Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 1, 2, 3 - Công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Ôn tập lại một số kiến thức về nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức ôn tập để giải các bài tậpđịnh tính và định lượng đơn giản.

3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc trong học tập

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung của chủ đề:

- GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 8.

- HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học về nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt.

2. Đồ dùng dạy học:

- Hệ thống các câu hỏi lý thuyết của chủ đề.

 

doc61 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 1, 2, 3 - Công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1,2,3 NS: 19/08/2012 Thời lượng: 6 tiết. ND: 22/08/2012 →07/09/2012 CHỦ ĐỀ: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT A/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Ôn tập lại một số kiến thức về nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức ôn tập để giải các bài tậpđịnh tính và định lượng đơn giản. 3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc trong học tập B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: - GV nghiên cứu nội dung của chủ đề trong SGK và SGV Vật Lý lớp 8. - HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học về nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt. 2. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi lý thuyết của chủ đề. - Hệ thống các bài tập vận dụng của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung của chủ đề. HĐ của GV HĐ học của HS * HĐ1: Ôn tập lại phần lý thuyết. - GV nêu hệ thống các câu hỏi. Y/C HS đọc và trả lời. - Y/C HS tham gia nhận xét các câu trả lời. - GV nhận xét lại và cho HS ghi vở. + Nhiệt lượng của vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? + Viết công thức tính nhiệt lượng, giải thích rõ các đại lượng có trong biểu thức và đơn vị tương ứng của chúng. + Nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì? Lấy ví dụ. + Hãy phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. + Viết phương trình cân bằng nhiệt và giải thích các đại lượng có trong phương trình. * HĐ2: Bài tập vận dụng. - GV y/c HS đọc và hoàn thành các bài tập. - Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn - GV nx và bổ sung thêm vào các câu trả lời của HS nếu cần và cho HS ghi vở. + Bài tập 1: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 800C. + Bài tập 2: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg nhôm để tăng nhiệt độ từ 200C lên 600C. + Bài tập 3: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 3 lít nước để tăng nhiệt độ từ 250C lên 750C. + Bài tập 4: Người ta đun nóng 10 lít nước từ nhiệt độ t1. Biết rằng nhiệt độ của nước tăng lên đến t2= 800C khi nó hấp thụ một nhiệt lượng là 2310kJ. Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Cho nhiệt dung riêng của nước cn=4200J/kg.K + Bài tập 5: Một ấm điện bằng nhôm khối lượng m chứa 2kg nước ở nhiệt độ t1= 250C. Sau khi đun được cung cấp nhiệt lượng Q= 574,6kJ nhiệt độ của ấm tăng đến t2= 900C. Tính khối lượng m của ấm. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là cAl = 880J/kg.K cn= 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường. +Bài tập 6: Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa m lít nước. Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm là 663kJ. Tính khối lượng nước nói trên. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là cAl = 880J/kg.K; cn= 4200J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là t1= 250C. Biết rằng nhiệt độ của ấm nhôm luôn bằng nhiệt độ của nước. +Bài tập 7: Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C a. Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b. Tính nhiệt lượng nước thu vào? c. Tính nhiệt dung riêng của chì? d. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K. +Bài tập 8: Một bình cách nhiệt nhẹ đựng 2kg nước sôi. Phải thêm vào chậu bao nhiêu lít nước ở 200C để có nước 400C? * HĐ3: Tổng kết. Dặn dò. - GV nx lại nội dung ôn tập của chủ đề. - Nhắc nhở một số vấn đề mà HS còn thể hiện chưa tốt. - GV y/c HS về nhà: Coi lại nội dung của chủ đề đã ôn tập. - HS lắng nghe các câu hỏi và suy nghĩ trả lời. - HS tham gia nhận xét các câu trả lời - HS lắng nghe và ghi vở. + Nhiệt lượng của vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố sau: . Khối lượng của vật. . Độ tăng nhiệt độ của vật. . Chất cấu tạo nên vật. + Công thức tính nhiệt lượng: Q = m . c . t = m . c . (t2 – t1) Trong đó: . Q là nhiệt lượng vật thu vào (J) . m là khối lượng của vật (kg) . c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K) . t là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc 0K) . t1 là nhiệt độ lúc đầu của vật (0C) . t2 là nhiệt độ lúc sau của vật (0C) + Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C Ví dụ: . Nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg thép nóng thêm lên 10C cần truyền cho thép một nhiệt lượng 460J . Nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg chì nóng thêm lên 10C cần truyền cho chì một nhiệt lượng 130J + Nguyên lí truyền nhiệt: Khi hai vật trao đổi nhiệt cho nhau thì . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. . Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. . Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. + Phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa ra = Q thu vào Q tỏa ra = m1. c1.(t1-t2) (t1>t2) Q thu vào= m2. c2.(t2-t1) (t2>t1) . m1; m2; c1; c2 lần lượt là khối lượng và nghiệt dung riêng của vật . t1 là nhiệt độ ban đầu; t2 là nhiệt độ sau cùng của vật - HS đọc và trả lời các bài tập của GV. - HS tham gia nhận xét bài làm của các bạn. - HS lắng nghe và ghi vở. + Bài tập 1: Tóm tắt m = 5kg; t1= 200C; t2= 800C; c = 380J/kg.K Q = ? Giải Áp dụng công thức: Q = m . c . t = m . c . (t2 – t1) Q = 5. 380. (80 – 20) = 114000(J) = 114 (kJ) Vậy nhiệt lượng cần truyền là 114 (kJ) + Bài tập 2: Tóm tắt m = 2kg; t1= 200C; t2= 600C; c = 880J/kg.K Q = ? Giải Áp dụng công thức: Q = m . c . t = m . c . (t2 – t1) Q = 2. 880. (60 – 20) = 70400(J) = 70,4 (kJ) Vậy nhiệt lượng cần truyền là 70,4 (kJ) + Bài tập 3: Tóm tắt V = 3lítm = 3kg;; t1= 250C; t2= 750C; c = 4200J/kg.K Q = ? Giải Áp dụng công thức: Q = m . c . t = m . c . (t2 – t1) Q = 3. 4200. (75 – 25) = 630000 (J) = 630 (kJ) Vậy nhiệt lượng cần truyền là 630 (kJ) + Bài tập 4: Tóm tắt V = 10 lít m = 10kg; Q = 2310kJ = 2310000J t2= 800C; cn=4200J/kg.K t1 = ? Giải Áp dụng công thức: Q = m . c . t = m . c . (t2 – t1) t2 – t10C t1 = t2 - 550C = 800C - 550C = 250C + Bài tập 5: Tóm tắt mn = 2kg; Q = 574,6kJ = 574600J t1= 250C; t2= 900C; cAl = 880J/kg.K cn=4200J/kg.K mAl = ? Giải Nhiệt lượng mà nước thu vào khi tăng từ 250C lên 900C là Qn=mn. cn.(t2-t1)=2.4200.( 900C-250C)=546000J Nhiệt lượng mà ấm nhôm thu vào khi tăng từ 250C lên 900C là: QAl=mAl. cAl.(t2-t1)= mAl. 880.( 900C-250C) Mặt khác ta có nhiệt lượng cung cấp là: Q = Qn+ QAl QAl = Q - Qn= 574600-546000=28600J mAl= QAl/(880.650C)= 28600/57200= 0,5kg + Bài tập 6: Tóm tắt mAl = 500g = 0,5kg; Q = 663kJ = 663000J t1= 250C; t2= 1000C; cAl = 880J/kg.K cn=4200J/kg.K mn = ? Giải Nhiệt lượng mà ấm nhôm thu vào khi tăng từ 250C lên 1000C là Qn = mAl. cAl.(t2-t1) = 0,5.880.(1000C-250C) = 33000J Nhiệt lượng mà nước thu vào khi tăng từ 250C lên 1000C là: Qn = mn . cn.(t2-t1) = mn. 4200.( 1000C-250C) Mặt khác ta có nhiệt lượng cung cấp là: Q = Qn+ QAl Qn = Q – QAl= 663000-33000=630000J mn= Qn/(4200.750C)= 630000/315000= 2kg + Bài tập 8: Tóm tắt m1 = 300g = 0,3kg; m2 = 250g = 0,25kg t1 = 1000C; t2 = 58,50C; t = 600C c2 = 4190J/kg.K a. Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b. Q2 = ? c. c1=? Giải a. Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt bằng nhiệt độ của nước lúc sau là 600C b. Nhiệt lượng nước thu vào Q2 = m2. c2.(t-t2) = 0,25.4190.( 600C-58,50C) = 1571J c. Phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 m1. c1.(t1-t) = Q2 c1 =Q2/m1.(t1-t)=1571/(0,3.40)=131J/kg.K d. Nhiệt dung riêng tính được c1=131J/kg.K lớn hơn nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng c1=130J/kg.K +Bài tập 8: Tóm tắt m1 = 2kg; t1 = 1000C; t2 = 200C; t = 400C c = 4200J/kg.K; D = 1000kg/m3 V = ? Giải Phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 m1. c.(t1-t) = m2. c.( t-t2) m2 = m1.(t1-t) / ( t-t2) = 2.60/20 = 6kg Thể tích nước cần dùng là: V = m2 / D = 6 / 1000 = 0,006 m3 = 6 lít - HS lắng nghe. - HS lắng nghe để rút kinh nghiệm. * HĐ4: Rút kinh nghiệm. Tuần 4, 5, 6. NS: 10/ 09/ 2012 Thời lượng: 6 tiết ND: 13/ 09/ 2012 29/ 09/ 2012 CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM. A/ Mục tiêu của chủ đề. 1. Kiến thức: - Vẽ và sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm. 2. Kĩ năng: - Vận dụng công thức tính điện trở để giải bài tập. - Vận dụng định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. 3. Thái độ: Yêu thích môn học và tự giác trong học tập. B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: GV và HS nghiên cứu lại nội dung của các bài trong SGK liên quan đến chủ đề 2. Đồ dụng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi ôn tập của chủ đề. - Bảng giá trị U và I. - Hệ thống các bài tập vận dụng kiến thức ôn tập của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung ôn tập của chủ đề. HĐ của GV HĐ học của HS * HĐ1: Nội dung phần lý thuyết. - Y/C HS nhắc lại một số kiến thức sau: + Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. + Đặc điểm đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U. + Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U từ bảng kết quả sau. Kết quả đo. Lần đo. Hiệu điện thế.(V) Cường độ dòng điện.(A) 1 2 3 4 5 0 2,0 3,0 4,0 5,0 0 0,1 0,15 0,2 0,25 + Nhắc lại khái niệm, công thức tính, đơn vị của điện trở. + Phát biểu lại và viết biểu thức định luật Ôm, giải thích rõ các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó. - GV nhận xét lại các câu trả lời. - HS nhắc lại một số kiến thức mà GV y/c: + Khi tăng (hoặc giảm) hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng( hoặc giảm) bấy nhiêu lần. + Là đường thẳng đi qua gốc toậ độ. + Đồ thị. + Trị số U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó (R). Điện trở của dây dẫn là đại lượng vật lí biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. Công thức tính điện trở là: R= U/I. Đơn vị của điện trở là Ôm, kí hiệu là () + Phát biểu định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây. Biểu thức của định luật ôm là: I = U/R. Trong đó: I: là cường độ dòng điện ( A); U: là hiệu điện thế ( V); R: là điện trở (R). - HS lắng nghe. * HĐ2: Bài tập vận dụng. - GV đưa ra hệ thống các bài tập. Y/C HS đọc, tóm tắt và hoàn thành các bài tập đó. - GV gọi HS lên bảng làm bài tập, HS khác ở dưới làm các bài tập đó ra giấy nháp. - Y/C HS tham gia nhận xét bài làm của bạn. - GV sữa chữa nếu cần. + Bài tập 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? + Bài tập 2: Cho điện trở R= 15. a) Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? b) Muốn tăng thêm cường độ dòng điện chạy qua điện trở 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu? + Bài tập 3: Một bóng đèn xe máy có điện trở lúc thắp sáng là 12 . Biết dòng điện qua đèn có cường độ 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc của đèn? + Bài tập 4: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U= 24V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 4A. a) Tính giá trị của điện trở R. b) Nếu tăng giá trị điện trở lên gấp 3 lần thì cường độ dòng điện qua điện trở sẽ là bao nhiêu? + Bài tập 5: Một điện trở R= 3, được mắc giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 6V. a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở. b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,5A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế phải đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu? c) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm đi 0,5A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế phải đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu? + Bài tập 6: Dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ là 6A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 24V. muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm đi 2 A thì hiệu điện thế là bao nhiêu? + Bài tập 7: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Nếu tăng hđt: a) Lên gấp 3 lần cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu? b) Thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm là bao nhiêu? - HS ghi lại đề bài tập, đọc, tóm tắt và hoàn thành các bài tập. - Lên bảng hoàn thành bài tập, HS khác làm bài ra giấy nháp. - HS tham gia nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng. - HS lắng nghe nhận xét của GV. +Bài tập 1: Tóm tắt. U1= 12V; I1= 0,5A; U2= 36V; I2 = ? Giải. Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn nên ta có tỉ lệ. I2= = = 1,5(A). Vậy cường độ dòng điện sẽ tăng là 1,5A. + Bài tập 2: Tóm tắt. R= 15. a) U1= 6V I1= ? b) I2= I1+ 0,3A U2= ? Giải. a) áp dụng công thức định luật Ôm: I = U/R, thay số vào ta được: I1= 6/ 15= 0,4(A). b) Từ công thức I = U/R U = I.R U2=I2.R2 =(I1+ 0,3).R = (0,4+ 0,3).15 = 10,5 (V) + Bài tập 3: Tóm tắt. R = 12; I = 0,5A; U = ? Giải. Từ công thức I = U/R U= I.R = 12. 0,5= 6(V) Vậy hiệu điện giữa hai đầu dây dẫn là 6V. + Bài tập 4: Tóm tắt. U = 24V; I = 4A a) R=? b) R’= 3R; I’=? Giải. a) Từ công thức I = U/R R= U/ I, thay số vào ta được: R= 24/ 4= 6() Vậy giá trị của điện trở là 6 b) Từ công thức I = U/R I’= U/ R’, thay số vào ta được: I’= U/ 3R= 24/ (3.6)= 4/3(A) Vậy khi giá trị của điện trở tăng gấp 3 lần thì cường độ dòng điện sẽ giảm đi 3 lần. + Bài tập 5: Tóm tắt. R= 3; U= 6V a) I=? b) I’= I + 0,5A; U’=? c) I’’= I - 0,5A; U’’=? Giải. a) Từ công thức I = U/R I = 6/3 = 2A Vậy cđdđ chạy qua điện trở là 2A. b) Từ công thức I = U/R U’= I’. R = ( I+0,5).3 = ( 2+ 0,5). 3 = 7,5(V) c) Từ công thức I = U/R U’’= I’’. R = ( I - 0,5).3 = (2 - 0,5).3 = 4,5(V) + Bài tập 6: I1 = 6A, U1 = 24V, I2 = 6 - 2 = 4A, U2 =? = 16(V) + Bài tập 7: Tóm tắt. I1 = 0,5A, U1 = 6V a) U2 = 3.U1 = 3.6 = 18V, I2 =? b) U’2 = 3 + U1 = 3 + 6 = 9V, I’2 =? Giải. a) Từ công thức I2= = (A) b) Từ công thức I’2= = (A) * HĐ3: Tổng kết. - GV nhận xét tiết ôn tập về: + Thái độ. + ý thức tự giác. + Khả năng vận dụng kiến thức. - GV nhấn mạnh lại một số kiến thức HS hay mắc sai lầm trong quá trình làm các bài tập. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. * HĐ4: Dặn dò. - GV y/c HS về nhà. + Nghiên cứu lại nội dung của chủ đề đã ôn tập. + Làm lại các bài tập trong SBT có liên quan đến nội dung chủ đề đã ôn tập. + Nghiên cứu lại trước nội dung của bài 3, 4 SGK Vật Lí 9 để chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo. * HĐ5: Rút kinh nghiệm. ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. Tuần 7, 8, 9. NS: 01/ 10/ 2012 Thời lượng: 6 tiết ND: 04/ 10/ 2012 20/ 10/ 2012 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT ÔM VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP VÀ ĐOẠN MẠCH SONG SONG. A/ Mục tiêu của chủ đề. 1. Kiến thức: - Phát biểu lại và viết đúng được hệ thức định luật ôm. - Nắm lại các công thức liên quan trong mạch nối tiếp và mạch song song. 2. Kĩ năng - Biết áp dụng lại các công thức trong chủ đề để giải các bài tập vận dụng. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin. 3. Thái độ - Sử dụng đúng các thuật ngữ. - Yêu thích môn học B/ Chuẩn bị. 1. Nội dung của chủ đề: GV và HS nghiên cứu lại nội dung của các bài trong SGK liên quan đến chủ đề ôn tập. 2. Đồ dụng dạy học: - Hệ thống các câu hỏi ôn tập của chủ đề. - Hệ thống các bài tập vận dụng kiến thức ôn tập của chủ đề. C/ Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung ôn tập của chủ đề. HĐ của GV HĐ học của HS * HĐ1: Ôn tập lại nội dung phần lý thuyết của chủ đề. - Y/C HS nhắc lại một số kiến thức sau: + Phát biểu lại định luật ôm, viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong biểu thức. + Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở có mối quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính? Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở? Điện trở của đoạn mạch quan hệ như thế nào với mỗi điện trở thành phần? + Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song: Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở có mối quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính? Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở? Điện trở của đoạn mạch quan hệ như thế nào với mỗi điện trở thành phần? - GV nhận xét lại các câu trả lời và mở rộng thêm một số kiến thức: + Từ công thức I= U/R, ta có thể suy ra một số các công thức có liên quan để tính các lượng có trong công thức là: * U= I. R * R= U/ I + Đối với đoạn mạch gồm nhiều phần tử mắc nối tiếp thì ta có các công thức tương tự như 2 phần tử R1 nối tiếp R2. Giả sử đoạn mạch gồm n phần tử điện trở bằng nhau mắc nối tiếp thì ta có các công thức sau: * I= I1= I2= ... = In * U= U1+ U2+ ... + Un * Rtđ= R1+ R2+ ... + Rn= n. R. + Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở R1// R2 nhưng R1 = R2 = R thì công thức tnhs điện trở tương đương sẽ là: *(1/Rtđ) = (1/R1)+(1/R2) = 2/R1 = 2/R2 = = 2/ R Rtđ = R/ 2. + Nếu đoạn mạch gồm ba điện trở R1, R2, R3 mắc song song với nhau thì các công liên quan là: * I = I1+ I2 + I3. * U = U1 = U2 = U3. * (1/ Rtđ) = (1/ R1) + ( 1/ R2) + ( 1/ R3). + Nếu R1= R2 = R3 thì * (1/ Rtđ) = (1/ R1) + ( 1/ R2) + ( 1/ R3) = 3/ R1 = 3/ R2 = 3/ R3 = 3/R. Rtđ = R/ 3. - HS nhắc lại một số kiến thức mà GV y/c: + Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Công thức: I= U/ R Trong đó: I là cường độ dòng điện; U là hiệu điện thế; R là điện trở của dây dẫn. + Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp thì: * I= I1= I2. * U= U1+ U2. * Rtđ= R1+ R2. + Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì: * I= I1+ I2. * U= U1= U2. * (1/ Rtđ)= (1/ R1)+( 1/ R2). - HS lắng nghe. * HĐ2: Làm các bài tập vận dụng. - GV đưa ra hệ thống các bài tập. Y/C HS đọc, tóm tắt và hoàn thành các bài tập đó. - GV gọi HS lên bảng làm bài tập, HS khác ở dưới làm các bài tập đó ra giấy nháp. - Y/C HS tham gia nhận xét bài làm của bạn. - GV sữa chữa nếu cần. + Bài tập 1: Hai điện trở R1= 10; R2= 20 được mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. + Bài tập 2: Cho 3 điện trở R1= 5; R2= 10; R3= 15. Mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 15. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. + Bài tập 3: Hai điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp nhau vào hai điểm A, B. a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên. b) Cho R1=40; R2 = 20; ampe kế chỉ 0,5A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB. + Bài tập 4: Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ, trong đó R1= 20; ampe kế ( A1) chỉ 2,4A; ampe kế (A) chỉ 3,6A. a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch. b) Tính điện trở R2. R1 A R2 B + Bài tập 5: Cho ba điện trở R1= 10; R2= R3= 30, được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 12V. a) Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng mạch rẽ. + Bài tập 6: Cho ba điện trở R1 = R2 = R3 = 90, được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 30V. a) Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng mạch rẽ. + Bài tập 7: Cho ba điện trở R1 = R2 = R3 = 60, được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 20V. a) Tính điện trở tương đương của cả đoạn mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng mạch rẽ. + Bài tập 8: Cho ba điện trở R1 = 20; R2 = 30; R3 = 60, được mắc vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 60V. a) Khi chúng được mắc nối tiếp. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở. b) Khi chúng được mắc song song. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở. + Bµi tËp 9: Hai bãng ®Ìn khi s¸ng b×nh th­êng cã ®iÖn trë lµ vµ . Dßng ®iÖn ch¹y qua 2 ®Ìn ®Òu cã c­êng ®é ®Þnh møc lµ . Hai ®Ìn nµy ®­îc m¾c nèi tiÕp víi nhau vµ víi 1 ®iÖn trë ®Ó m¾c vµo h®t . a) TÝnh ®Ó 2 ®Ìn s¸ng b×nh th­êng. b) §iÖn trë ®­îc quÊn b»ng d©y Nicron cã ®iÖn trë suÊt vµ chiÒu . TÝnh tiÕt diÖn cña d©y Nicron nµy. + Bài tập 10: Một dây dẫn bằng đồng dài 40m, tiết diện 0,4mm được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính CĐDĐ chạy qua dây dẫn này. - HS ghi lại đề bài tập, đọc, tóm tắt và hoàn thành các bài tập. - Lên bảng hoàn thành bài tập, HS khác làm bài ra giấy nháp. - HS tham gia nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng. - HS lắng nghe nhận xét của GV. +Bài tập 1: Tóm tắt. R1= 10; R2= 20; U= 12V a) Rtđ = ? b) U1= ?; U2= ? Giải. a) Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtđ= R1+ R2= 10+ 20= 30. b) Áp dụng công thức định luật ôm I= U/ Rtđ= 12/ 30= 0,4A Vì R1 nt R2 nên I= I1= I2= 0,4A Từ công thức ĐL Ôm: I= U/ Rtđ U= I.Rtđ U1= I1. R1= 0,4. 10= 4V. U2= I2. R2= 0,4. 20= 8V. + Bài tập 2: Tóm tắt. R1 = 5 R2= 10 R3= 15 U= 15V a) Rtđ = ? b) U1= ?; U2 = ?; U3 = ? Giải. a) Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtđ = R1+ R2 + R3 = 5+ 10+ 15 = 30. b) Áp dụng công thức định luật ôm I = U/ Rtđ = 15/ 30 = 0,5A Vì R1 nt R2 nên I = I1 = I2 = I3 = 0,5A Từ công thức ĐL Ôm: I = U/ Rtđ U= I.Rtđ U1= I1. R1= 0,5. 5= 2,5V. U2= I2. R2= 0,5. 10= 5V. U3= I3. R3= 0,5. 15= 7,5V. + Bài tập 3: Tóm tắt. R1 nt R2 nt (A) a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên. b) R1 = 40; R2 = 20; I = 0,5A. UAB= ? Giải. a) Vẽ sơ đồ mạch điện. b) Từ công thức I = U/R U = I.R Vì: I1 = I2 = I = 0,5A U1= I1. R1= 0,5. 40 = 20V U2= I2. R2= 0,5. 20 = 10V UAB = U1+ U2 = 20+ 10 = 30V. * Cách khác: Rtđ= R1+ R2= 40+ 20= 60 Áp dụng công thức định luật ôm I = U/ Rtđ U = I.Rtđ UAB = I. Rtđ = 0,5. 60 = 30V Vậy hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch là 30V. + Bài tập 4: Tóm tắt. R1= 20 I1 = 2,4A I = 3,6A a. UAB= ? b. R2= ? Giải. a) Mạch điện có R1// R2. Ta có: UAB= U1= U1 Với: U1 = I1. R1 = 20. 2,4 = 48V UAB= 48V b) Vì R1// R2 nên: I = I1 + I2 I2 = I - I1 = 3,6 - 2,4 = 1,2A Mặt khác: UAB = U1 = U2 = 48V R2 = U2/ I2 = 48/ 1,2 = 40 Vậy giá trị của điện trở R2 là 40. + Bài tập 5: Tóm tắt. R1 = 10 R2 = R3 = 30 U = 12V a) Rtđ = ? b) I = ?; I1 = ?; I2 = ? I3 = ? Giải. a) Vì R1// R2// R3 và R2 = R3 nên ta có: (1/ Rtđ) = (1/ R1) + ( 1/ R2) + ( 1/ R3) = (1/ R1) + ( 2/ R2) = (1/ 10) + ( 2/ 30) = 5/ 30 = 1/ 6 Rtđ = 6 Vậy điện trở tương đương của đoạn mạch 6. b) Từ công thức: I = U/ R = UAB/ Rtđ = 12/6 = 2A Vì R1// R2// R3 nên: U1 = U2 = U3 = U = 12V I1 = U1/ R1 = 12/ 10 = 1,2A I2 = I3 = U2/ R2 = 12/ 30 = 0,4A + Bài tập 6: Tóm tắt. R1 = R2 = R3 = 90; U = 30V a) Rtđ = ? b) I = ?; I1 = ?; I2 = ? I3 = ? Giải. a) Vì R1// R2// R3 và R1 = R2 = R3 nên ta có: (1/ Rtđ) = (1/ R1) + ( 1/ R2) + ( 1/ R3) = 3/ R = 3/ 90 = 1/ 30 Rtđ = 30 b) Từ công thức: I = U/ R = UAB/ Rtđ = 30/ 30 = 1(A) Vì R1// R2// R3 nên: U1 = U2 = U3 = U = 30(V) R1 = R2 = R3 = 90() I1= I2= I3= U1/ R1= 30/ 90 = 0,33(A) + Bài tập 7: Tóm tắt. R1 = R2 = R3 = 60; U = 20V a) Rtđ = ? b) I = ?; I1 = ?; I2 = ? I3 = ? Giải. a) Vì R1// R2// R3 và R1 = R2 = R3 nên ta có: (1/ Rtđ) = (1/ R1) + ( 1/ R2) + ( 1/ R3) = 3/ R = 3/ 60 = 1/ 20 Rtđ = 20( ) b) Từ công thức: I = U/ R = UAB/ Rtđ = 20/ 20 = 1(A) Vì R1// R2// R3 nên: U1 = U2 = U3 = U = 20(V) R1 = R2 = R3 = 60() Nên: I1= I2= I3= U1/ R1= 20/ 60 = 0,33(A) + Bài tập 8: Tóm tắt. R1 = 20; R2 = 30; R3 = 60; U = 60V a) R1 nt R2 nt R3; I = ?(A); U1 = ?(V); U2 = ?(V), U3 = ?(V) b) R1 // R2 // R3, I = ?(A); I1 = ?(A); I2 = ?(A); I3 = ? Giải. a) Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtđ = R1+ R2 + R3 = 20+ 40+ 60 = 120() Áp dụng công thức định luật ôm I = U/ Rtđ = 60/ 120 = 0,5 (A) Vì I1 = I2 = I3 = I U1 = I.R1 = 0,5.20 = 10 (V) U2 = I.R2 = 0,5.40 = 20 (V) U3 = I.R3 = 0,5.60 = 30 (V) b) Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc //: 1/Rtđ = (1/R1)+(1/R2)+(1/R3) = (1/20)+(1/40)+(1/60) = (6/120)+(3/120)+(2/120) = 11/120() Rtđ = 120/11( ) Áp dụng công thức định luật ôm I = U/ Rtđ = 60/ (120/11) = 5,5 (A) Vì U1 = U2 = U3 = U I1 = U/R1 = 60/20 = 3 (A) I2 = U/R2 = 60/40 = 1,5 (A) I3 = U/R3 = 60/60 = 1 (A) + Bµi tËp 9: . Tãm t¾t. ; ; ; a) ®Ó ®Ìn s¸ng b×nh th­êng? b) ; ; S=? . Gi¶i. a) . Mµ b) Tõ c«ng thøc: + Bài tập 10: Tóm tắt l = 40m; S= 0,4mm= 0,4.10; U= 220V I =? Giải Áp dụng công thức: Điện trở của mạch điện là Áp dụng công thức CĐDĐ chạy qua dây điện là 129,4(A) * HĐ3: Tổng kết. - GV nhận xét tiết ôn tập về: + Thái độ. + Ý thøc tù gi¸c. + Kh¶ n¨ng vËn dông kiÕn thøc. - GV nhÊn m¹nh l¹i mét sè kiÕn thøc HS hay m¾c sai lÇm trong qu¸ tr×nh lµm c¸c bµi tËp. - HS lắng nghe. - HS lắn

File đính kèm:

  • docTU CHON LY 9 HA LTV.doc