá, 1 NC thẳng, 1 NCchữ U, 1 la bàn. +) GV: Một bộ TN như của

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết thứ: 23 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Điện từ học Ngày soạn:/.../2007 Ngày giảng :/.../2007 Tiết thứ: 23 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu A.Mục tiêu : +) Kiến thức: - Xác định được từ tính của nam châm. - Nhận biết được 2 cực từ của NC và tính chất của nó. - Vận dụng và sử dụng được la bàn. +) Kỹ năng: - Tư duy. – Suy luận. – Lô gíc. +) Thái độ: - Yêu khoa học. Tự tin, hợp tác. B. Phương pháp: Thực nghiệm kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị: +) HS cho mỗi nhóm: - 1 kim NC có giá, 1 NC thẳng, 1 NCchữ U, 1 la bàn. +) GV: Một bộ TN như của D. tiến trình lên lớp : I - ổn định lớp (2p): - HS vắng : - 9A:..em....................; - 9B:..em....................; - 9C: ..em....................; - 9D:..em.................... II - Bài cũ : III - Bài mới: 1/ Đặt vấn đề (2p) : GV cho HS đọc phần ĐVĐ SGK. - Vậy vì sao hình nhân trên xe của Tổ Xung lại luôn chỉ tay về hướng nam? Để hiểu và trả lời được câu hỏi đó ta cùng nhau nghiên cứu bài 21. 2/ Nội dung bài giảng : Hoạt động của Học Sinh Trợ giúp của GV HĐ 1:(15 P) Tìm hiểu từ tính của 1 NC : -Từng nhóm HS làm TN và t/ lời câu C1, C2. - HS đọc thông tin SGK - HS nêu kết luận. => Khi kim NC ở vị trí cân bằng thì luôn định theo hướng Bắc Nam địa lý. Đầu hướng về phía Bắc gọi là cực Bắc. Đầu hướng về phía nam gọi là cực Nam. - HS đọc thông tin SGK tìm hiểu các ký hiệu quy ước trên NC và các loại NC trong phòng TN. I) Từ tính của 1 NC: - GV hướng dẫn HS làm TN, với một kim NC -? Khi ta để kim NC cân bằng ta có nhận xét gì về sự định vị của NC? -? Khi quay NC lệch ra khỏi vị trí ban đầu thì khi cân bằng NC ở vị trí nào ? - GV đưa các loại NC dùng trong phòng TN -? Có mấy loại NC trong phòng TN? -? Người ta quy ước các cực của NC NTN? -? Cho biết cực có chữ N là cực gì?, Chữ S là cức gì? HĐ 2: ( 10 p) Tìm hiểu tác dụng giữa 2 cực của NC: - Các nhóm HS làm TN, trả lời các câu C3, C4. - HS Rút ra kết luận . => Cùng tên thì đẩy nhau. => Khác tên thì hút nhau II) Tác dụng giữa 2 cực của NC: - GV hướng dẫn HS làm TN. -? Khi đưa hai đầu của NC lại gần nhau ta thấy hiện tượng gì ? -? Ta đưa cực bắc của NC lại gần cực nam của NC ta thấy hiện tượng gì? -? Vậy ta có thể rút ra nhận xét gì? HĐ 3 ( 7p) Vận dụng: - Từng HS trả lời các câu hỏi của SGK. - GV cử 2 HS lên bảng làm bài C5, C6. => C5: Tay hình nhân chính là cực nam của NC. => C6: La bàn có bộ phận chính là một kim NC. Vì ở mọi vị trí kim của la bàn cũng chỉ hướng Bấc - Nam III) Vận dụng: GV theo dõi HS trả lời câu hỏi. ?: Tay hình nhân luôn chỉ về hướng nam thì ta có thể nhận xét gì ? - Thống nhất câu trả lời đúng. IV-Củng cố (5P): - Qua bài ta cần nắm nhũng nội dung cơ bản nào ? =>NC nào cũng có 2 cực: cực chỉ bắc là cực Bắc, cực chỉ nam là cực Nam. => Khi đặt 2 NC => gần nhau : cùng cực đẩy, khác cực hút. -Vậy trong thực tế la bàn dùng để làm gì?Trong thực tế nam châm dùng để làm gì? - Em hãy nêu những ướng dụng của NC trong thực tế mà em gặp? GV cho HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết . V – Dặn dò (3p): - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ SGK và làm tất cả các bài tập SBT . - Như ta đã biết khi NC ở vị trí cân bằng thì luôn định theo hướng Bắc Nam. - Vậy vì sao lại như vậy để hiểu điều đó các em về nhà nghiên cứu bài 22: “Tác dụng từ của dòng điện – Từ trưòng” - Về nhà học bài làm các b/ t SBT - Đọc và nghiên cứu bài 22 E- Phần bổ Sung :................................................................................................ Ngày soạn:/.../2007 Ngày giảng:/.../2007 Tiết thứ: 24 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – từ trường A. Mục tiêu: +) Kiến thức : - Mô tả được TN và rút ra KL về lực từ và từ trường của dòng điện và nam châm . - Biết cách nhận biết từ trường. +) Kỹ năng : - Tư duy. – Suy luận. – Quan sát. +) Thái độ : - Hợp tác. - Hưởng ứng. – Yêu khoa học. B. Phương pháp: Thực nghiệm kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị : +) HS cho mỗi nhóm: - Nguồn điện. - 1 kim NC có giá, 1 NC thẳng, Một dd thẳng, Khóa, các dây nối, biến trở. +) GV: Một bộ TN như của HS. D. tiến trình lên lớp : I - ổn định lớp : (1 P) - HS vắng: - 9A:..em........................; - 9B:..em..............................; - 9C: ..em.......................; - 9D:..em...............................; II - Bài cũ (5p): ?1: Nêu từ tính của nam châm? ?2: Hai NC đặt gần nhau thì chúng tương tác nhau như thế nào? II - Bài mới : 1/ Đặt vấn đề(2p) : - Như ta đã biết khi NC ở vị trí cân bằng thì luôn định theo hướng Bắc Nam. - Vậy vì sao lại như vậy để hiểu điều đó các em về nhà nghiên cứu bài 22: “Tác dụng từ của dòng điện – Từ trưòng” 2/ Nội dung bài giảng : Hoạt động của Học Sinh Trợ giúp của GV HĐ 1: (15P) Tìm hiểu lực từ: - Từng nhóm HS làm TN như SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV rút ra nhận xét và trả lời câu C1. - Thảo luận nhóm để rút ra kết luận. - HS nêu kết luận. => Kim NC đặt gần dây dẫn có dòng điện hay gần một NC thẳng có lực tác dụng => lực này gọi là lực từ. I- Lực từ : 1) Thí nghiệm : - GV hướng dẫn HS làm TN. -? Để làm TN ta cần lắp mạch điện ntn? - GV cho HS lắp mạch điện. -? Khi khóa K đóng ta thấy có H/tượng gì? -? Kim NC bị lệch khỏi vị trí cân bằng chứng tỏ điều gì? - GV cho các nhóm qua sát TN và rút ra nhận xét và thống nhất nhận xét đúng. 2) Kết luận: GV cho HS đọc lại kết luận. HĐ 2: ( 10p) Tìm hiểu từ trường: - Các nhóm HS làm TN, quan sát hiện tượng và trả lời các câu C2, C3. - Thảo luận rút ra kết luận . - HS tìm hiểu cách nhận biết từ trường II- Từ trường : 1) Thí nghiệm: - GV hướng dẫn HS làm TN. -? Vậy làm thế nào để nhận biết được TT? -? Kim NC đặt trong TT sẽ xuất hiện gì? -? Vậy ta có thể rút ra kết luận gì? - Rút ra kết luận . => Không gian xung NC, xung quanh dòng điện có tác dụng lực từ lên NC thử. Ta gọi là từ trường. HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu cách nhận biết từ trường - Cá nhân HS nêu cách nhận biết TT. => Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim NC thử thì nơi đó có TT , Và ngược lại. 2) Kết luận: ? Vậy tồn tại xung quanh một NC hay dòng điện có môi trường mang 1 t/ chất gì? ? Môi trường này gọi là gì? ? Làm thế nào để nhận biết được từ trường? 3- Cách nhận biết được từ trường: GV cho HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu cách nhận biết từ trường Cho HS nêu kết luận về cách nhận biết. ? Nếu ở trên mặt bàn một kim NC không định theo hướng B – N thì ta có thể kết luận điều gì? HĐ 3 ( 8p) Vận dụng: - Từng HS trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 của SGK. - 2 HS lên nêu câu trả lời của mình - Từng HS khác đưa ra nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng. III-Vận dụng: GV theo dõi HS trả lời câu hỏi. - GV cử 2 HS lên, nêu câu trả lời của mình - Thống nhất câu trả lời đúng. IV-Củng cố (4p): - Qua bài ta cần nắm nhũng nội dung cơ bản nào ? => Không gian xung quanh NC và dòng điện tồn tại 1 từ trường và tác dụng lự từ lên NC thử. => Ta gọi là từ trường. => Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim NC thử thì nơi đó có TT , Và ngược lại. ? Như ta đã biết xung quanh dòng điện có từ trường? ? Vậy những gia đình ở gần đường dây điện 500kv có bị ảnh hưởng gì không? Nếu có thì phải làm thế nào? - Vậy ơxTét làm TN như thế nào ? GV cho HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết . V – Dặn dò (3p): - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ SGK và làm tất cả các bài tập SBT . ? Bằng giác qua của con người có nhận ra được từ trường không ? vì sao? Vậy làm thế nào để thấy được TT và nó có hình dáng như thế nào ? Để hiểu điều đó các em hãy về nhà đọc và nghiên cứu bài 23: “ Từ phổ – Đường sức từ” Về nhà học bài làm các b/ t SBT - Chú ý đến khái niệm từ phổ, đường cảm ứng từ. E- Phần bổ Sung : .............................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:..................... Ngày giảng:................... Tiết thứ: 25 Bài 23: Từ phổ - đường sức từ A.Mục tiêu : +) Kiến thức : - Mô tả được TN và quan sát hình ảnh của các đường mạt sắt và biết được đó là từ phổ. - Xác định được đường sức từ. - Dựa và ĐST xác định chiều quy ước của ĐST=> Các cực của NC. +) Kỹ năng : – Quan sát - Tư duy – Suy luận. +) Thái độ : - Hợp tác. - Hưởng ứng. – Yêu khoa học. B . Phương pháp : Thực nghiệm kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị: +) HS cho mỗi nhóm: - 1 bảng mạt săt, - 1 NC thẳng, - 4 kim NC có giá, - 1 NC chữ U. +) GV: Một bộ TN như của HS. D. tiến trình lên lớp : I - ổn định lớp (1p):- Nắm HS vắng:................................................................................ II - Bài cũ : (5p) -? Nêu TN ơxtét từ đó rút ra k/ luận về l/từ, TT của d/điện và của NC? -? Bằng giác qua của con người có nhận ra được từ trường không? vì sao? III - Bài mới : 1/ Đặt vấn đề (2p) : Như ta đã biết xung quanh dòng điện, NC có từ trường. Làm thế nào để qua sát được hình ảnh của TT? Vậy làm thế nào để thấy được TT và nó có hình dáng ntn? Để hiểu điều đó ta hãy nghiên cứu bài 23: “ Từ phổ – Đ. sức từ” 2/ Nội dung bài giảng : Hoạt động của Học Sinh Trợ giúp của GV HĐ 1: (10P) Tìm hiểu từ phổ: - Các nhóm HS nhận thiết bị và nghiêm cứu để làm TN như SGK. - Từng nhóm HS làm TN : Gõ nhẹ vào tấm bìa qua sát hiện tượng và trả lời câu C1. - Từ đó HS rút rakết luận . - HS nêu kết luận. =>Trong TT mạt săt sắp xếp thành những đường cong nối từ cức này sang cực khác. - HS đọc thông tin SGK tìm hiểu từ phổ I- Từ phổ : 1) Thí nghiệm: - GV hướng dẫn HS làm TN. ? Lúc đầu các mạt sắt xung quanh NC sắp xếp như thế nào? ? Sau khi gõ nhẹ vào tấm bìa thì các mạt sắt sắp xếp NTN? - GV cho các nhóm qua sát TN và rút ra nhận xét và thống nhất nhận xét đúng. 2) Kết luận: GV cho HS đọc thông tin SGK ? Các nơi mật độ mạt sắt dày, mỏng cho ta biết gì? ? Vậy hình ảnh của từ phổ cho ta biết gì? HĐ 2: ( 12p) Tìm hiểu đường sức từ: -HS dùng bút vẽ lên các đường mạt sắt. Đặt các kim NC lên trên đường mạt sắt quan sát sự định vị của các kim NC. - HS rút ra nhận xét. - HS đọc thông tin SGK. Tìm hiểu quy ước về chiều của ĐST. - Thảo luận rút ra kết luận . -HS Rút ra kết luận . => Cực Bắc của kim NC này nốivới cực Nam của kim NC khi. => ĐST cóchiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cưch Nam của NC. II- Đừơng sức từ: 1) Vẽ và xác định chiều đường sức từ: - GV hướng dẫn HS làm TN. ? Các kim NC có vị trí như thế nào trên các đường mạt sắt? ? Đường này gọi là gì ? ? Theo quy ước thì chiều của ĐST được xác định NTN ? ? Hãy dùng mũi tên đánh dấu chiều của ĐST? ? Vậy ta có thể rút ra kết luận gì? 2) Kết luận: GV cho HS đọc lại kết luận. HĐ 3 ( 8p) Vận dụng: - Từng HS trả lời các câu hỏi của SGK. - 2 HS lên bảng làm bài C4, C5. - Các HS khác đưa ra câu trả lời và nhận xét thống nhất câu trả lời đúng. III - Vận dụng: GV theo dõi HS trả lời câu hỏi. GV cho 2 HS lên bảng làm bài C4, C5. - Thống nhất câu trả lời đúng. IV-Củng cố (4p): - Qua bài ta cần nắm nhũng nội dung cơ bản nào ? =>Trong TT mạt săt sắp xếp thành những đường cong nối từ cức này sang cực khác. =>Cực Bắc của kim NC này nối với cực Nam của kim NC khi. => ĐST có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cưc Nam của NC. +) GV cho HS đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết . V – Dặn dò (3p): - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ SGK và làm tất cả các bài tập SBT . - Như chúng ta đã biết từ phổ và các ĐST biểu diễn từ trường của thanh NC thẳng. Còn từ trường của ống dây có DĐ chạy qua thì được biểu diễn NTN? - Để biết được điều đó em vè nhà nghiên cứu bài 2: “ TT của ống dây có dòng điện chạy qua” - Về nhà học bài làm các BT SBT - Đọc và nghiên cứu bài 24. Chú ý đến QT nắm tay phải E- Phần bổ Sung : ....................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:..................... Ngày giảng:................... Tiết: 26 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua A.Mục tiêu : +) Kiến thức : - Làm TN để thấy được từ phổ và ĐST của ống dây có dòng điện chạy qua. So sánh với từ phổ của một NC thẳng. Phát biểu và vận dụng được quy tắc nắm tay phải. - Biết được sự phụ thuộc của chiều ĐST vào chiều của dòng điện. +) Kỹ năng : – Quan sát. - Tư duy. – Suy luận.– Lôgic +) Thái độ : - Hợp tác. - Hưởng ứng. – Yêu khoa học. B. Phương pháp : Thực nghiệm kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị : +) HS cho mỗi nhóm: - 1 bảng mạt săt có ống dây. –Nguồn điện. - 4 kim NC có giá, - khóa K, các dây nối. +) GV: Một bộ TN như của HS. D. tiến trình lên lớp : I - ổn định lớp : (1P) Nắm HS vắng: II - Bài cũ : (5p) ?1: Từ phổ cho ta biết gì? . ?2: Nêu quy ước về chiều của ĐST? II - Bài mới : 1/ Đặt ván đề (2p) : Như ta đã biết từ phổ biểu diễn từ trường của NC vậy xung quanh ống dây có dòng điện có từ trường không và có hình dáng như thế nào ? 2/ Nội dung bài giảng : Hoạt động của Học Sinh Trợ giúp của GV HĐ 1: (12P) Tìm hiểu từ phổ, ĐST của ống dây có dòng điện chạy qua: - Các nhóm HS nhận thiết bị và nghiêm cứu để làm TN như SGK. - Từng nhóm HS làm TN rắc mạt sắt lên tấm bìa gõ nhẹ trong 2 trường hợp ống dây có dòng điện và không có dòng điện quan sát hình ảnh của mạt sắt và trả lời câu C1, C2, C3 - HS nêu kết luận. => Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện rất giống với từ phổ ở bên ngoài thanh NC. - HS đọc thông tin SGK HĐ 2: ( 10p) Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải: - HS đọc thông tin SGK. Tìm hiểu cách làm TN. - Các nhóm HS làm TN, đảo chiều dòng điện quan sát sự định vị của các kim NC. - Thảo luận rút ra kết luận . -HS Rút ra kết luận . - HS đọc thông tin SGK. Tìm hiểu nội dung quy tắc. - HS phát biểu QT nắm tay phải. => Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của dây ĐST trong ống dây HĐ 3 ( 7p) Vận dụng: - Từng HS trả lời các câu hỏi của SGK. - 2 HS lên bảng làm bài C4, C5. - Từng HS đưa ra câu trả lời và nhận xét thống nhất câu trả lời đúng. I)Từ phổ, ĐST của ống dây có D Đ chạy qua: 1) Thí nghiệm: +) GV hướng dẫn HS làm TN. Và quan sát TN. ? Khi chưa có dòng điện chạy qua ống dây các mạt sắt sắp xếp như thế nào ? ? Khi ống dây có dòng điện các mạt sắt xung quanh ống dây sắp xếp như thế nào? +) GV cho các nhóm qua sát TN và rút ra nhận xét và thống nhất nhận xét đúng. ? Vậy có nhận xét gì về từ phổ của ống dây? ? Từ phổ ở bên ngoài ống dây giống từ phổ của NC nào? ? Có nhận xét gì về chiều của ĐST của ống dây? 2) Kết luận: ? Hai đầu của ống dây có dòng điện có đắc điểm gì? II- Quy tắc nắm tay phải: 1) Chiều của ĐST của ống dây phụ thuộc yêu tố gì? - GV hướng dẫn HS làm TN. ? Em có dự đoán gì về chiều của ĐST trong ống dây có dòng điện chạy qua? ? Vậy chiều của ĐST phụ thuộc vào yếu tố nào? ? Vậy ta có thể rút ra kết luận gì? 2) Quy tắc nắm tay phải: III - Vận dụng: GV theo dõi HS trả lời câu hỏi. - Thống nhất câu trả lời đúng.

File đính kèm:

  • docGA VAT LY 9 t 23 t26.doc