Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.

- Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình.

 

doc240 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc. - Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu các thành phần của nền văn học (HS làm việc cá nhân, chuẩn bị trên vở nháp và trình bày trước lớp). Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu các thành phần của nền văn học 100% HS có SGK để đọc thầm và tham gia góp ý kiến. Bài tập 1- Đọc mục I (SGK) và cho biết: các bộ phận chính của nền văn học Việt Nam? Các thành phần văn học Bài tập 1- Nền văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chính: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có quan hệ qua lại với nhau. Bài tập 2- a- Văn học dân gian do ai sáng tác và truyền miệng? b- Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Kể tên một số thể loại mà anh (chị) biết. c- Tính chất và vai trò của văn học dân gian đối với lịch sử văn học nói chung? (HS trình bày trước lớp). Bài tập 2a- Văn học dân gian chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác bằng con đường truyền miệng, lưu truyền từ đời này sang đời khác, xuất hiện từ thời xa xưa. b- Văn học dân gian gồm: truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, chèo... c- Văn học dân gian mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết. Bài tập 3- a- Văn học viết do ai sáng tác? Xuất hiện từ bao giờ? Bài tập 3a- Văn học viết do tầng lớp trí thức sáng tác, xuất hiện từ TK. X. b- Văn học viết bao gồm những thành phần nào? Tính chất và vai trò của văn học viết? c- Anh (chị) hiểu thế nào là chữ Nôm? Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm mà anh (chị) biết. d- Thế nào là văn học viết bằng chữ Hán? Anh (chị) biết những tác phẩm nào viết bằng chữ Hán ra đời sớm nhất? b- Văn học viết Việt Nam đến đầu TK.XX chủ yếu gồm: văn học viết bằng chữ Hán, văn học viết bằng chữ Nôm; ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc (những năm 1920). Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học Trung Hoa sâu sắc nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc, vì phản ánh thực tế cuộc sống và diễn tả tâm hồn con người Việt Nam. Văn học viết giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn học. c- Chữ Nôm là loại chữ được sáng tạo từ chữ Hán, dùng để ghi âm, từ tiếng Việt. Văn học viết bằng chữ Nôm xuất hiện khoảng TK.XIII, phát triển mạnh mẽ từ TK. XV. Đỉnh cao là các tác phẩm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ... d- Văn học viết bằng chữ Hán có vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời phong kiến. Do giai cấp thống trị phần lớn sùng bái Hán văn, đề cao Hán tự, coi thường chữ Nôm. Văn học viết bằng chữ Hán bắt đầu từ TK. X-XI. Các tác phẩm đầu tiên còn lại đến ngày nay như Quốc tộ (Vận nước) của sư Pháp Thuận (TK.X), Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn, Thị đệ tử (Dạy đệ tử) của sư Vạn Hạnh, Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của sư Mãn Giác (TK.XI)... e- Thế nào là chữ quốc ngữ? Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện từ khi nào? e- Chữ quốc ngữ là loại chữ cái La-tin, được các cha cố châu Âu đem đến Đông Dương truyền đạo, sau đó được nhân dân và các trí thức yêu nước Việt Nam tiếp thu, phát triển thành chữ viết hiện đại của dân tộc. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện và phát triển vào những năm 20 của TK trước. Bài tập 4- Sắp xếp lại thứ tự và ghi số hiệu của hệ thống vào trong ngoặc đơn (Theo mẫu): - Văn học dân gian (A) - Truyện thần thoại (A.1) - Văn học viết. - Văn học viết bằng chữ Hán. - Truyện cổ tích. - Văn học viết bằng chữ Nôm. - Truyện ngụ ngôn. - Văn học viết bằng chữ Pháp. - Sử thi. - Trường ca. - Ca dao- dân ca. - Tục ngữ. - Chèo. - Truyện cười dân gian. - Văn học dân gian (A) - Truyện thần thoại (A.1) - Sử thi (A.2) - Trường ca (A.3) - Truyện cổ tích (A.4) - Truyện ngụ ngôn (A.5) - Ca dao- dân ca (A.6) - Tục ngữ (A.7) - Chèo (A.8) - Truyện cười dân gian (A.9) - Văn học viết (B) - Văn học viết bằng chữ Hán (B.1) - Văn học viết bằng chữ Nôm (B.2) - Văn học viết bằng chữ Pháp (B.3) Hoạt động 2- Đọc và tìm hiểu các thời kì phát triển của văn học Việt Nam (HS làm việc cá nhân: đọc, chuẩn bị trên vở nháp, trình bày trước lớp). Bài tập 1- Đọc mục II, SGK và cho biết: có thể Hoạt động 2- Đọc và tìm hiểu các thời kì phát triển của văn học Việt Nam 100% HS được đọc và tham gia góp ý kiến. Bài tập 1- Quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam được chia thành 3 chia quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam thành mấy thời kì? Đó là những thời kì nào? thời kì: - Từ TK.X đến hết TK. XIX. - Từ đầu TK.XX đến 1945. - Từ 1945 đến nay (2000). Bài tập 2- Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam từ TK.X đến hết TK. XIX. Kể tên một số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết. Bài tập 2- Những nét chính của văn học Việt Nam TK.X đến XIX: - Hai dòng văn học phát triển song song: văn học dân gian (trong tổng thể văn hoá dân gian) và văn học viết. Văn học viết giữ vai trò chủ đạo. Hai dòng bổ sung, hỗ trợ cho nhau. - Mang đặc điểm thi pháp trung đại. Ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật, Lão và văn học cổ Trung Hoa. Một số tác gia nổi tiếng: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương v.v... Bài tập 3- Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam đầu TK.XX đến 1945. Kể tên một số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết. Bài tập 3- Những nét chính của văn học đầu TK.XX đến 1945: - Có những biến động lớn, chuyển từ thời trung đại, cận đại đến hiện đại. - Ảnh hưởng mạnh mẽ văn hoá Âu - Tây. - Xuất hiện nhiều khuynh hướng, với những cuộc bút chiến sôi nổi, phức tạp. - Có nhiều thành tựu rực rỡ. Một số tác gia nổi tiếng: Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu... Bài tập 4- Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến nay. Kể tênmột số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết. Bài tập 4- Những nét chính của văn học Việt Nam sau 1945: - Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, trường kì và đang bước vào công cuộc hội nhập quốc tế. Một số tác gia tiêu biểu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp v.v... Bài tập 5- Văn học 1945 đến nay có thể chia thành mấy giai đoạn? Những nét chính của mỗi giai đoạn? Bài tập 5- Văn học 1945 đến nay có 2 giai đoạn: - Thời kì chiến tranh (1945- 1975), văn nghệ phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và cổ động chính trị; thể hiện chủ yếu tình cảm, nghĩa vụ của con người đối với Tổ quốc. Có tiếng nói của văn học yêu nước tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm. - Thời kì hoà bình và hội nhập (sau 1975 đến nay), văn học đang có những đổi mới căn bản: đề tài mở rộng, hình thức và nội dung phong phú, cá tính đa dạng, con người được nhìn nhận toàn diện hơn... Cơ chế thị trường có tác động mạnh mẽ cả tích cực lẫn tiêu cực. Hoạt động 3- Đọc và tìm hiểu những nét đặc sắc của văn học Việt Nam (HS làm việc cá nhân. Sau đó trình bày trước lớp hoặc thảo luận theo nhóm) Bài tập 1- Nêu những nét cơ bản của tâm hồn con người Việt Nam thể hiện trong văn học. Nhận xét của anh (chị) về những nét cơ bản đó? Hoạt động 3- Đọc và tìm hiểu những nét đặc sắc của văn học Việt Nam 100% HS được đọc và tham gia thảo luận nhóm. Bài tập 1- Những nét cơ bản của tâm hồn con người Việt Nam: - Lòng yêu nước, tự hào dân tộc... - Lòng nhân ái, bao dung... - Tinh tế, tài hoa trong tình yêu thiên nhiên. - Viết nhiều về nỗi buồn hơn niềm vui, mặc dù vẫn yêu đời và lạc quan... - Thích cái " nhỏ nhắn", " xinh xắn" hơn cái" hoành tráng, đồ sộ"... (Chuẩn bị cá nhân. Trình bày trước lớp) Nhận xét: Đặc điểm về tình cảm thẩm mĩ (thích cái nhỏ nhắn...) chưa chính xác. Do điều kiện lịch sử và địa lí (luôn phải lo đối phó với thiên tai và nạn ngoại xâm)..., cha ông ta chưa xây dựng được những công trình nghệ thuật lớn (chứ không phải là không “thích"...). Bài tập 2- Kể tên một số thể loại trong văn học Việt Nam mà anh (chị) biết. Trong đó, thể loại nào chiếm vị trí chủ yếu? (Trình bày trước lớp) Bài tập 2- Các thể loại chính: Sử thi (Đẻ đất đẻ nước, Đam San...); truyện thơ (Tiễn dặn người yêu...); ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí v.v... Trong các thể loại trên, thơ chiếm địa vị chủ yếu trong văn học Việt Nam. Bài tập 3- Anh (chị) hiểu thế nào về tinh thần hội nhập đa văn hoá ở Việt Nam viết trong mục 3 (SGK)? (Thảo luận) Bài tập 3- Do vị trí địa lí: Việt Nam là nơi giao lưu quốc tế quan trọng, Việt Nam luôn chung sống hoà thuận giữa các luồng văn hoá. Sự "tích hợp đa văn hoá" này luôn dựa trên chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Bài tập 4- Vì sao nói nền văn học Việt Nam có sức sống dẻo dai và mãnh liệt? (Chuẩn bị cá nhân, thuyết minh trước lớp) Bài tập 4- Nền văn học Việt Nam có sức sống dẻo dai và mãnh liệt vì: - Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, với sự đồng hoá quyết liệt của văn học Hán, nhưng văn học Việt Nam vẫn tồn tại dưới hình thức truyền miệng, để đến TK X, sau khi dành được độc lập, nền văn học ấy lại có cơ hội để khôi phục và phát triển. - Trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh oanh liệt, với sự tàn phá của những đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới, nhưng tiếng nói Việt Nam, nền văn học và văn hóa Việt Nam vẫn ngày càng khẳng định được bản sắc của mình. Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ của quan hệ giao lưu quốc tế, Việt Nam đang gặp một cơ hội mới, ngàn năm chưa bao giờ có, để văn học phát triển, xứng đáng là nền văn học của một dân tộc có ngàn năm văn hiến và có trình độ văn hóa hiện đại phát triển. Bài tập5- Chọn một trong các tác phẩm sau: Thánh Gióng, Thạch Sanh (Cổ tích), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Cô Tô (Nguyễn Tuân)... Phân tích để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng nhân ái, và sự tinh tế, tài hoa trong tình yêu thiên nhiên. Bài tập nâng cao: Tìm trong Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ một cách tài tình. Bài tập5- - Đọc và hiểu được nội dung của một trong các tác phẩm theo đề ra. - Chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo hay vẻ đẹp tài hoa, sự tinh tế trong tác phẩm là một trong những đặc điểm đặc sắc của văn học Việt Nam. Gợi ý: Lòng yêu nước thể hiện tập trung trong các tác phẩm: Thánh Gióng, Đại cáo bình Ngô, Cảnh khuya...; Lòng nhân ái: Thạch Sanh, Truyện Kiều, Đại cáo...; Tài hoa, tinh tế: Truyện Kiều, Cô Tô... Bài tập nâng cao: HS làm bài ở nhà, có thể tham khảo người lớn, hoặc tự tìm trong Truyện Kiều. LÀM V¡N: V¡N B¶N A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được thế nào là văn bản, muốn tạo lập văn bản phải chú ý đến những vấn đề gì? - Hiểu được các đặc điểm của văn bản. - Biết vận dụng những kiến thức vừa học để đọc – hiểu văn bản và làm văn. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu khái quát về văn bản 100% HS được đọc và tham gia làm bài tập Bài tập 1- Khoanh tròn chữ cái đầu đối với hiện tượng nói, viết nào dưới đây chưa phải là văn bản: Đại diện HS trình bày trước lớp. a) Bài thơ. b) Bài báo. c) Bài phát biểu. d) Lời cầu nguyện. e) Đơn xin phép nghỉ học. g) Một câu tục ngữ. h) Một tin nhắn. i) Một bộ tiểu thuyết. k) Một đoạn văn hay. Bài tập 1- Đáp án: Khoanh tròn (k) Bài tập 2- Từ các vấn đề ghi ở cột bên trái, hãy nối với phương diện của chúng (ở cột bên phải) sao cho thích hơp. Bài tập 2- Nói (viết) để làm gì? Nói (viết) cho ai nghe, (ai đọc)? Nói (viết) điều gì? Nói (viết) như thế nào? Mục đích. Nội dung. Đối tượng tiếp nhận. Phương pháp, quy cách, thể thức... Nối theo thứ tự cột trái, cột bên phải sẽ là: Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp. Hoạt động 2- Tìm hiểu đặc điểm của văn bản Bài tập 1- Đọc mục 1 SGK và cho biết: thế nào là sự thống nhất đề tài, tư tưởng - tình cảm và mục đích? Thông qua một tác phẩm cụ thể (một biên bản, đơn từ hoặc một bài thơ...) chứng minh rằng, văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng - tình cảm và mục đích. (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp). Hoạt động 2- Bài tập 1-Yêu cầu: - Thống nhất đề tài, tư tưởng - tình cảm đề và mục đích là: các chi tiết đều nói về một đối tượng (hay vấn đề), cùng xoay quanh một chủ đề tư tưởng hay cảm hứng chủ đạo, cùng hướng tới một mục đích thống nhất (biểu cảm hay trình bày...) HS có thể phân tích một tác phẩm bất kì để thấy đặc điểm trên của văn bản. Chẳng hạn, truyện cổ tích Thạch Sanh: - Đề tài: Cuộc đấu tranh xã hội thời phong kiến. - Tư tưởng- tình cảm (chủ đề): Khẳng định sự thắng lợi của cái thiện đối với cái ác, người ở hiền thì gặp lành; đấu tranh chống lại cái ác, bênh vực cái thiện... - Mục đích: trình bày (tự sự). Bài tập 2- Đọc mục 2 và cho biết: thế nào là sự hoàn chỉnh về hình thức? Chứng minh qua một văn bản cụ thể. Bài tập 2- Hoàn chỉnh về hình thức là sự sắp xếp các từ ngữ, các câu, các ý theo một trình tự hợp lý, có quan hệ mật thiết, không dư thừa, không thiếu hụt... Ví dụ: Một tờ đơn không thể thêm những đoạn văn trữ tình ngoại đề, không thể thiếu phần mở đầu hay kết thuc v.v... Một bài viết cũng phải có mở bài, thân bài và kết bài; trong mỗi phần đều phải có các ý hợp lô-gic... Bài tập 3- Văn bản phải có tác giả. Tìm tác giả cho các loại văn bản sau: a) Truyện cổ tích. b) Đơn xin đi làm. c) Biên bản hội nghị. d) Báo cáo về tình hình an ninh trong xã. e) Một cuốn tiểu thuyết. Bài tập 3- Các tác giả là: a) Tập thể bình dân. b) Người xin đi làm. c) Thư kí hội nghị. d) Trưởng (phó) công an xã. e) Nhà văn. Hoạt động 3- Luyện tập Hoạt động 3- Luyện tập Bài tập 1- Đọc văn bản Tổng quan văn học Việt Nam... Lập dàn ý ghi lại các phần, mục, ý của văn bản đó. Bài tập 1- Dàn ý: Mở đầu I- Các thành phần của nền văn học 1- Văn học dân gian 2- Văn học viết 3- Quan hệ giữa 2 dòng văn học. II- Các thời kì phát triển của nền văn học 1- Thời kì từ TK.X đến hết TK.XIX 2- Thời kì từ đầu TK.XX đến 1945 3- Từ 1945 đến nay (2000) III- Những nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam 1- Những biểu hiện của tâm hồn con người Việt Nam. 2- Sự phát triển về thể loại. 3- Quan hệ giao lưu quốc tế. 4- Sức sống của văn học dân tộc. Kết thúc. Bài tập 2- Đọc nhan đề của bài báo sau đây: " Một ngày trên công trường Y-a-li". Anh (chị) hãy đoán trước nội dung chính của bài báo đó. Nêu rõ lí do tại sao lại dự đoán như vậy? Đối chiếu với nội dung xem dự đoán đó có chính xác không? (GV có thể dùng bài báo khác, phù hợp với thời điểm giảng dạy và địa phương) Bài tập 2- Dự đoán nội dung bài báo: Phóng sự ghi chép lại những công việc, con người có thật trên công trình thuỷ điện Y-a-li, qua đó, phản ánh, ca ngợi gương người tốt, việc tốt. Lí do: Tên bài báo mang tính phóng sự, cho thấy địa điểm, thời gian và hàm ý sẽ phản ánh thực tế. LÀM VĂN: CÁC KIỂU VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Nắm vững các đặc điểm cơ bản của các phương thức biểu đạt và quan hệ giữa chúng. - Biết vận dụng kiến thức về 6 kiểu văn bản vào việc đọc văn và làm văn. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động- Ôn tập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học ở THCS. Hoạt động- Ôn tập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. Bài tập 1. a) Trong trường THCS, anh (chị) đã học những kiểu văn bản nào? Bài tập 1.a- Các kiểu văn bản đã học ở THCS: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính-công vụ (Ngữ văn 6, tập 1, tr.15). b) Mỗi kiểu văn bản thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt nhưng bao giờ cũng có phương thức biểu đạt chính. Điền vào ô trống bên trái (xem SGK). Bài tập 2- Đoạn văn sau đây đã kết hợp những phương thức biểu đạt b- Lần lượt là: miêu tả, tự sự, biểu cảm, hành chính - công vụ, thuyết minh, nghị luận. Bài tập 2- Đoạn văn kết hợp tự sự với biểu cảm, trong đó tự sự là nào? Phương thức nào là chính? Vì sao? "...Hôm Lão Hạc sang nhà tôi.... lừa nó". chính, vì chủ đích của đoạn văn là trình bày sự việc; biểu cảm (biểu thị cảm xúc của nhân vật) chỉ là phương tiện giúp cho tự sự thêm hấp dẫn. Bài tập 3- Xác định phương thức biểu đạt của hai đoạn văn viết về bánh trôi nước (SGK). Bài tập 3- Đoạn 1 viết theo lối giới thiệu, thuộc phương thức thuyết minh. Đoạn 2 là bài thơ của Hồ Xuân Hương thuộc phương thức biểu cảm (gián tiếp - thông qua miêu tả). Bài tập về nhà: Sử dụng sách Ngữ văn lớp 10, tập 1, thống kê tên các văn bản trong Đọc văn và cho biết mỗi văn bản ứng với loại nào trong bài học này? Bài tập về nhà: Yêu cầu HS làm bài độc lập. GV kiểm tra và sửa chữa trong tiết học sau. ĐỌC VĂN: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu được vị trí của văn học dân gian trong tiến trình văn học Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nó. - Nắm được các khái niệm đơn giản về các thể loại văn học dân gian. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1- Tìm hiểu vị trí của văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc Bài tập 1- Nhớ lại các câu chuyện cổ tích, các bài ca dao, tục ngữ... đã học ở các cấp dưới, hãy kể tên Hoạt động 1- HS làm các bài tập. Chuẩn bị ý chính và trình bày trước lớp. Bài tập 1- Một số tác phẩm văn học dân gian: Sự tích con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy, Tấm một số tác phẩm văn học dân gian và cho biết thế nào là văn học dân gian? Cám, Thạch Sanh, các bài ca dao, tục ngữ, truyện cười v.v... - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng trong dân gian. Bài tập 2- Vì sao nói, văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động? Chứng minh qua một vài tác phẩm mà anh (chị) biết. Bài tập 2- Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động vì nó luôn gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúng, là hình thức nghệ thuật thể hiện "ý thức cộng đồng" của các tầng lớp dân chúng. Ví dụ: các truyện Thạch Sanh, Tấm Cám... phản ánh cuộc đấu tranh của cái thiện chống lại cái ác theo quan niệm của quần chúng, phản ánh nguyện vọng, ước mơ, cũng như thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của họ; các bài ca dao tình yêu phản ánh sinh hoạt văn hoá - tinh thần, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong vấn đề hôn nhân và hạnh phúc... Bài tập 3- Văn học dân gian Việt Nam là văn học của 54 dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc anh em trên đất nước ta? Bài tập 3- Các tác phẩm tiêu biểu: Sự tích họ Hồng Bàng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy, kho tàng truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, truyện cười (Kinh), Đẻ đất đẻ nước (Mường), Đăm San (Ê-đê, Tây Nguyên), Tiễn dặn người yêu (Thái) v.v... Bài tập 4- a) Phân tích và chứng minh ý kiến cho rằng: văn học dân gian có giá trị nhiều mặt. Bài tập 4.a- Giá trị nhiều mặt của văn học dân gian: - Cung cấp tri thức hữu ích nhiều mặt về tự nhiên và xã hội (Giá trị văn hóa- khoa học). - Phản ánh tâm hồn con người lao động, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách con người Việt Nam (Giá trị nhân văn). - Chứa đựng kho tàng nghệ thuật truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc (Giá trị nghệ thuật). b) Vì sao nói: văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho văn học viết? b) Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho văn học viết, vì bản thân văn học dân gian là " cuốn sách giáo khoa về cuộc sống". Trong lịch sử, các nhà thơ, nhà văn lớn đều đã học được trong văn học dân gian những bài Hoạt động 2- Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam học sáng tạo quý báu, văn học dân gian từng là nguồn sinh lực dồi dào tiếp thêm sức mạnh sáng tạo mới cho các nhà văn. Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc, văn học dân gian càng có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng, nâng đỡ cho cảm hứng sáng tạo của các nhà văn. Hoạt động 2- 100% HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Bài tập 1- Tìm hiểu quá trình sáng tác và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, hãy cho biết: a) Thế nào là phương thức truyền miệng? b) Quá trình sáng tác và lưu truyền tác phẩm dân gian diễn ra như thế nào? c) Nêu những đặc điểm của quá trình sáng tác văn học dân gian? Bài tập 1.a- Phương thức sáng tác truyền miệng là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn học nghệ thuật một cách trực tiếp của đông đảo dân chúng. Phương thức truyền miệng ra đời từ khi con người chưa có chữ viết, và tiếp tục phát triển trong các thời kì sau do hoàn cảnh đa số nhân dân không biết chữ. Tuy nhiên, phương thức này ra đời và phát triển không phải do những những điều kiện hạn chế của lịch sử - xã hội mà còn do nó đáp ứng được đầy đủ hơn thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp bình dân mà văn học viết không thỏa mãn được. 1.b- Quá trình sáng tác và lưu truyền các tác phẩm văn học dân gian được hình dung là: lúc đầu, do một cá nhân hay tập thể sáng tác nên, rồi bằng con đường của trí nhớ, người này truyền cho người kia, nơi này truyền cho nơi khác, đời trước truyền lại cho đời sau. Trong quá trình lưu truyền đó, mỗi người đều có thể sáng tạo lại, và cuối cùng, có những tác phẩm được xây dựng rất quy mô, gọt rũa rất thành công, cũng có những tác phẩm bị sàng lọc và tự đào thải. 1.c- Vì vậy, quá trình sáng tác văn học dân gian mang hai đặc điểm nổi bật là: 1) Có nhiều bản khác nhau (tính dị bản), và 2) Là tiếng nói Bài tập 2- Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật của văn học dân gian. HS chuẩn bị ra giấy nháp và trình bày trước lớp các nội dung dưới đây: a) Đặc trưng ngôn ngữ của văn học dân gian? chung cho cả cộng đồng (tính tập thể). Ngoài ra, cũng vì thế mà tác phẩm dân gian thường có sự lặp lại (công thức ngôn từ) và đồng thời cũng mang tính truyền thống đậm nét. 2.a- Do phương thức truyền miệng nên ngôn ngữ văn học dân gian có những điểm khác với văn học viết. + Văn học dân gian tồn tại dưới dạng ngôn ngữ nói, tức là bằng các hình thức như: lời nói (tục ngữ), lời hát (ca dao, dân ca), lời kể (truyện)... + Vì là ngôn ngữ nói nên văn học dân gian có ngôn ngữ thường giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền, không có những từ ngữ quá cầu kì, chau chuốt như trong văn học viết... + Cũng vì là ngôn ngữ nói nên ngôn từ trong tác phẩm văn học dân gian thường gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, gắn liền với đời sống tình cảm, cách nghĩ của quần chúng nhân dân. b) Những nét chính về phương pháp nghệ thuật của văn học dân gian. b- Nghệ thuật trong văn học dân gian có 2 đặc điểm chủ yếu: + Miêu tả hiện thực giống như thực tế (Ví dụ nhiều chi tiết trong truyện Thạch Sanh, Tấm Cám; những câu tục ngữ, ca dao; truyện cười, truyện ngụ ngôn...). + Miêu tả hiện thực một cách kì ảo (Ví dụ: các vị thần linh, phép lạ trong truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích...). Nguyên nhân: Nhân dân lao động thời xưa có lối tư duy mang tính hoang đường, tin mọi vật giống như con người đều có linh hồn. Hoạt động 4- Tìm hiểu những thể loại chính của văn học dân gian Hoạt động 4- Bài tập 1- Bài tập 1- Điền vào ô trống bên phải tên các tác phẩm văn học dân gian ứng với từng thể loại. (HS có thể kể tên những tác phẩm khác theo hướng dẫn ở cột bên phải. Làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Tên thể loại Ví dụ 1- Thần thoại Thần trụ trời 2- Sử thi dân gian Đam San, Đẻ đất đẻ nước 3- Truyền thuyết An Dương Vương 4- Cổ tích Thạch Sanh, Tấm Cám 5- Truyện cười Tam đại con gà 6-Truyện ngụ ngôn Treo biển, Trí khôn 7-Tục ngữ Tay làm hàm nhai... 8- Câu đố Trong trắng, ngoài xanh... 9- Ca dao, dân ca Trống cơm khéo vỗ... 10- Vè Vè thằng nhác 11- Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Thái) 12- Các thể loại sân khấu Chèo, tuồng đồ, một số t Trò truyện... diễn có tích Bài tập 2- Dựa vào SGK, hãy nói ngắn gọn về từng thể loại của văn học dân gian. (Yêu cầu HS dựa vào SGK nhưng không được đọc mà phải diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình). Bài tập 2- Các ý chính: a- Truyện thần thoại: Truyện về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Sự tích trăm trứng... b- Sử thi dân gian: Truyện văn vần, hoặc kết hợp văn vần với văn xuôi kể lại các sự kiện lịch sử... c- Truyền thuyết: Truyện văn xuôi kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. VD: An Dương Vương... d- Cổ tích: Truyện văn xuôi kể về số phận các nhân vật, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và phản ánh ước mơ của nhân dân... e- Truyện cười: Truyện gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán. g- Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ những triết lý hoặc kinh nghiệm ở đời. h- Tục ngữ: Văn vần, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hoặc kinh nghiệm cuộc sống. i- Câu đố: Văn vần, miêu tả sự vật th

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 10 nang cao.doc
Giáo án liên quan