. Kiến Thức:
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt & cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kỳ.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt & cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ.
2. Kỹ Năng:
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị & tật mắt lão.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 45 - Bài 49 : Mắt cận và mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 NS:. . . . . . .
Tiết 45 ND:. . . . . . .
Bài 49 : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt & cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kỳ.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt & cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ.
2. Kỹ Năng:
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị & tật mắt lão.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực.
3. Thái độ: Có ý thức áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
* Nhóm HS: -1 kính cận -1 kính lão
- Cả lớp ôn lại: Cách dựng ảnh của 1vật tạo bởi thấu kính phân kỳ, thấu kính hội tụ
KT:-Hãy nêu cấu tạo của mắt? -Sự điều tiết là gì? -Điểm cực cận, điểm cực viễn là gì?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục. (20P)
Đọc và trả lời C1
Lớp thảo luận.
Từng HS làm C1, C2, C3
Tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời của bạn.
Từng HS làm C1
Thực hiện theo yêu cầu
Nêu kết luận (sgk)
Yêu cầu HS đọc và dự đoán trả lời C1.
Yêu cầu lớp thảo luận câu trả lời của bạn.
Yêu cầu HS vận dụng kết quả của C1 và kiến thức đã có về điểm cực viễn để làm C2.
Lưu ý về điểm cực viễn.
A
B
.
Fcv
-vẽ mắt, cho điểm cực viễn, vẽ vật AB đặt xa mắt hơn so với điểm cực viễn.
Mắt có nhìn rõ AB không? Vì sao?
Vẽ thêm kính cận là thấu kính phân kỳ có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn và được đặt gần sát mắt.
Đề nghị HS vẽ Aûnh A’B’
?Mắt có nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn AB?
? Mắt không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt?
?Kính cận là thấu kính phân kỳ có tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt?
I. Mắt cận:
1. Những biểu hiện của mắt cận thị:
Mắt cận là mắt nhìn rõ những vật ở gần không nhìn thấy vật ở xa.
2. Cách khắc phục cận thị:
Kết Luận: kính cận là thấu kính phận kỳ; người cận thị phải đeo thấu kính để nhìn rõ những vật ở xa mắt.
HĐ2: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục. (15P)
Nhìn rõ các vật ở xa
Xa hơn mắt bình thường.
Đọc mục I phần II sgk để tìm hiểu đặc điểm của mắt lão.
Làm C5.
Làm câu C6.
Nêu kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.
Mắt lão không nhìn rõ những vật ở gần kính lão là thấu kính hội tụ
Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa hay các vật ở gần?
So sánh với mắt bình thường thì điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn hay gần hơn?
Yêu cầu học sinh vận dụng cách nhận dạng thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ để nhận dạng kính lão.
Yêu cầu học sinh vẽ mắt, cho vị trí điểm cực cận, vẽ vật AB được đặt gần mắt hơn so với điểm cực cận.
® Mắt có nhìn rõ vật AB không? Vì sao?
Yêu cầu HS vẽ thêm kính lão (là thấu kính hội tụ) đặt gần sát mắt, vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này.
® Mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? Mắt nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn AB?
Mắt lão không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt?
Kính lão là thấu kính loại gì?
Bảng phụ cho hình vẽ.
II. Mắt lão:
1. Những đặc điểm của mắt lão:
Mắt lão là mắt nhìn rõ các vật ở xa không nhìn rõ các vật ở gần.
2. Cách khắc phục tật mắt lão:
C5: Phần rì mỏng hơn phần giữa.
C6: Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận ở quá xa mắt, mắt không nhìn thấy rõ vật AB
Khi đeo kính muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng cực cạn ® cực viễn
Vậy kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.
HĐ4: Vận dụng, củng cố và dặn dò. (5P)
Thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm trả lời
Nhận xét.
Nêu biểu hiện của mắt cạn, mắt lão và nêu cách khắc phục tật cạn thị, tật mắt lão.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời C7, C8.
Gọi đại diện nhóm trả lời
Gọi HS nhận xét
Yêu cầu HS nêu biểu hiện của mắt cận và mắt lão, loại kính phải đeo để khắc phục mỗi tật này của mắt.
Về nhà học bài và làm bài tập, xem trước bài 50
III. Vận dụng:
C7: -Kiểm tra phần rìa-Dùng kính xem ảnh- hứng ánh sáng MT
C8: SGK
IV )- RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 28 NS:. . . . . . . .
Tiết 46 ND:. . . . . . . .
Bài 34 : KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
- Trả lời được câu hỏi: kính lúp dùng để làm gì
- Nêu được 2 đặc điểm của kính lúp (kính lúp là THẤU KÍNH hội tụ,có tiêu cự ngắn)
2. Kỹ Năng: - Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp
- Sử dụng được kính lúp để quan sát 1 vật nhỏ.
3. Thái độ: Có ý thức áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
* Nhóm HS: - 3 kính lúp có số bội giác đãbiết - 3 thước nhựa 300mm, ĐCNN 1mm.
- 3 vật nhỏ như: con tem, lá cây, xác kiến
*KTBC: Hãy nêu những biểu hiện tật cận thị và cách khắc phục?
Hãy nêu những đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp. (20P)
Nhóm trưởng cử đại diện nhận dụng cụ.
Trả lời sau khi quan sát kính lúp.
Dùng để quan sát những vật nhỏ.
Đọc mục I phần I SGK.
Gọi là độ bội giác và kí hiệu: x
Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của gv.
Aûnh càng lớn hơn so với vật.
Quan sát và ghi nhận công thức.
Rút ra kết luận về ct và ý nghĩa của số bội giác của thấu kính.
Chia nhóm và phát dụng cụ thí nghiệm
Yêu cầu học sinh quan sát kính lúp và cho biết kính lúp là kính có cấu tạo như thế nào?
Ta dùng kính lúp để làm gì?
Gv yêu cầu học sinh đọc mục I phần I SGK để tìm hiểu các thông tin về tiêu cự và số bội giác của kính lúp.
Các con số ghi trên kính lúp được gọi là gì? Ký hiệu như thế nào?
GV cho các nhóm HS dùng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ.
Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một ảnh thì sẽ thấy ảnh như thế nào so với vật?
GV thông báo cho học sinh công thức tính độ bội giác của kính lúp. G =
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết ở trên để trả lời C1, C2
Đề nghị một vài học sinh nêu kết luận về ct tínhvà ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
I. Kính Lúp Là Gì?
1. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
Mỗi kính lúp đều có số bội giác.
Số bội giác chỉ độ phóng đại của ảnh so với vật.
Công thức tính bội giác.
Gx =
Bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.
G = => cm
HĐ2: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua kính lúp và sự tạo ảnh qua kính. (15P)
Hoạt động theo nhóm và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Đo khoảng cách từ vật -> kính lúp và so sánh.
Dựng ảnh theo yêu cầu của giáo viên.
Trả lời C3, C4.
Rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đđ ảnh của ảnh tạo bởi kính lúp.
Yêu cầu và hướng dẫn học sinh dùng kính lúp quan sát một vật nhỏ qua kính lúp và đo khoảng cách từ vật đến kính lúp, ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính.
Từ kết quả trên đề nghị từng học sinh vẽ ảnh của vật qua kính lúp, trong đó lưu ý về:
+ Vị trí đặt vật cần quan sát qua kính lúp.
+ Sử dụng tia qua quang tâm và tia song song trục chính để dựng ảnh tạo bởi kính lúp.
Qua hình vẽ trả lời C3, C4
Đề nghị một vài học sinh nêu kết luận về cách quan sát ảnh của một vật qua kính lúp.
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
C3: Qua kính có ảnh ảo và to hơn vật.
C4: Muốn có ảnh như C3 thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự.
2. Kết luận: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật.
HĐ 5: Vận dụng, củng cố và dặn dò. (5P)
Đọc và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
Trả lời các câu hỏi của gv.
Cho học sinh đọc và trả lời câu C5, C6.
Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì?
Nêu công thức tính bội giác của kính lúp?
Về nhà học bài, làm bài tập trong SBT , xem trước bài 51.
III. Vận Dụng:
C5: Dùng để quan sát các vật nhỏ, đọc các chữ nhỏ, quan sát các chi tiết trên các vật.
IV )- RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- vat ly 9(24).doc