Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 28 - Tiết 1: Bài tập chuyển động thẳng đều

I mục tiêu

 Làm được bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều. Từ đó làm được một số bài tập nâng cao.

II. hoạt động dạy học.

HĐ1: Kiến thức cơ bản:(5 phút)

- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.

- Vật đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật mốc. Vì một vật có thể là chuyển động so với vật mốc này nhưng lại đứng yên đối với vật mốc khác.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 28 - Tiết 1: Bài tập chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2011 Ngày dạy: 18/8/2011 Lớp 8A Tiết 1 Bài tập chuyển động thẳng đều I mục tiêu Làm được bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều. Từ đó làm được một số bài tập nâng cao. II. hoạt động dạy học. HĐ1 : Kiến thức cơ bản :(5 phút) Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. Vật đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật mốc. Vì một vật có thể là chuyển động so với vật mốc này nhưng lại đứng yên đối với vật mốc khác. HĐ2 : Chữa bài tập :(35 phút) GV : Gọi 3 hs lên bảng chữa bài Hs1  làm bài 1.3 và 1.4 SBT ; hs2 làm bài 1.5 và 1.6 ; hs3 làm bài 1.11 và 1.12 gv kiểm tra vở bài tập của hs trong lớp . Tổ chức lớp thảo luận bài giải của các bạn ở trên bảng. GV hướng dẫn hs giải bài 1.14 như sau : Cơ sở khoa học của cách xử lí thông minh của người lái tàu Bôc xep là :Booc xep hãm tàu của mình lại, rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu nên mặc dù các toa tàu tụt dốc rất nhanh nhưng nếu chọn tàu của Booc xep làm mốc thì các toa tàu gần như không chuyển động. Do đó các toa tàu áp sát vào con tàu một cách êm nhẹ , không bị hư hại gì. -Tương tự gv hướng dẫn hs thảo luận để có bài tập 1.17 như sau : Dựa vào tính tương đối của chuyển động : Thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó ta vẫn thu được kết quả như trong thực tế. HĐ3 :Hướng dẫn về nhà (5 phút) Giải lại các bài tập đã chữa. Giải tiếp các bài còn lại Xem trước bài Vận tốc Ngày soạn: 22/8/2011 Ngày dạy: 25/8/2011 - Lớp 8A Tiết 2 Bài tập vận tốc I. mục tiêu -Nắm được phương pháp giải bài tập vật lý gồm ba bước. - Vận dụng phương pháp đó để giải được bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều. Từ đó làm được một số bài tập nâng cao. II. hoạt động dạy học. HĐ1 Hướng dẫn hs phương pháp giải bài tập vật lý (10 p) Gồm 3 bước : - Tìm hiểu bài - Lập kế hoạch giải - Kiểm tra và viết đáp số HĐ2 Giải bài tập (30p) Bài 1 : : Hai xe ôtô cùng xuất phát tại hai dịa điểm A và B, cùng chuyển động về địa điểm C. Biết AC =120km ; BC =96km xe khởi hành từ A với vận tốc 50km/h Muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu ? GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : Thời gian xe 1 chuyển động từ A đến C t = AC/ v1 = 2,4 h Muốn xe khởi hành từ B đến C cùng một lúc vối xe A thì B phải đi trong thời gian t = 2,4 h Vậy vận tốc xe B là v2 = BC/t = 96/2,4 =40km/h. Bài 2 : Một chiếc xuồng máy chạy từ bến sông A đến bến sông B cách A 120km. Vận tố của xuồng khi nước yên lặng là 30km/h. Hỏi sau bao lâu xuồng đến B nếu: a) Nước sông không chảy. b) Nước sông chảy từ bến sông A đến bến sông B. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. GV : chú ý công thức : V = Vxuồng + Vnước V = V xuồng – Vnước HD : a) b) v = vx + vn = 30+2 =32 km/h vậy thời gian xuồng từ A đến B là: t = AB/v =120/32 = 3,75 h Bài 3: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng . nếu đi ngược chiều thì sau 15ph khoảng cách của hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì sau 15ph, khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 5km. Hãy tìm vận tốc của mỗi xe. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. Xe1 xe2 HD : A B A z Ta có: v1 + v2 = 100 Vậy v1 =60 km/h, v2=40km/h v1 - v2 =20 HĐ3 Hướng dẫn về nhà (5p) - Học kĩ phương pháp giải - Giải lại các bài tập đã chữa và giải tiếp bài tập trong sbt - Xem trước bài: Chuyển động đều- Chuyển động không đều Tiết 3 : Ngày soạn: 30/8//2011 Ngày dạy: 1/9/2011 – Lớp 8A Bài tập chuyển động đều – chuyển động không đều I mục tiêu : Làm được bài tập đơn giản về chuyển động đều chuyển động không đều. Từ đó làm được một số bài tập nâng cao. II. hoạt động dạy học. Bài 1 : Từ hai điểm A và B một ôtô chuyển động đều với vận tốc 30 km/h . Đến B ôtô quay ngay về điểm A cũng chuyển động đều với vận tốc 40km/h. Xác định vận tốc trung bình cả đi và về . GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD ; tacó : Vận tốc TB : Bài 2: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h , 1/3 đoạn đường tiếp theo với vận tốc 8km/h và 1/3 đoạn đường cuối với vận tốc 6km/h. Tính vận tốc TB trên cả đoạn đường. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : Bài 3: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng . nếu đi ngược chiều thì sau 10ph khoảng cách của hai xe giảm 15km. Nừu đi cùng chiều thì sau 10ph, khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 5km. Hãy tìm vận tốc của mỗi xe. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. -Hướng dẫn học ở nhà : Giải lại các bài tập đã chữa. Tiết 4 Ngày soạn: 7/9/2011 Ngày dạy: 8/9/2011 – Lớp 8A Bài tập về biểu diễn lực I mục tiêu Làm được bài tập đơn giản về biểu diễn lực . Từ đó làm được một số bài tập nâng cao. II. hoạt động dạy học. HĐ1 : Kiến thức cơ bản : Lực có những tác dụng nào ? Nêu các yếu tố của lực ? Nêu cách biễu diễn véc tơ lực. HĐ2 Giải bài tập Bài 1 : Hãy biểu diễn trên cùng một hình vẽ các véc tơ trọng lực tác dụng lên các vật có khối lượng m1= 1kg , m2 =2kg , m3 = 4kg. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : Véc tơ trọng lực có : Điểm đặt : tại tâm vật Phương thẳng đứng Chiều từ trên xuống. độ dài : tương ứng độ lớn các trọng lực. Bài 2 : Trên hình vẽ là lực tác dụng lên các vật hãy mô tả bằng lời các yếu tố của các lực . F1 F3 F2 8N GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : Bài 3 : Mặt Trăng chuyển động tròn xung quanh Trái Đất với độ lớn vận tốc không đổi . Một học sinh cho rằng vì vận tốc Mặt Trăng không đổi nên Mặt Trăng nên không chịu tác dụng lực từ phía Trái Đấi. í kiến như vậy có đúng không? Hãy giải thích và minh hoạ bằng hình vẽ. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. Mặt Trăng F v HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : Giải thích như vậy là không đúng. Khi Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất , độ lớn vận tốc không đổi nhưng hướng của vận tốc lại luôn luôn thay Trái Đất đổi vì Mặt Trăng luôn chịu lực hút của Trái Đất. HĐ3 Hướng dẫn về nhà Học thuộc cách biễu diễn véc tơ lực Giải các bài tập trong SBT Tiết 5 Ngàysoạn: 12/9/2011 Ngày dạy: 17/9/2011 – Lớp 8A Bài tập về sự cân bằng lực - quán tính I mục tiêu Làm được bài tập đơn giản về cân bằng lực – quán tính . Từ đó làm được một số bài tập nâng cao. II. hoạt động dạy học. HĐ1 : Kiến thức cơ bản :(5p) -Khi có hai lực cân bằng tác dụng lên vật thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên mãi , còn vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi. - Từ đó suy ra rằng nếu một vật đang đứng yên chứng tỏ nó đang chịu tác dụng của hai lực cân bằng. HĐ2 :Hướng dẫn hs giải bài tập (30p) Bài 1 : Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 25N. a) hãy cho biết các lực nào đã tác dụng vào vật , chúng có đặc điểm gì ? b) Khối lượng vật là bao nhiêu? GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán, nêu phương pháp giải bài toán. HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : a) có hai lực tác dụng lên vật: + Trọng lực ( lực hút của Trái Đất). + Lực đàn hồi của lò xo. Khi vật đứng yên hai lực này cân bằng nhau. b) Vì hai lực cân bằng nên giá trị của trọng lực bằng đúng số chỉ của lực kế. Nên khối lượng của vật là 2.5kg. Bài 2: Những hành khách ngồi trên xe ôtô cho biết: Khi ôtô đang chuyển động bổng dưng tăng tốc đột ngột thì họ có xu hướng ngã về phía sau. Hãy giải thích tại sao? GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán . HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD : Giải thích hiện tượng trên dựa vào kiến thức bài Quán tính. Bài 3: khi bút máy bị tắc mực các học sinh thường cầm bút máy vẩy mạnh. Làm như thế có tác dụng gì? GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán . HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HĐ3 Hướng dẫn về nhà (5p) Học kỹ lý thuyết và giải lại các bài tập đã chữa. Ngày soạn: 22/9/2011 Ngày dạy: 24/9/2011 Lớp 8A Tiết 6 Bài tập về lực ma sát I mục tiêu : Làm được bài tập đơn giản về lực ma sát. Từ đó làm được một số bài tập nâng cao. II. hoạt động dạy học. Bài 1 : Một học sinh dùng dây để kéo thùng gỗ nặng trên sàn nằm ngang bằng một lực F =60N nhưng thùng không nhúc nhích a) Tại sao có lực tác dụng mà thùng gỗ F vẫn không thay đổi vận tốc. b) Hãy minh hoạ lời giải bằng hình vẽ. GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán . HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD: Lúc này xuất hiện lực ma sát nghĩ và đã cân bằng với lực kéo F làm cho thùng vẫn đứng yên. Fms F Bài 2: Trong nhiều trường hợp lực ma sát có lợi nhưng cũng có rất nhiều trường hợp lực ma sát lại có hại. Hãy tìm hiểu và nêu một số thí dụ về vấn đề trên . GV : Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài toán . HS : Thực hiện yêu cầu của GV. HD: HS tự trả lời câu này Bài 3: GV cho HS làm một số bài trong vật lí nâng cao lớp 8 như: bài 9,10 14,16,17. HS thực hiện. III. Hướng dẫn học ở nhà Làm các bài tập trong SBT vật lí và ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGA tu chon li 8 tu tuan 1 đên tuần 6.doc