1. Kiến Thức:
Trả lời được câu hỏi: Có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy 1 vật màu đỏ, màu xanh, màu đen
2. Kỹ Năng:
- Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen . . .
- Giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu, còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
3. Thái độ: Hợp tác trong học tập.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 31 - Tiết 61 - Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 NS:. . . . . . .
Tiết 61 ND:. . . . . . .
Bài 55: MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI
ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
Trả lời được câu hỏi: Có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy 1 vật màu đỏ, màu xanh, màu đen
2. Kỹ Năng:
- Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen . . .
- Giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu, còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
3. Thái độ: Hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
* Nhóm HS:
- 1 hộp kín có1 cửa sổ có thể chắn bằng các tấm lọc màu đỏ hoặc lục.
- Các vật có màu trắng, đỏ, lục và đen, đặt trong hộp.
- 1 tấm lọc màu đỏ & 1 tấm lọc màu lục.
KTBC: -Trộn ánh sáng màu là gì? - Nêu những kết luận về trộn hai ánh sáng màu với nhau?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu về màu sắc ánh sáng truyền từ các vật có màu dưới ánh sáng trắng tới mắt. (10P)
Đọc mục I sgk
Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta.
Trả lời C1.
Nhận xét.
Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền tới mắt ta.
Gv yêu cầu Hs đọc mục I sgk
Ơû lớp 7 ta đã biết mắt ta nhìn thấy một vật khi nào?
Yêu cầu HS trả lời C1.
Gọi học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét thống nhất ý kiến.
Từ C1 em rút ra được kết luận gì về màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng.
I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu đen dưới ánh sáng trắng:
C1: thấy vật màu trắng, màu đỏ, màu xanh, màu lục là có ánh sáng của các màu đó truyền tới mắt ta.
Kết Luận: Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền tới mắt ta.
HĐ2: Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật bằng thực nghiệm. (15P)
Đọc SGKnêu mục đích nghiêm cứu
Làn thí nghiêm và quan sát
Cá nhân rút ra nhận xét và trả lời C2,C3
Thào lụân nhóm
Trả lời C2, C3
Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm và quan sát.
GV giới thiệu hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu.
Cho học sinh tiến hành thí nghiệm quan sát màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục và màu đen trên nề trắng.
Yêu cầu học sinh trả lời C2, C3.
Gọi đại diện trả lời C2.
Gọi HS nhận xét.
Gọi đại diện trả lời C3.
Gọi HS nhận xét.
II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
1. Thí nghiệm và quan sát SGK2. Nhận xét:
C2: Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ; vật màu đỏ có màu đỏ, vật màu đen có màu đen.
C3: Dưới ánh sáng xanh lục vật màu trắng có màu xanh; vật màu đỏ có màu đen; vật màu xanh có màu xanh.
HĐ4: Rút ra kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. (12P)
Rút ra kết luận chung
Nhận xét.
Nhắc lại kết luận chung.
Từ C1, C2, C3 em rút ra được kết luận gì về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?
Gọi HS nhận xét
Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận chung.
III. Kết luận chung:
Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
Vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng màu.
HĐ5: Vận dụng, củng cố và dặn dò. (5P)
Trả lời C4, C5, C6 theo hướng dẫn của giáo viên.
Nêu kết luận.
Chú ý lắng nghe dặn dò của giáo viên.
Hướng dẫn học sinh trả lời C4, C5, C6
Hãy nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
Về nhà học bài, làm bài tập 55.2 ,55.4ø xem trước bài 56.
IV. Vận dụng:
C4: Màu xanh vì tánxạ tốt A!S xanh, Đem khôngcó gì để tán xạnên có màu đen
C5: SGV
C6: Trong ás trắng có đủ mọi màu .Khi đặc một vật màu đỏ dưới ás trắng ,ta thấy nó có màu đỏvì nó tán xạ ás màu dỏ tốt..
IV)-RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 31 NS:. . . . . . .
Tiết 62 ND:. . . . . . .
Bài 56 : CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức & Kỹ Năng:
- Trả lời được câu hỏi: tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì.
- Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng & trên vật màu đen để giải thích 1 số ứng dụng thực tế.
- Trả lời được các câu hỏi: tác dụng sinh học của ánh sáng là gì, tác dụng quang điện của ánh sáng là gì.
2. Thái độ: Có ý thức áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
* HS:
- 1 tấm kim loại, 1 mặt sơn trắng, 1 mặt sơn đen. - 1 hoặc 2 nhiệt kế
- 1 bóng đèn 25 W - 1 chiếc đồng hồ
- 1 dụng cụ sử dụng pin mặt trời như máy tính, đồ chơi . . .
KT : _-Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng của các vật?
-Ban ngày lá cây thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy có màu gì?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng. (20P)
Trả lời C1, C2.
Nhận xét.
Tác dụng nhiệt.
Phân tích và đi đến khái niệm.
Nêu mục đích thí nghiệm và tìm hiểu nghiên cứu tác dụng của ánh sáng trên các vật màu trắng, đen.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm, phân chia nhiệm vụ cho từng người.
Sau đó ghi vào bảng kết quả TN.
Nhận xét kết quả.
Phát biểu kết luận chung về tác dụng này.
Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời C1, C2.
Gọi HS nhận xét
Vậy ánh sáng có tác dụng gì?
Gợi ý phân tích cho HS về tác dụng của ánh sáng hình thành cho các em đi đến khái niệm.
GV tổ chức cho Hs thảo luận về mục đích thí nghiệm.
Nhắc học sinh khi làm thí nghiệm không thay đổi khoảng cách từ dây tóc đèn đến tấm lim loại.
GV theo dõi HS làm TN.
Giáo viên cho HS nhận xét.
Gọi HS nhận xét C3 và rút ra kết luận
1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng:
C1: Phơi các vật ngoài nắng.
C2: Aùnh sáng chiếu các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng:
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
+ Kết Luận: ÁS chiếu vào các vật làm cho chúng nónglên, Khi đó năng lượng của A!S biến thành nhiệt năng,đó là tác dụngnhiệtcùa Á s
HĐ2: Tác dụng sinh học của ánh sáng. (5P)
Đọc mục II về tác dụng sinh học của ánh sáng.
C4: Cây cối thường nghiêng ra để hứng lấy ánh sáng.
C5: Nên cho trẻ em tắm nắng ánh sáng.
Nêu nhận xét.
Nhắc lại.
Yêu cầu HS đọc mục II sgk và phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng.
Giáo viên cho học sinh đọc và trả lời C4, C5.
Giáo viên nhận xét chung.
Yêu cầu Hs nhắc lại kết luận.
II. Tác dụng sinh học của ánh sáng
Aùnh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng, trong tác dụng này năng lượng ánh sáng đã biến thành năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật
HĐ3: Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng. (10P)
Đọc mục II SGK
Thế nào là pin quang điện?
Đọc câu hỏi.
Nhận xét.
Nêu nhận xét như sách giáo khoa.
Yêu cầu HS đọc mục II SGK
Nêu câu hỏi về khái niệm pin quang điện.
Cho học sinh đọc câu hỏi.
Nhận xét đánh giá các câu trả lời C6, C7.
Cho học sinh nêu kết luận về tác dụng quang điện và pin quang điện.
III. Tác dụng quang điện của ánh sáng:
1. Pin Mặt trời: Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
2. Tác dụng quang điện của ánh sáng : Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
HĐ 4: Vận dụng, củng cố và dặn dò. (5P)
Đọc và trả lời C8, C9, C10.
Đọc ghi nhớ.
Lắng nghe và ghi lại để thực hiện.
BT: 56.1 C
a-3, b-4, c-2, d-1
các bình chứa phải sơn màu sáng để hấp thu ít năng lượng-> giảm nóng
Gọi học sinh đọc C8, C9, C10 để trả lời các câu hỏi, gọi học sinh khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà đọc bài, làm bài tập và xem trước bài thực hành, chuẩn bị trước mẫu b. c thực hành.
III. Vận Dụng:
C8: Aùc-si –mewt đã sử dụng tác dụng nhiệt của ás mặt trời
C9: Nói đến tác dụng sinh học của ás mặt trời
C10: Quần áo màu tối hấp thu nhiều năng lượng của ás MT và sưởi ấm cơ thể
IV)-RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- vat ly 9(27).doc