-Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng
-Nêu được dụng cụ đo điện năng là công tơ điện và mối số đếm của công tơ điện là một kilô oát giờ
-Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện
-Vận dụng được công thức A= P t = UIt để tính được một số đại lượng khi biết các đại lượng còn lại
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 13: Điện năng - Công của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: Từ ngày đến ngày
Tiết 13 Điện năng - Công của dòng điện
I.Mục tiêu:
-Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng
-Nêu được dụng cụ đo điện năng là công tơ điện và mối số đếm của công tơ điện là một kilô oát giờ
-Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện
-Vận dụng được công thức A= P t = UIt để tính được một số đại lượng khi biết các đại lượng còn lại
II.Chuẩn bị:
Cả lớp: một công tơ điện
III.Hoạt động dạy và học:
1) ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
HS1:? Hãy viết các công thức tính công suất của dòng điện
HS2: ? Làm câu C7 bài 12
3) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
GV đặt vấn đề như ở SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu năng lượng của dòng điện:
-Y/c HS đọc SGK phần 1 và thảo luận thực hiện theo câu C1 theo gợi ý của GV:
? Điều gì chứng tỏ công cơ học được thực hiện trong hoạt động của các dụng cụ hay thiết bị điện
? Điều gì chứng tỏ nhiẹt lượng được cung cấp trong hoạt động của các dụng cụ hay thiết bị điện
-Tổ chức HS thảo luận và đi đến kết luận dòng điện có năng lượng và thông báo khái niệm điện năng
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác:
-Y/c HS đọc SGK mục 2, thảo luận và trả lời C2
-Gọi đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ
-Y/c HS thực hiện tiếp C3
-Y/c HS đọc kết luận ở SGK
-GV chốt lại và ghi bảng
Hoạt động 3: Tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính, dụng cụ đo:
-GV thông báo về công của dòng điện
-Y/c HS thực hiện C4
-Y/c HS thảo luận nhóm thực hiện C5.
-GV chốt lại và thông báo công thức tính công của dòng điện
-Thông báo đơn vị tính công như ở SGK
-Y/c HS đọc SGK mục 3, và trả lời câu hỏi:? Để đo công của của dòng điện có những dụng cụ gì?
-GV giới thiệu về công tơ điện
-Y/c HS làm C6
Hoạt động 4: Vận dụng:
-GV HD HS thực hiện các câu c7, C8
-HS theo dõi nắm vấn đề
-HS đọc SGK, thảo luận và trả lời C1 theo gợi ýcủa GV
-HS tham gia thảo luận và đi đến khái niệm điện năng
-HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời C2.
-Đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ và ghi vở.
-HS thực hiện C3
-HS đọc kết luận và ghi vở
-HS ghi vở
-HS nêu mối quan hệ giữa công và công suất.
-HS thảo luận nhóm thực hiện C5
-HS ghi vở công thức
-Ghi đơn vị
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV
-Theo dõi
-Thực hiện C6
-HS thực hiện C7, C8
Tiết 13: Điện năng-Công của dòng điện
I-Điện năng:
1/Dòng điện có mang năng lượng:
Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của các vật. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
2/ Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác:
Điện năng Cơ năng
Nhiệt năng
Quang năng
3/Kết luận:
Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hoấ thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích, có phần năng lượng vô ích.
-Tỉ số giữa năng lượng có ích và toàn bộ điện năng là hiệu suất của dòng điện
H=
II-Công của dòng điện:
1/Công của dòng điện:
Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuỷen hoá thành các dạng năng lượng khác
2/Công thức tính công của dòng điện:
A= P t = UIt
Trong đó:
Ulà hiệu điện thế(V)
I là cường độ dòng điện(A)
t là thời gian dòng điện chạy qua(s)
P là công suất(W)
Công của dòng điện đo bằng jun (J)
1J = 1W.1s = 1V.1A.1s
Ngoài ra, công của dòng điện còn được đo bằng Kilô oát giờ(kW.h)
1kW.h = 1000W.3600s = 3,6. 106J
3/ Đo công của dòng điện:
Dùng công tơ điện để đo công của dòng điện
III-Vận dụng:
4) Dặn dò:
Học bài theo vở ghi +SGK
Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
Làm các bài tập ở SBT
Xem trước bài 14
Tiết 14 Bài tập về công suất điện
và điện năng sử dụng
I. Mục tiêu:
Giải được các bài tập tính công suất điện và điện năng sử dụng đối với các dụng cụ điện mắc nối tiếp và mắc song song.
II. chuẩn bị:
Cả lớp: Ôn lại định luật Ôm cho các đoạn mạch và kiến thức về công suất, công của dòng điện
III. hoạt động dạy học:
1) ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
HS1: ? Viết công thức tính công suất và công thức tính công của dòng điện? Ghi rõ đơn vị và các đại lượng trong công thức.
3) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:Giải bài tập1
-GV gọi 2 Hs đọc bài, gọi 1 HS khác lên bảng tóm tắt bài toán
-GV gợi ý cách giải như các bước ở SGK
-Y/c HS giải chi tiết vào nháp và lên bảng trình bày
Hoạt động2:Giải bài tập2
-GV gọi 2 Hs đọc bài, gọi 1 HS khác lên bảng tóm tắt bài toán
-Y/c Hs thảo luận tìm cách giải
-GV gợi ý cách giải như các bước ở SGK
-Y/c HS giải chi tiết vào nháp và lên bảng trình bày
Hoạt động3:Giải bài tập3
Làm tương tự như hoạt động 2
-Hs đọc bài và tóm tắt bài toán
-Theo dõi
-HS làm bài và trình bày bảng
-Hs đọc bài và tóm tắt bài toán
-HS thảo luận tìm cách giải
-Theo dõi
-HS làm bài và trình bày bảng
-HS hoạt động theo hướng dẫn của GV
Tiết14: bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
Bài tập 1:
Cho biết
U=220 V
I=341mA
t=30*4giờ
Rtđ =? P = ?
A =? Số đếm công tơ
Giải
Bài tập 2:
Cho biết:
Uđm=6V
Pđm=4,5W
t=10 phút
U=9V
I=?
Rbt=?, P=?
A=?
Giải
Bài tập 3:
4) Dặn dò:
Về nhà hoàn thành các bài tập đã giải
Làm bài tập từ 14.1 đến 14.6 SBT
Xem trước bài 15
File đính kèm:
- TUAN 7.doc