Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 39 – Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Mục tiêu cần đạt:

-Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang từ của dòng điện xoay chiều .

-bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều .

-nhận biết được ký hiệu của am pe kế và vôn kế xoay chiều , sử dụng được chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều .

-sử dụng được các dụng cụ đo điện , mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ .

-trung thực cẩn thận , ghi nhớ sử dụng điện an toàn .

-hợp tác trong nhóm hoạt động .

II/ Chuẩn bị :

 

doc77 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 39 – Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 19/1/08 Ngày dạy: Tiết 39 – Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. I/ Mục tiêu cần đạt: -Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang từ của dòng điện xoay chiều . -bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều . -nhận biết được ký hiệu của am pe kế và vôn kế xoay chiều , sử dụng được chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều . -sử dụng được các dụng cụ đo điện , mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ . -trung thực cẩn thận , ghi nhớ sử dụng điện an toàn . -hợp tác trong nhóm hoạt động . II/ Chuẩn bị : + Mỗi nhóm : -1 nam châm điện , 1 nam châm vĩnh cửu (200g-300g) -1 nguồn điện 1 chiều 3V- 6V; 1 nguồn điện xoay chiều 3V- 6V +giáo viên: -1 am pe kế xoay chiều ; 1 vôn kế xoay chiều . -1 bút thử điện . -1 bóng đèn 3V có đui ; 1 công tắc -8 sợi dây nối . -1 nguồn điện xoay chiều 3V- 6V ; 1 nguồn điện 1 chiều 3V- 6Vhoặc 1 máy chỉnh lưu hạ thế . III/ Hoạt động của thầy và trò: Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Tổ chức lớp : 9A: 9D: B/ Kiểm tra bài cũ : 1. Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện 1 chiều ? 2. dòng điện 1 chiều có nhỡng tác dụng gì ? C/ Bài mới : Giáo viên làm 3 thí nghiệm như hình 35.1 Yêu cầu học sinh theo dõi thí nghiệm và nêu rõ ở mỗi thí nghiệm dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? Ngoài 3 tác dụng trên dòng điện xoay chiều còn có tác dụng gì ? Yêu cầu học sinh nêu dự đoán về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt tác dụng từ của dòng điện một chiều không ?em hãy thử dự đoán . Nêu cách bố trí thí nghiệm kiểm tra dự đoán ? Yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình vẽ 35.2 và 35.3 cho các nhóm tiến hành thí nghiệm trả lời câu C2 Vậy tác dụng từ của dòng điện xoay chiều có gì khác dòng điện 1 chiều ? Dùng am pe kế và vôn kế một chiều để đo I và U xoay chiều được không ,khi đó kim của am pe kế và vôn kế sẽ như thế nào ? Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ : Kim của dụng cụ đo đứng yên vì lực từ tác dụng vào kim luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện . vì kim có quán tính cho nên không kịp đổi chiều quay và đứng yên. Giáo viên gới thiệu : để đo I và U của dòng điện xoay chiều dùng am pe kế và vôn kế xoay chiều kí hiệu là AC Yêu cầu cá nhân học sinh tự làm C3 C4 cho học sinh thảo luận nhóm . Từ trường của ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua có đặc điểm gì ? D/ Củng cố: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì ? trong các tác dụng đó tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện? Vôn kế và am pe kế xoay chiều có kí hiệu như thế nào ,mắc vào mạch điện như thế nào? E/ Hướng dẫn về nhà: học thuộc phần ghi nhớ làm bài tập 35SBT Rút kinh nghiệm: I/ Tác dụng của dòng điện xoay chiều : Học sinh quan sát giáo viên làm 3 thí nghiệm Học sinh mô tả thí nghiệm Nêu rõ tác dụng của dòng điện ở mỗi thí nghiệm : + Thí nghiệm 1:cho dòng điện xoay chiều đi qua bòng đèn dây tóc làm bóng đèn nóng lên vậy dòng điện có tác dụng nhiệt. + Thí nghiệm 2: dòng điện xoay chiều làm bóng đèn của bút thử điện sáng lên vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng quang . +Thí nghiệm 3: dòng điện xoay chiều qua nam châm điện ,nam châm điện hút đinh sắt vậy dòng điện có tác dụng từ . Học sinh so sánh với tác dụng của dòng điện 1 chiều Dòng điện xoay chiều còn có tác dụng sinh lý vì dòng điện xoay chiều có thể gây điện giật chết người Học sinh nêu dự đoán : Khi dòng điện đổi chiều thì cực từ của nam châm cũng thay đổi do đó chiều của lực từ thay đổi . Học sinh nêu cách bố trí thí nghiệm kiểm tra II/ Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. 1. Thí nghiệm . Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm quan sát kỹ để mô tả hiện tượng xảy ra , trả lời C2 . C2. Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi ,nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại . Khi dong điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực bắc của thanh nam châm lần lượt bị hút ,đẩy .nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều . 2. Kết luận . Học sinh nêu kết luận : Khi dòng điện chạy qua ống dây đổi chiều thì lực từ của ống dây có dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều III/ Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều . Học sinh nêu dự đoán cho câu hỏi của giáo viên . Khi dòng điện đổi chiều thì kim của dụng cụ đo cũng đổi chiều . Học sinh quan sát thấy kim của dụng cụ đo đứng yên . Học sinh theo dõi thông báo , ghi nhớ cách nhận biết am pe kế và vôn kế xoay chiều , cách mắc vào mạch điện . Kết luận : +Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằngam pe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu là AC (~ ) +Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ của hai chốt cắm cảu phích vào ổ lấy điện . IV/ Vận dụng: C3. Cá nhân trả lời C3 C4. học sinh thảo luận nhóm . -Dòng điện chạy qua nam châm điện Alà dòng xoay chiều . Ngày soạn : 19/1/08 Ngày dạy: Tiết 40 – Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa. I/ Mục tiêu cần đạt: -Lập được công thức tính năng lượng hao phí do tỏa nhiẹt trên đường dây tải điện . -Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lý do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây . -Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức đã học để đi đển kiến thức mới . II/ Chuẩn bị: Học sinh ôn lại kiến thức về công ,công suất tỏa nhiệt của dòng điện . III/ Hoạt động của thầy và trò: Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ổn định tổ chức: 9A: 9D: B/ Kiểm tra bài cũ : 1. viết các công thức tính công và công suất của dòng điện ? 2. ở các khu dân cư có trạm biến trế . Trạm biến thế dùng để làm gì ? C/ Bài mới: Giáo viên thông báo : truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng đường dây truyền tải . dùng dây dẫn có nhiều thuận lợi so với các dạng năng lượng khác . Vậy tải điện bằng đường dây tải có hao hụt gì dọc đường không ? Gọi học sinh đọc mục 1 sgk,trao đổi nhóm tìm công thức liên hệ giữa công suất hao phí P,U,R Gọi đại diện nhóm trình bày cách lập luận của nhóm mình .Giáo viên hướng dẫn thảo luận chung để đi đến công thức tính : Php= RP2/ U2 Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời C1,C2,C3. Gọi đại diện các nhóm trả lời giáo viên hướng dẫn trả lời chung cả lớp . Nếu chọn đây dẫn bằng bạc có điện trở suất là 1,6 . 10-8 ôm mét không có nền kinh tế nào chịu nổi . Trong 2 cách giảm hao phí trên đường dây cách nào thực hiện được ? Giáo viên thông báo thêm : để thay đổi hiệu điện thế ta dùng máy biến thế . Yêu càu cá nhân tự hoàn thành C4 C5 và cho thảo luận trên lớp thống nhất kết quả . D/ Củng cố : 1. vì sao phải giảm hao phí trên đường dây tải điện ? 2. Giảm hao phí bằng cách nào tại sao? E/ Hướng dẫn về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ làm bài tập36SBT Rút kinh nghiệm: I/ Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện . Học sinh nghe thông báo của giáo viên . 1.Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện . Học sinh đọc mục 1 ,thảo luận nhóm tìm công thức tính hao phí theo các bước : + Công suất của dòng điện : P = U.I đI=P/ U (1) + Công suất tỏa nhiệt ( hao phí ): Php=I2.R (2) + Từ (1) và (2) ta có công suất hao phí do tỏa nhiệt là : Php= R .P2/ U2 2. Cách làm giảm hao phí : Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1,C2,C3 Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình C1: Có hai cáh làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện là: _ Làm giảm R _ Tăng U . C2. Biết R = ị .l /S chất làm dây dẫn đã chọn trước ,chiều dài đường dây không đổi ,vậy phải tăng S thì khối lượng dây lớn đắt tiền ,nặng dẽ gãy hao phí còn lớn hơn hao phí điện năng trên đường dây . C3 Tăng U công suất hao phí sẽ giảm rất nhiều vì Q tỉ lệ nghịch với U2 . Vậy muốn giảm hao phí trên đường dây tải điện thì ta phải dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế nơi sản xuất để truyền tải đến nơi tiêu thụ và lại dùng máy hạ thế Kết luận: Học sinh nêu kết luận và ghi vở Muốn giảm hao phí trên đường dây tải điện cách đơn giản nhất là tăng hiệu điện thế nơi sản xuất và giảm hiệu điện thế nơi tiêu thụ . II/ Vận dụng : Cá nhân học sinh hoàn thành câu C4, C5 Thảo luận trên lớp cho đúng và ghi vở . C4. vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế nên hiệu điện thế tăng 5 lần thì công suất hao phí giảm 25lần . C5 bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suất hao phí ,tiết kiệm bớt khó khăn vì nếu không dây dẫn sẽ quá to và nặng . Ngày ..... tháng ..... năm 2008 Kí duyệt của BGH Tuần 21 Ngày soạn : 22/1/08 Ngày dạy: Tiết 41-Bài 37: Máy biến thế. I/ Mục tiêu cần đạt: -Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được cuốn quanh 1 lõi sắt chung . -Nêu được công dụng chung của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế theo công thức U1 /U2 = n1 /n2 . -Giải thích được máy biến thế hoạt động được dưới dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi . -vẽ được sơ đồ máy biến thế ở hai đầu dây tải điện . -Biết vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kỹ thuật . -Rèn luyện phương pháp tư duy , suy diễn một cách logíc trong phong cách học vật lý và áp dụng kiến thức vật lý trong kỹ thuật và cuộc sống . II/ Chuẩn bị: Mỗi nhóm :1 máy biến thế nhỏ , cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp có 1500 vòng . 1 nguồn điện xoay chiều 0-12V. 1 vôn kế xoay chiều o- 15V. III/ Hoạt động của thầy và trò: Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ Tổ chức lớp: 9A: 9D: B/ Kiểm tra bài cũ : Khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháp nào làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện Biện pháp tối ưu nhất ? C/ Bài mới: HĐ 1: Yêu cầu học sinh đọc tài liệu và xem máy biến thế nhỏ nêu lên cấu tạo của máy biến thế . Gọi 2 em nêu nhận xét Số vòng dây ở hai cuộn dây giống nhau hay khác nhau ? Lõi sắt có cấu tạo như thế nào ? Dòng điện từ cuộn dây này có sang cuộn dây kia được không ?vì sao? Giáo viên chỉ cho học sinh biết lõi sắt không phải là một thỏi sắt đặc mà gồm nhiều lá sắt silic ép cách điện với nhau . Yêu cầu học sinh ghi vở Yêu cầu học sinh dự đoán . Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm rút ra nhận xét Yêu cầu học sinh trả lời C2 có giải thích . Nừu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một U xoay chiều thì từ trường của cuộn sơ cấp có đặc điểm gì? Lõi sắt có nhiễm từ không ? Từ trường đó có xuyên qua cuộn thứ cấp không ? Nừu có thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với cuộn thứ cấp ? Học sinh nêu kết luận Giáo viên làm thí nghiệm học sinh theo dõi ghi kết quả vào bảng 1 Rút ra kết luận gì qua kết quả thí nghiệm ? Nếu n1 > n2 thì U1 như thế nào với U2 ? Máy đó là máy tăng thế hay hạ thế ? Muốn thay đổi hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp ta làm như thế nào ? Giáo viên thông báo cách sử dụng máy biến thế Máy ổn áp là loại may có thể tự di chuyển con chạy ở cuộn thứ cấp sao cho U thứ cấp luôn luôn được ổn định . để có U cao hàng ngàn vôn trên đường dây tải điện thì làm như thế nào ? Khi sử dụng dùng hiệu điện thế thấp thì phải làm như thế nào ? D/ Củng cố : Qua kết quả có nhận xét gì?Máy biến thế dùng để làm gì? E/ Hướng dẫn về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập sbt Rút kinh nghiệm: I / Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế : 1/ Cấu tạo Có hai cuộn dây Cuộn sơ cấp có số vòng dây n1 Cuộn thứ cấp có số vòng dây n2 Số vòng dây ở hai cuộn khác nhau Một lõi sắt pha silic chung . Dây và lõi sắt đều bọc chất cách điện nên dòng diện của cuộn sơ cấp không truyền trực tiếp sang cuộn thứ cấp . 2/ Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế . C1 Khi có hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp đ bóng đèn sáng đ có xuất hiện dòng điện ở cuộn thứ cấp . C2. Hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng là hiệu điện thế xoay chiều vì dòng điện này là dòng điện cảm ứng do từ trường xuyên qua cuộn dây thứ cấp là từ trường biến thiên. 3/ Kết luận : Học sinh nêu kết luận như sgk II/ Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế . Học sinh theo dõi giáo viên làm thí nghiệm ghi kết quả vào bảng 1. C3 . U1 / U2 n1 / n2 U,1 / U 2 n1 / n2 U1 /U2 n1 / n2 U1 /U2 = n1 / n2 U1 /U2 = n1 / n2 > 1 đ U1 > U2 máy hạ thế . U1 /U2 =n1 /n2 < 1 đ U1 < U2 máy tăng thế Muốn thay đổi hiệu điện thế ta chỉ việc thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp III/ Láp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây điện . Dùng máy tăng thế lắp ở đầu đường dây tải điện từ nơi sản xuất điện . Dùng máy hạ thế ở đầu đường dây tiêu thụ điện IV/ Vận dụng: C4: U1 = 220V U2 = 6V U3 = 3V n1 =4000 vòng n2 =? n3 = ? U1 /U2 = n1 / n2 đn2 =U2 . n1 / U1 = 6 . 4000 /220=109 Tương tự có n3 = U3 . n1 / U1 =3. 4000/220=54 Vì n1 không đổi nên khi n2 thay đổi thì U2 cũng thay đổi Ngày soạn : 22/1/08 Ngày dạy : Tiết 42 – Bài 38 Thực hành : Vận hành máy phát điện và máy biến thế I/ Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức *luyện tập vận hành máy phát điện xoay chiều * nhận biết loại máy (máy nam châm quay hay cuộn dây quay ).Các bộ phận chính của máy * cho máy hoạt động ,nhận biết hiệu quả tác dụng của dòng điện do máy phát ra không phụ thuộc vào chiều quay ( đèn sáng ,chiều quay của kim vôn kế xoay chiều ) * càng quay nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng cao * luyện tập vận hành máy biến thế * nghiệm lại công thức của máy biến thế U1/U2=n1/n2 * tìm hiểu hiệu điện thế ở hai đầu của cuộn thứ cấp khi mạch hở * tìm hiểu tác dụng của lõi sắt 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vận dụng máy điện và máy biến thế .Biết tìm tòi thực tế để bổ sung vào kiến thức học ở lí thuyết 3. Thái độ Nghiêm túc ,sáng tạo ,khéo léo, hợp tác với bạn II/ Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh *1 máy phát điện nhỏ ,xoay chiều *1 bóng đèn 3V có đế *1 máy biến thế nhỏ, các cuộn dây có ghi số vòng , lõi sắt có thể tháo lắp được * 1 nguồn điện xoay chiều 3Vvà 6V * 6 sợi dây dẫn dài 30 cm * 1 vôn kế xoay chiều 0-15V III/Hoạt động của thầy và trò. Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A ổn định tổ chức. 9A: 9D: B kiểm tra bài cũ Hãy nêu bộ phận chính và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều Hãy nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế C Bài mới HĐ 1 : Phân phối máy phát điện, các phụ kiện . Yêu cầu HS mắc mạch điện Yêu cầu HS vẽ sơ đồ thí nghiệm GV : kiểm tra mạch điện của các nhóm ,nhắc HS không được lấy điện 220Vyêu cầu 1 nhóm lên vẽ sơ đồ mạch điện trên bảng Học sinh trả lời C1, C2 Giáo viên nhận xét hoạt động của các nhóm rồi cho tiến hành tiếp . Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm gới thiệu qua các phụ kiện Gới thiệu sơ đồ hoạt động của máy biến thế Yêu cầu các nhóm lập tỉ số n1 / n2 và U1 /U2 I/ Tiến hành vận hành máy phát điện xoay chiều. -Các nhóm hoạt động + mắc mạch điện + vẽ sơ đồ mạch điện - học sinh vận hành có đèn sáng thì báo cáo cho giáo viên kiểm tra -trả lời câu hỏi C1,C2 vào báo cáo thực hành Máy quay càng nhanh thì hiệu điện thế tăng đổi chiều quay của cuộn dây thì đèn vẫn sáng vôn kế vẫn hoạt động. II/ Vận hành máy biến thế . Tiến hành 1: n1 =500 vòng n2 =1000 vòng U1 =6V U2 = ? Tiến hành hai . N1 = 1000 vòng N2 =500 vòng U1 = 6V U2 = ? Tiến hành ba N1 =1500vòng N2 =500vòng U1 =6V U2 =? Các nhóm thảo luận C3 Cá nhân trả lời C3 vào vở III/ Mẫu báo cáo . Họ tên .lớp.. 1. Vận hành máy phát điện đơn giản vẽ sơ đồ thí nghiệm C1 khi máy quay càng nhanh thì . C2 khi đổi chiều quay của máy .. 2.Vận hành máy biến thế Bảng 1 Kết quả đo. Lần thí nghiệm. n1(vòng ) n2 (vòng) U1 (V) U2(V) 1 2 3 D/ Củng cố qua kết quả thực hành với lý thuyết có giống nhau không ? E/ Hướng dẫn về nhà. ôn tập toàn chương làm phần tự kiểm tra Rút kinh nghiệm: Ngày ..... tháng ..... năm 2008 Kí duyệt của BGH Tuần 22 Ngày soạn : 26/1/08 Ngày dạy : Tiết 43 – Bài 39 : Tổng kết chương II : Điện từ học I / Mục tiêu cần đạt. - Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm từ , lực từ , động cơ điện , dòng điện cảm ứng , dòng điện xoay chiều , máy phát điện xoay chiều và máy biến thế . - Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể . II / Chuẩn bị - HS trả lời câu tự kiểm tra . III / Hoạt động của thầy và trò Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ ổn định tổ chức. 9A: 9D: B / Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần câu hỏi tự kiểm tra . C / Bài mới HĐ1: - Yêu cầu HS báo cáo kết quả phần tự kiểm tra của mình từ câu 1 đ 7 . - Tại sao nhận biết F tác dụng lên kim nam châm? - Gọi 2 em HS trả lời câu C3 không nhìn vào vở chuẩn bị trước . - Gọi HS : Trả lời câu 5 ( HS trung bình yếu ) - Gọi HS trả lời câu 6 : Để HS nêu phương pháp . HS trong lớp trao đổi bài . Gọi HS : Trả lời câu 6 . a) Yêu cầu HS phát biểu. b) GV kiểm tra HS bằng cách vẽ đơn giản - Gọi HS : Trả lời câu 8 + Yêu cầu Hs nêu 1 loại Máy phát điện 1 : Rô to : nam châm . Stato : Cuộn dây . HS : Trả lời , vẽ cấu tạo nguyên tắc của máy và giải thích nguyên tắc hoạt động - Gọi 3 HS lên cùng trìh bày trên bảng - GV theo dõi HS ở lớp tiến hành bài làm . - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn để sửa lại . - GV chuẩn bị kiến thức rồi yêu cầu HS chữa bài của mình . D / Củng cố - GV nhắc lại các bước giải bài tập định tính E / Hướng dẫn về nhà - Ôn tập toàn chương giờ sau kiểm tra 15 phút. Rút kinh nghiệm. I / Tự kiểm tra - Câu 1,2 HS tự trả lời - HS vừa phát biểu vừa vẽ hình . đ N F S Câu 4 : HS trọn giải thích A , B , C không chọn . Gọi 3 em trả lời . Câu 5 Câu 6 a) Phát biểu qui tắc nắm bàn tay phải b) Giống nhau : Số từ thông biến thiên qua tiết diện của cuộn dây để xuất hiện I của dòng điện xoay chiều . Khác nhau : Máy phát điện (1) có thể làm được máy phát điện lớn . HS : Vẽ hình và giải thích hoạt động . II / Vận dụng Ngày soạn : 27/1/08 Ngày dạy : Chương III : Quang học Tiết 44 – Bài 40 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng I / Mục tiêu cần đạt. - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng . - Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại . - Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích. - Biết tìm ra qui luật qua một hiện tượng . II / Chuẩn bị + Mỗi nhóm : 1 bình thủy tinh hoặc bình nhựa , 1 bình chứa nước sạch 1 ca múc nước ; 1 miếng xốp phẳng ; 3 đinh ghim . + Với giáo viên: 1 bình thủy tinh hoặc nhựa trong suốt , 1 miếng cao su , 1 đèn la de có khe hẹp III / Hoạt động của thầy và trò Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A / ổn định tổ chức. 9A: 9D: B / Kiểm tra bài cũ C / Bài mới HĐ1: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục (1) rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng : Hỏi : HS giải thích tại sao trong môi trường nước không khí ánh sáng truyền thẳng ? - Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách ? - HS nêu kết luận . - Yêu cầu HS đọc tài liệu , sau đó chỉ trên hình vẽ, nêu các khái niệm . - GV dẫn lại ý của HS có thể HS nêu ra phản ánh thí nghiệm là : Chiếu tia sáng SI , đánh dấu điểm K trên nền , đánh dấu điểm I , K đ nối S, I , K là đường truyền ánh sáng từ S đ K . - Tại sao biết tia khúc xạ IK nằm trong mặt phẳng tới ? Có phương án nào kiểm tra nhận định trên ? - GV có thể làm thí nghiệm bằng mặt gỗ ( hoặc miếng xốp ) không đổi được tia khúc xạ . - Đánh dấu kim tại S, I , K đ đọc góc i và góc r . - 3 HS phát biểu kết luận đ GV chuẩn lại kiến thức . - Yêu cầu HS vẽ lại kết luận bằng hình vẽ . - Yêu cầu HS đọc dự đoán và nêu ra dự đoán của mình . - GV ghi lại dự đoán của HS lên bảng. - Yêu cầu HS nêu lại thí nghiệm kiểm tra . - GV chuẩn lại kiến thức của HS về các bước làm thí nghiệm . - Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trình bày các bước làm thí nghiệm . - Yêu cầu HS trình bày C5 . Nếu HS không trình bày được thì GV gợi ý : ánh sáng đi thẳng từ A đ B , mắt nhìn vào B không thấy A đ ánh sáng từ A có tới mắt không ? Vì sao ? - Nhìn C không thấy A , B đ ánh sáng từ B có tới mắt không ? Vì sao ? - Yêu cầu HS chỉ điểm tới , tia tới , tia khúc xạ , góc tới , góc khúc xạ . - Yêu cầu HS rút ra kết luận : GV gọi 3 em HS . - ánh sáng đi từ không khí sang môi trường nước và ánh sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí có đặc điểm gì giống nhau , khác nhau ? - Yêu cầu HS ghi kết luận vào vở . - Yêu cầu HS vẽ lại hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ . - GV nêu ra trong thực tế cùng một lúc xảy ra cả 2 hiện tượng trên . Ví dụ như ánh sáng truyền từ không khí vào mặt nước . - HS nêu ra sự giống và khác nhau giữa tia phản xạ và tia khúc xạ ? - GV : Cần gợi ý để HS thấy hiện tượng khúc xạ : Góc tới tăng đ góc khúc xạ tăng nhưng tia tới và tia khúc xạ không bao giờ nằm trong cùng một phía với đường pháp tuyến . - Tia phản xạ nằm cùng môi trường với tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 - Yêu cầu HS vẽ lại hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ . Yêu cầu HS vẽ lại hình . D / Củng cố - Hiện tượng khúc xạ xảy ra như thế nào ? E / Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc phần ghi nhớ làm bài tập SBT Rút kinh nghiệm. I / Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước. 1 / Quan sát HS trả lời . - ánh sáng đi từ S đ I truyền thẳng - ánh sáng đi từ I đ K truyền thẳng - ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K 2 / Kết luận . - Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiên tượng đó gọi là hiệ tượng khúc xạ ánh sáng . 3 / Một vài khái niệm . SI là tia tới . -IK là tia khúc xạ NN’/ là đường pháp tuyến tại điểm tới vuông góc mặt phân cách giữa 2 môi trường . - SIN là góc tới i . - KIN / là góc khúc xạ r . - Mặt phẳng chứa SI đường pháp tuyến NN / là mặt phẳng tới . 4 / Thí nghiệm HS nêu ra phản ánh như thế nào ? -Trả lời C1 : HS nêu kết luận , GV ghi lại một số thông tin của HS trên bảng . Trả lời C2 : HS đề ra các phương án . - Lấy thước đo độ đo góc i và r đ r < i . 5. Kết luận . HS ghi lại vào vở : ánh sáng từ không khí sang nước + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới . II / Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí 1 Dự đoán Dự đoán - Phương án thí nghiệm kiểm tra 2 / Thí nghiệm kiểm tra . HS bố trí thí nghiệm : + Nhìn đinh ghim B không nhìn thấy đinh ghim A + Nhìn đinh ghim C không nhìn thấy đinh ghim A, B . - Nhấc miếng gỗ ra : Nối đỉnh A đ B đ C đ đường truyền của tia từ A đ B đ C đ mắt C. Trả lời C6. + Đo góc tới và góc khúc xạ + So sánh góc tới và góc khúc xạ 3. HS trả lời : + Giống nhau : Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . + Khác nhau : ánh sáng đi từ không khí đ nước : r < i ánh sáng đi từ nước đ không khí : r < i 3 / Kết luận : ánh sáng từ nước sang không khí : - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . - Góc khúc xạ lớn hơn góc tới . III Vận dụng - Giống nhau : Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới . - Khác nhau : + Hiện tượng phản xạ : i/ = i + Hiện tượng khúc xạ : r ạ i - ánh sáng từ A đến mặt phẳng phân cách bị gãy truyền vào mắt. - Vậy mắt nhìn ( M ) được cả A , B vì A , B , M không thẳng hàng . Ngày ..... tháng ..... năm 2008 Kí duyệt của BGH Tuần 23 Ngày soạn : 15/2/08 Ngày dạy : Tiết 45 – Bài 41 : Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ I / Mục tiêu cần đạt.. - Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc khúc xạ tăng hoặc giảm . - Mô tả được thí nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ . - Thực hiện được thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng . Biết đo đạc góc tới và góc khúc xạ để rút ra qui luật II / Chuẩn bị - Mỗi nhóm : 1 miếng nhựa trong suốt , 2 đinh ghim , 1 miếng xốp không thấm nước , 3 chiếc đinh , thước đo góc . III / Hoạt động của thầy và trò. Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A / ổn định tổ chức. 9A: 9D: B / Kiểm tra bài cũ Nêu kết luận về sự khúc xạ ánh sáng ? C / Bài mới - HS nghiên cứu mục đích thí nghiệm . - Nêu phương pháp nghiên cứu . - Nêu bố trí thí nghiệm . - Phương pháp che khuất là gì ? - Tại sao mắt chỉ nhìn thấy A/ ? - Yêu cầu HS nhấc tấm thủy tinh ra , rồi dùng bút nối đinh A đ I đ A/ là đường truyền của tia sáng - Yêu cầu HS làm thí nghiệm tiếp ghi vào bảng . - HS so sánh kết quả của nhóm bạn với mình . - GV xử lí kết quả của các nhóm . - Góc A’IN ‘ < AIN - Yêu cầu HS rút ra kết luận - GV chuẩn lại kiến thức rồi yêu cầu HS ghi kết luận . - Yêu cầu HS đọc tài liệu , trả lời câu hỏi : ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường khác nước có tuân theo qui luật này hay không ? I / Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới 1 / Thí nghiệm Cắm đinh A : - AIN = 60 0 - Cắm đinh tại I - Cắm đinh tại A / sao cho mắt chỉ thấy đinh A/ Giải thích : ánh sáng từ A đ truyền tới I bị I chắn rồi truyền tới A/ bị đinh A che khuất . - Đo góc : AIN và A’IN ‘ - Ghi kết quả vào bảng - Góc tới giảm thì góc khúc xạ thay đổi như thế nào ? - Góc tới bằng 0 đ góc khúc xạ = ? đ Nhận xét gì trong trường hợp này ? - HS phát biểu kết luận vào vở . 2 / Kết luận ánh sáng đi từ không khí sang thủy tinh . - Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới . - Góc tới tăng giảm thì góc khúc xạ tăng hoặc giảm . 3 / Mở rộng ánh sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường nước đều tuân theo qui luật này : - Góc tới giảm

File đính kèm:

  • docGIA AN Li 9 HKII.doc