Bài giảng Môn Sinh học lớp 8 - Giáo dục dân số thông qua bộ môn sinh học lớp 8 trung học cơ sở

Một trong những vấn đề mà Đảng và nhà nước toàn thể nhân loại hiện nay đang quan tâm đó là vấn đề về “Dân số”. Việc giảm gia tăng dân số là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc đạt hoặc duy trì cuộc sống có chất lượng tốt cho cá nhân gia đình và cộng đồng dân tộc.

Dạy sinh học nói chung nhất là dạy giáo dục dân số qua bộ môn sinh học nói riêng nhiều năm nay đã có nhiều người chú ý đến . Song trong những giờ dạy của một số giáo viên khi dạy về vấn đề này tôi thấy họ vẫn chưa thể hiện được vấn đề này . Giáo viên còn đi triền miên, phần nào cũng liên hệ giáo dục dân số hoặc là nói đi nói lại nhiều lần.

 

doc31 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3574 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Sinh học lớp 8 - Giáo dục dân số thông qua bộ môn sinh học lớp 8 trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ----- — & — ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM “Giáo dục dân số thông qua bộ môn sinh học lớp 8 THCS” Tác giả: Phạm Thị Luận Tổ: Sinh-Hóa-Địa NĂM HỌC 2008-2009 PhÇn I I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.Lý do chọn đề tµi: Một trong những vấn đề mà Đảng và nhà nước toàn thể nhân loại hiện nay đang quan tâm đó là vấn đề về “Dân số”. Việc giảm gia tăng dân số là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc đạt hoặc duy trì cuộc sống có chất lượng tốt cho cá nhân gia đình và cộng đồng dân tộc. Dạy sinh học nói chung nhất là dạy giáo dục dân số qua bộ môn sinh học nói riêng nhiều năm nay đã có nhiều người chú ý đến . Song trong những giờ dạy của một số giáo viên khi dạy về vấn đề này tôi thấy họ vẫn chưa thể hiện được vấn đề này . Giáo viên còn đi triền miên, phần nào cũng liên hệ giáo dục dân số hoặc là nói đi nói lại nhiều lần. Trong số 5 giờ dự một số giáo viên chỉ có 2 giờ đạt được yêu cầu còn lại 3 giờ giáo viên còn đi sai lệch trọng tâm. Qua khảo sát đợt I chỉ có 20% học sinh nhận thức được vấn đề này. Đây là một vấn đề làm cho tôi băn khăn trăn trở. Cũng bởi lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài với nội dung : “ Giáo dục dân số cho học sinh thông qua bộ môn sinh học lớp 8” làm cơ sở của đề tài khoa học nghiên cứu trong năm học này. I.2 Mục đích nghiên cứu : Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra biện pháp ưu để giúp học sinh nhận thức được giáo dục dân số đóng vai trò then chốt để đạt được mục tiêu đưa chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. I.3. Thời gian, địa điểm: + Thời gian : Năm học 2008-2009 + Địa điểm : Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. + Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 8 trường THCS Nguyễn Đức Cảnh năm học 2008-2009 + Lớp thực nghiệm đề tài là lớp 8B + Lớp đối chứng là lớp 8C I.4. Đóng góp về lý luận,thực tiễn : a, Cơ sở lý luận : Mục đích của giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phát triển toàn diện và hài hòa con người , và như vậy giáo dục phổ thông đặt cơ sở ban đầu quan trọng cho sự phát tiển toàn diện nhân cách con người. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước đảng ta đã xác định “Giáo dục dân số” là “Quốc sách hàng đầu” vì vậy việc đưa giáo dục dân số vào môn học ngày càng được quan tâm và chú trọng .Đặc biệt là đưa giáo dục dân số thông qua bộ môn sinh học. b, Cơ sở thực tiễn: Một trong những biện pháp nhằm giải quết vấn đề dân số là đưa giáo dục dân số vào nhà trường. Mà đặc biệt trong công tác giáo dục thì công việc giáo dục dân số là một lĩnh vực khoa học và giáo dục rất mới mẻ trong hệ thống kiến thức về kỹ năng thái độ và hành vi cần thiết cho mọi người trong xã hội và do đó được dạy và học trong các trường của hệ thống giáo dục quốc dân . Mặt khác chủ trương trong cương lĩnh đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định việc kế hoạch hóa dân số là chính sách xã hội mà nghị quyết đã vạch ra Trong dự thảo của Đại hội Đảng còn nhấn mạnh phải làm cho từ cấp ủy đến toàn dân thấu suốt tầm quan trọng chiến lược của chính sách xã hội số I này . Ra sức khắc phục tâm lý cũ, những tập quán cũ đang còn tồn tại dai dẳng trong tư tưởng và nếp sống của nhiều người trong xã hội . Hơn nữa giáo dục dân số trong nhà trường là một bộ phận trong công tác giáo dục dân số tất yếu mang ý nghĩa chiến lược và cần được tiến hành thật tốt. Ngoài môn giáo dục công dân, môn văn học thì môn sinh học cũng là một trong những môn cần được lồng vào đó những kiến thức về giáo dục dân số. PHẦN II PHẦN NỘI DUNG II.1- Chương I: Tổng quan Với nội dung đề tài chủ yếu là nghiên cứu các bài học có liên quan đến sinh sản và sự gia tăng dân số. - Tình hình khả năng tiếp thu, áp dụng kế hoạch hóa gia đình. - Các biện pháp hướng dẫn học sinh áp dụng những gì đã học được để áp dụng vào cuộc sống. - Các tình huống xử lý làm cho học sinh tiếp cận với các biện pháp để hạn chế sự gia tăng dân số. II.2- Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1 . Nội dung của đề tài Với tình hình thực tế như đã nêu ở trên tôi thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên chưa làm nổi bật được việc giáo dục dân số là do các nguyên nhân sau: + Giáo viên không nắm được việc giáo dục dân số thông qua bộ môn mình giảng dạy như thế nào? + Do điều kiện sống đôi lúc còn khó khăn so với xã hội nên nhiều giáo viên không có thời gian nghiên cứu kể cả việc đọc sách hướng dẫn giáo viên mà nghĩ như thế nào thì nói như thế. II.2.2-Biện pháp thực hiện: - Muốn giảng dạy tốt việc giáo dục dân số thông qua bộ môn thì trước hết giáo viên phải hiểu thế nào là “ Dân số”? Thế nào là “Giáo dục dân số” để ghép vào những phần nào của bài giảng. - Giáo dục dân số thông qua bộ môn sinh học phải đạt được những yêu cầu sau: 1, Làm cho học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình dân số hiện nay ở nước ta và trên thế giới. 2, Học sinh phải nhận thức rõ ràng mối quan hệ giáo dục dân số với việc phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số với chất lượng cuộc sống xã hội và gia đình, hiện tại và tương lai. 3, Sự hình thành cho học sinh niềm tin dựa trên cơ sở khoa học về khả năng của con người nói chung và mọi hành vi của bản thân mình nói riêng trong việc điều khiển quá trình tái sản xuất của con người đi theo đúng mục đích kế hoạch hóa dân số đã được đề ra trong chiến lược dân số của đất nước ta. Nội dung giáo dục dân số mang tính chất liên môn chứa đựng giá trị bản chất còn tranh cãi được rất quên ở mỗi gia đình “ Con trai và con gái” Mục tiêu của giáo dục dân số không chỉ nhằm cho con người những kiến thức cơ bản có liên quan đến vấn đề “ Dân số”mà còn nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những thái độ mong muốn và quyết định hợp lý làm cho các em có thể đưa ra những quyết định có trách nhiệm liên quan đến hành động sinh sản và các vấn đề khác về dân số. Muốn hình thành và phát triển thái độ và định hướng giá trị cần có những phương pháp dạy học có hiệu quả này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã hướng dẫn phần lý thuyết chu đáo, tôi đã chuẩn bị giáo án và dạy thực nghiệm với một số bài học có liên quan đến sinh sản, sự gia tăng dân số và những bài học có thể làm hạn chế sự gia tăng dân số. II.2.3- MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HỌA Bài 58 : Tuyến sinh dục Nội dung của bài này gồm : Cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ và tác dụng của hoóc môn sinh dục. + Định nghĩa : Tuổi dậy thì là gì? + Những biến đổi của tuổi dậy thì: - Ở con trai. - Ở con gái. + Nguyên nhân của những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì. * Chuẩn bị của giáo viên 1, Sơ đồ về những đặc tính sinh dục. 2, Sơ đồ về những đặc tính sinh dục. 3, Hình vẽ về những biến đổi ở cơ thể nam và nữ. * CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP A, Mở đầu : GV đặt vấn đề : Có bao giờ chúng ta dành thời gian suy nghĩ là khi nào thì con gái và con trai thôi không bị coi là trẻ con ? Những dấu hiệu nào sẽ chỉ rõ cho chúng ta thấy rằng thời kỳ em bé gái đã ngưng và em bé trai đã kết thúc . Tuổi trẻ đang trải qua những biến đổi lớn lao và nhanh chóng. Vậy thì những biến đổi đó là gì ? Những biến đó do đâu ? Những câu hỏi trên đây và nhiều câu hỏi khác có liên quan đang tiếp tục nảy sinh trong đầu chúng ta. B. Phát triển bài học * Hoạt động 1 : Giới thiệu sơ lược về tinh hoàn, buồng trứng. * Hoạt đông 2 : Tuổi dậy thì là gì ? GV hỏi : Các dấu hiệu của tuổi dậy thì là gì ? và giải thích : - Dưới góc độ sinh lý, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục nghĩa là có khả năng có con. - Trong tuổi dạy thì,con người trải qua những biến đổi lớn lao về cấu tạo cơ thể, về các chức năng của những hành vi. Tuổi dậy thì là một bước ngoặt cơ bản trong đời sống của mỗi người. * Hoạt động 3 : Những đặc tính chung của tuổi dậy thì. GV : Tiếp tục giảng giải + Tuổi dậy thì kéo dài từ 3-5 năm, có thể phân chia làm 2 giai đoạn : - Trước dậy thì( tiền dậy thì) + Từ 11-13 tuổi ở con gái + Từ 13-15 tuổi ở con trai - Dậy thì chính thức : Ở con gái bắt đầu từ 13-15 tuổi và ở con trai thường muộn hơn từ 1-2 năm. Tuổi dậy thì chính thức được đánh dấu bằng hiện tượng kinh nguyệt lần đầu ở con gái và xuất tinh lần đầu (mộng tinh ở con trai). Đó là những hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường thể hiện sự trưởng thành (chín) sinh dục. * Hoạt động 4 : Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam và nữ. GV : Đề nghị học sinh tự liệt kê những biến đổi của bản thân ( Ở cả con trai lẫn con gái) kết hợp xem hình vẽ để tập hợp những đặc điểm sinh học liệt kê và tổng kết lại trình tự xuất hiện các đặc điểm đó ở nam và nữ. * Hoạt động 5 : Nguyên nhân của những biến đổi ở tuổi dậy thì GV : Sử dụng sơ đồ 1-2 để trình bày những đặc điểm và những biến đổi của cơ thể dưới ảnh hưởng của hoóc môn sinh dục PSH và LH là hoóc môn của tuyến yên điều hòa hoạt động của các tuyến sinh dục trong việc sản xuất các hoóc môn sinh dục + Buồng trứng tiết ostrôgen và hoóc môn thể vàng(prôgestêrôn) + Tinh hoàn tiết tes tos tê rôn Những hoóc môn sinh dục này ảnh hưởng đến sự phát triển những biến đổi và sự lớn lên của con trai và con gái về các đặc điểm sinh dục chính và phụ C. Củng cố G/V : Hướng dẩn H /S tổng kết những ý chính trong bài chẳng hạn : 1,Tuổi dậy thì là thời kỳ chín sinh dục chứng tỏ con người có khả năng có co 2, Tuổi dậy thì có thể chia thành 2 giai đoan : Giai đoạn trước dậy thì và dậy thì chính thức được đánh dấu bằng hành kinh lần đầu ở nữ và xuất tinh lần đầu ở nam. 3, Dưới ảnh hưởng của hoóc môn tuyến yên và các hoóc môn sinh dục ở con trai và con gái có nhiều biến đổi trở thành đàn ông và đàn bà. D .Hướng dẫn học ở nhà : - Theo câu hỏi ( SGK) - Tự liên hệ bản thân để xác định giai đoạn bước vào tuổi dậy thì và dậy thì chính thức (Ở độ tuổi nào). Bài 62 : Hiện tượng thụ tinh thụ thai và phát triển của thai Ở bài này giáo viên cần cho học sinh nắm được những nội dung sau : I- Sự thụ tinh và thụ thai a) Định nghĩa b) Những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai. II -Tìm hiểu sự phát triển của thai và nuôi dưõng thai a) Quá trình làm tổ của hợp tử b) Sự phát triển của phôi ( thai ) * Tài liệu và phương tiện chuẩn bị 1. Sơ đồ chu kỳ kinh nguyệt 2. Hình vẽ về sự thụ tinh. 3. Hình vẽ về sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh. 4. Hình vẽ về các giai đoạn phát triển của phôi thai. III - Kinh nguyệt là gì ? a)Kinh nguyệt lần đầu xảy ra ở con gái vào tuổi dậy thì. b)Kinh nguyệt liên quan đến sự rụng trứng và thường xảy ra sau khi rụng trứng. c) Kinh nguyệt xảy ra khi nào ( khi trứng không được thụ tinh lớp nội mạc tử cung không còn lý do tồn tại sẽ bị bong ra kèm theo chảy máu). CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP A – Mở đầu GV đặt vấn đề : Để hiểu rõ trứng và tinh trùng kết hợp với nhau như thế nào, khi nào và ở đâu ? Chúng ta cần biết đôi điều về quá trình sinh sản của người. Muốn hiểu rõ sự kết hợp của tinh trùng và trứng xảy ra khi nào chúng ta cần tìm hiểu sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ . Hiểu rõ các sự kiện cơ bản về vấn đề sinh sản sẽ giúp chúng ta hiểu rõ sự thai nghén và có thể ngăn ngừa thai nghén bằng sử dụng các dụng cụ tránh thai như thế nào khi cần ? B – Phát triển bài học 1. Giáo viên chuẩn bị cho việc tiến hành bài giảng bằng ôn lại những nội dung có liên quan - Tuyến yên sinh dục và tuyến nội tiết lâm thời ( thể vàng ) - Đường đi của tinh trùng và trứng trong quan hệ nam nữ - Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra lần đầu vào tuổi dậy thì 2. Dùng sơ đồ chu kỳ kinh nguyệt (liên quan đến chu kỳ rụng trứng dưới tác dụng của hooc môn thùy trước tuyến yên (FSH, LH) và hoóc môn của thể vàng ostrôgen và prôgeste rôn để dạy theo mục I 3. Dùng tranh vẽ đường đi của tinh trùng và trứng trong cơ quan sinh dục cái ( ở vòi pha lốp) để giới thiệu hiện tượng thụ tinh và sự tạo thành hợp tử. 4. Dùng các tranh vẽ để trình bày sự làm tổ và phát triển của phôi từ hợp tử trong tử cung. C. Củng cố Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết những ý quan trọng trong bài. Chẳng hạn : 1. Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lí bình thường xảy ra sau khi rụng trứng nếu trứng không được thụ tinh. 2. Sự thụ tinh xảy ra khi các tinh trùng lên tới vòi pha lốp và một trong số đó đã kết hợp với trứng. 3. Sau khi thụ tinh trứng tạo thành hợp tử di chuyển từ vòi pha lốp xuống tử cung và làm tổ trong lớp nội mạc của tử cung và phát triển thành thai. D. Đánh giá Nghiên cứu nội dung trong các cột A, B dưới đây và viết chữ có nội dung phù hợp ( ở cột B) cho các số có nội dung tương ứng ( ở cột A) trong phiếu học tập dưới đây : Cột A Cột B 1. Nơi mà phôi phát triển 2 Sự dời đi của trứng chín 3 Tinh trùng kết hợp với trứng 4 Nơi xảy ra sự thụ tinh 5 Sự ăn sâu của trứng đã thụ tinh vào trong lớp nội mạc tử cung 6. Sản xuát tế bào trứng 7. Hiện tượng xảy ra khi lớp nội mạc tử cung không cần thiết nếu trứng không đượcthụ tinh 8. Tuyến sinh sản ra FSH và LH 9. Tuyến sản sinh tinh trùng 10. Tuyến sản xuất ra hoóc môn sau khi trứng rụng a. Sự thụ tinh b. Kinh nguyệt c. Sự làm tổ d. Buồng trứng e. Tử cung g. Sự rụng trứng h. Vòi pha lốp i. Tinh hoàn k. Âm đạo l. Thể vàng m. Tuyến yên n Tuyến Véc tôlanh E. Hướng dần về nhà 1. Vẽ lại hình vẽ đường đi của tinh trùng và trứng trong cơ quan sinh dục cái. 2. Điều tra về : - Số con từ 3-5 gia đình xung quanh. - Khoảng cách sinh con giữa con thứ nhất và thứ hai. - Mối liên quan giữa số con, khoảng cách sinh con với đời sống của các gia đình này. Bài 63 :CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Với bài này GVcần xác định cho HS nắm được các nội dung sau : 1.Quan niệm về KHHGĐ và tầm quan trọng - Quan niệm : + Giới hạn quy mô gia đình . + Khoảng cách sinh con. + Giúp các cặp vợ chồng không có con có thể sinh con KHHGĐ trong khuôn khổ của phúc lợi gia đình . + Lợi ích đối với người mẹ. + Lợi ích đối với đứa trẻ . + Lợi ích đối với người cha. + Lợi ích đối với các thành viên khác ( các con ) + Lợi ích đối với đất nước . 2. Ôn lại quá trình sinh sản của người để hiểu rõ : - Các điều kiện cần cho sự thụ tinh. - Các điều kiện đảm bảo cho trứng thụ tinh phát triển thành thai trong tử cung . * Tài liệu và phương tiện cần chuẩn bị . 1- Sơ đồ cấu tạo hệ sinh dục Nam và Nữ. 2- Tranh vẽ hoặc mẫu vật thật về các dụng cụ tránh thai . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP A- Mở bài Giáo viên đặt vấn đề : Có nhiều lý do khiến cho các cặp vợ chồng quyết định giới hạn quy mô gia đình và khoảng cách sinh con. Trước kia , người ta muốn có nhiều con vì nhiều đứa trẻ chết ngay từ khi còn nhỏ . Ngày nay , do điều kiện nuôi dưỡng , vấn đề vệ sinh , chăm sóc sức khỏe đã tốt hơn và nhiều thuận lợi khác nên nhìn chung đã có thể bảo đảm cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và sống cho đến già . Quy mô gia đình nhỏ có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe , đến sự phát triển và hạnh phúc của gia đình đặc biệt là sức khỏe của người mẹ và các con , giúp cho nâng cao sức sống của mọi người trong gia đình . Càng ít con , càng có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của chúng trong cuộc sống. B- Phát triển bài học : 1. Giáo viên đề nghị học sinh định nghĩa KHHGĐ để khai thác những hiểu biết của học sinh về cuộc vận động : « Sinh đẻ có kế hoạch » trong kế hoạch hóa gia đình và nội dung của cuộc vận động ( thông qua các phương tiện thông tin đại chúng , các cuộc tuyên truyền vận động ở địa phương ) . Từ các câu trả lời học sinh chấp nhận một định nghĩa và so sánh với định nghĩa mà giáo viên vừa nêu. 2. Học sinh thảo luận trong nhóm nhỏ là vì sao có cuộc vận động KHHGĐ và báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm trước toàn lớp ( các em có thể nêu lên những lợi ích của kế hoạch hóa gia đình ). 3. Cho học sinh ôn lại những kiến thức về điều kiện cần thiết cho sự thụ tinh , thai nghén và sự phát triển của phôi. ( Sử dụng các sơ đồ về hệ sinh dục Nam và Nữ ) . Từ đó nêu nên các nguyên tắc cần sử dụng để đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch : + Ngăn trứng rụng. + Ngăn sự thụ tinh. + Ngăn sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh. 4. Thảo luận xem thực hiện các biện pháp tránh thai dựa trên các nguyên tắc này như thế nào ? Giáo viên dùng tranh vẽ hoặc mẫu vật các dụng cụ tránh thai để phân tích có hiệu quả của từng dụng cụ trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình . C. Củng cố : Các phương pháp tránh thai là dựa trên kiến thức về những điều kiện cần cho sự thụ tinh và làm tổ của trứng đã được thụ tinh trong tử cung. Các nguyên tắc của phương pháp tránh thai này là : + Ngăn sự rụng trứng. + Ngăn sự thụ tinh. + Ngăn trứng làm tổ trong niêm mạc tử cung. D. Kiểm tra đánh giá : Cho học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập . 1. Lợi ích của KHHGĐ là gì ? 2. Hiệu quả của viên thuốc tránh thai là gì ? 3. Các biện pháp ngăn cản sự thụ tinh là các biện pháp nào ? 4. Các biện pháp ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ là các biện pháp nào ? E. Hướng dẫn học ở nhà : Học theo câu hỏi của SGK – 198. Tìm hiểu tình hình thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ở địa phương. Bài 64: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC ĐẠI DỊCH AIDS_ THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI Với bài này GV cần xác định rõ cho HS nắm được các nội dung sau: 1. Định nghĩa bệnh tình dục là gì? 2. Những biện phá những bệnh tình dục biến nhất a. Bệnh lậu b.Bệnh giang mai Nguyên nhân triệu chứng, các con đường lây truyền bệnh , hậu quả và cách phòng trừ. 3. AIDS là một căn bệnh gây thảm họa cho nhân loại ( Toàn thế giới) Những nguyên nhân, triệu chứng,hậu quả và cách phòng ( Đặc biệt là đối với những người ở độ tuổi lao động trong cư) * Taì liệu và phương tiện cần chuẩn bị : 1. Sơ đồ bệnh lậu 2. Sơ đồ bệnh giang mai 3. Các sơ đồ về bệnh AIDS 4. Các tài liệu tham khảo về bệnh tình CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP A. Mở bài GV vào bài bằng cách nêu định nghĩa bệnh tình dục: Bệnh tình dục là một nhóm bệnh xã hội được lan truyền từ người này qua người khác chủ yếu là qua quan hệ tình dục. Bệnh tình dục trở thành một trong những vấn đề chung của toàn thế giới, một mối đe dọa của loài người đặc biệt là lớp trẻ. Vì vậy rất cần cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết đầy đủ về bệnh tình dục và mối nguy hiểm của chúng. Trước hết là những bệnh tình dục phổ biến như: lậu, giang mai, AIDS là một bệnh tình dục nguy hiểm được phát triển. B. Phát triển bài học * Hoạt động 1: 1. Bệnh lậu: Giáo viên dùng sơ đồ bệnh lậu để trình bày. + Loại vi khuẩn gây bệnh lậu đó là song cầu khuẩn. - Triệu chứng bệnh: + Chảy mủ ở đầu dương vật ( hay âm đạo) và có cảm giác buồn đi tiểu. - Hậu quả: + Dẫn đến kết quả vô sinh ( tắc đường đi của tinh trùng hay ống dẫn trứng) - Cách chữa trị: Điều trị kịp thời và đủ liều bằng penicilin * Hoạt động 2: Bệnh giang mai. - Nguyên nhân: Do xoắn khuẩn gây nên - Hậu quả: Gây quái thai, dị dạng, mù ( chết) - Chữa trị: Điều trị bằng penicilin C. Củng cố. Giáo viên đề nghị học sinh tổng kết lại những gì đã học được. Ví dụ: Bệnh tình dục là một nhóm bệnh xã hội được lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. - Phòng tránh bệnh tình dục hơn cả là: + Hạn chế số bạn tình. + Khi quan hệ tình dục với người bệnh phải dùng bao cao su. + Không tiêm chính ma túy. + Chuẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời. D. Kiểm tra đánh giá. 2. Lậu 3. Giang mai b, HIV c, Song cầu khuẩn 1. Xác định nguyên nhân gây các bệnh dưới đây viết bằng các chữ tương ứng. 1. AIDS a, Xoắn trùng. A. Xuất hiện không đau và phát ban 2. Những triệu chứng dưới đây thuộc bệnh nào? Viết chữ số ứng với cấc bệnh mà em cho là đúng vào ô vuông. B. Mệt mỏi, sút cân nhanh sốt và iả chảy chảy kéo dài không rõ nguyên nhân C. Chảy mủ ở cơ quan sinh dục, cảm giác buốt nóng bỏng khi đi tiểu. 1- AIDS. 2. Lậu. 3. Giang mai. 3. Hậu quả của bệnh: Điền vào khoảng trống căn bệnh phù hợp chọn trong các khung vuông. 1- Bệnh...................... có thể dẫn tới vô sinh. 2- Bệnh....................có thể gây chết chỉ vì những nhân tố bệnh thông thường 3 - Bệnh.......................có thể gây nên bệnh tim, mất trí, điên, tổn thương đến các nội quan Giang mai Lậu AIDS Quan hệ tình dục a, Giang mai Những bệnh nào có thể truyền qua: b, Lậu Truyền máu c, AIDS Tiếp xúc bình thường Giáo viên treo tranh để học sinh xác định vi khuẩn gây nên các bệnh lậu, giang mai và AIDS theo số thứ tự. 1 3 2 D – Hướng dẫn học ở nhà: Hãy hoàn chỉnh ( điền) các cột trong bảng sau: Bệnh Nguyên nhân gây bệnh Triệu chứng của bệnh Hậu quả 1. Lậu 2. Giang mai 3. AIDS II.3-Chương III Phương pháp nghiên cứu,kết quả nghiên cứu II.3.1- phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trên trong quá trình giảng dạy tôi đã phối hợp nhiều phương pháp, nhiều loại hình để học sinh hiểu thật chắc chắn ,thật sâu. Muốn vậy thì tôi áp dụng các phương pháp sau: Giáo dục dân số hướng trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và của xã hộ. Để thực hiện được mục đích này cần không những làm cho HS quan tâm đến các vấn đề dân số trong cộng đồng và đất nước cũng như những hậu quả của chúng, mà còn làm cho các em phát triển được năng lực suy nghĩ và hiểu được những biến động dân số ,thấy được hiệu quả của những biến động này đưa ra những quyết định có lợi nhất với mình. Để đạt được những vấn đề này cần tiến hành dạy học với những phương pháp đúng đắn. Việc lựa chọn phương pháp dạy học phụ thuộc vào quan điểm tổng quát về giáo dục, cách nhìn nhận giá trị và tiềm năng của từng phương pháp. Trong bối cảnh sự gia tăng nhanh của khối lượng kiến thức cần có kiểu daỵ học coi trọng việc dạy cách học hơn việc dạy cái gì? Khi đó học sinh sẽ có kết quả hơn qua việc làm, phân tích, suy nghĩ, nghiền ngẫm về điều xảy ra. Kết quả sẽ tốt hơn là nhớ lại, nhắc lại các sự kiện. Muốn hình thành được những kĩ năng và thói quen này cần sử dụng những phương pháp dạy học cho phù hợp với người học, cho phép người học suy nghĩ một cách độc lập, tìm tòi được dựa vào những phán đoán có lý lẽ. Giáo viên có thể áp dụng một vài biện pháp sau: + Động não, kích thích suy nghĩ. + Tìm tòi giải quyết vấn đề. + Xác định giá trị. + Thảo luận nhóm + Đóng vai( Nếu có điều kiện cho phép) - Đối với giáo viên, việc áp dụng dân số vào bộ môn là một trong những đổi mới quan trọng của quá trình đào tạo con người mới, đào tạo thế hệ trẻ theo đúng mục tiêu của cải cách giáo dục nhằm làm cho nhà trường gắn chặt hơn nữa với cuộc sống. - Đưa giáo dục dân số vào nhà trường đặc biệt là vào môn sinh học là một trong những yêu cầu cấp bách của cuộc sống, là một biểu hiện cụ thể của sự đổi mới tư duy giáo dục. - Giáo dục dân số gắn với bộ môn là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính chất liên ngành bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kĩ thuật hiện đại. Muốn làm được việc giáo dục dân số có hiệu quả giáo viên phải áp dụng và thực hiện tốt những công việc sau: + Hình thành cho học sinh có ý nghĩ thật tự giác. Tự nguyện đề ra cho mình những quyết định đúng đắn về việc kế hoạch hóa gia đình cho mình sau này, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lí về dân số để tích cực và thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gia đình, nghiêm túc thực hiện chiến lược dân số của đất nước. Căn cứ vào nội dung cơ bản của giáo dục dân số đưa vào trường THCS ở các môn nói chung thì môn sinh học nói riêng phải đạt được mục đích sau: + Làm sáng tỏ một khía cạnh của chất lượng cuộc sống trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số. + Cung cấp những cơ sở khoa học cho việc thực hiện: “ Sinh đẻ có kế hoạch” Một nội dung quan trọng của việc kế hoạch hóa gia đình, của việc thực hiện chính sách dân số của nước ta. Đối với chương trình sinh học lớp 8 giải phẫu và sinh lí học là các bộ môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu chủ yếu lấy quan sát và thí nghiệm làm các phương pháp nghiên cứu chủ yếu chúng phải được phản ánh vào phương pháp dạy học bộ môn giải phẫu sinh lí người và vệ sinh ở trường THCS. Sử dụng quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương pháp đặc thù của bộ môn, chúng đáp ứng được yêu cầu về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh (khoảng 14 - 15 tuổi ) Là lứa tuổi mà kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn các biểu tượng tích lũy còn hạn chế. Các em còn nặng nề về tư duy thực nghiệm, tư duy hình tượng cụ thể. Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy các phương tiện trực quan làm điểm tựa. Điều này phù hợp với nhận thức luận Mác – Lê nin phù hợp với học thuyết Páp Lốp về mối quan hệ giữa thông tin hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Hơn nữa các phương pháp nêu trên còn phát huy được ở các em tính tự giác tích cực, và tự lực, tính chủ động sáng tạo trong việc tự dành lấy kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của thầy do đó kiến thức sẽ sâu và chắc. Chúng gây hứng thú nhận thức rất lớn đối với học sinh, mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối với toàn bộ quá trình nhận thức Các phương pháp này còn góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tập dượt, cho các em làm quen với những phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là trong trường hợp có sự kết hợp các yếu tố của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Ngoài sự quan sát và thí nghiệm trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại tìm hiểu trong nhóm, phương pháp dùng lời cũng được vận

File đính kèm:

  • docGiao duc dan so thong qua bo mon Sinh hoc lop 8 GV Pham Thi Luan.doc