Bài giảng Môn Toán Tuần 19 - Luyện tập

Mục tiêu.

- Củng cố cách tính hình tam giác, hình thang.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.

III.Các hoạt động dạy học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Toán Tuần 19 - Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ ba, ( Dạy thứ năm ngày 03/01/2013) Toán ( phụ đạo) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Củng cố cách tính hình tam giác, hình thang. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. a. Thực hành. Bài tập1: Một tờ bìa hình thang có đáy lớn 2,8dm, đáy bé 1,6dm, chiều cao 0,8dm. a) Tính diện tích của tấm bìa đó? b) Người ta cắt ra 1/4 diện tích. Tính diện tích tấm bìa còn lại? Bài tập 2: Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm. Tính diện tích tam giác ECD? E A B 20,4 cm D C 27cm Bài tập3: Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2thu hoạch được 70,5 kg thóc. Hỏi ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. Lời giải: Diện tích của tấm bìa đó là: ( 2,8 + 1,6) x 0,8 : 2 = 1,76 (dm2) Diện tích tấm bìa còn lại là: 1,76 – 1,76 : 4 = 1,32 (dm2) Đáp số: 1,32 dm2 Lời giải: Theo đầu bài, đáy tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật, đường cao của tam giác chính là chiều rộng của hình chữ nhật. Vậy diện tích tam giác ECD là: 27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2) Đáp số: 275,4 cm2 Lời giải: Đáy lớn của thửa ruộng là: 26 + 8 = 34 (m) Chiều cao của thửa ruộng là: 26 – 6 = 20 (m) Diện tích của thửa ruộng là: (34 + 26) x 20 : 2 = 600 (m2) Ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là: 600 : 100 x 70,5 = 423 (kg) = 4,23 tạ. Đáp số: 4,23 tạ. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ năm, ( dạy thứ bảy ngày 05/01/2013) Tiếng việt ( phụ đạo) LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI . I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập 1: Sau đây là hai cách mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau? Đề bài 1: Tả một người thân trong gia đình em. Gia đình em gồm ông, bà, cha mẹ và hai chị em em. Em yêu tất cả mọi người nhưng em quý nhất là ông nội em. Đề bài 2 :Tả một chú bé đang chăn trâu. Trong những ngày hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Quê ngoại đẹp lắm, có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Em gặp những người nhân hậu, thuần phác, siêng năng cần cù, chịu thương, chịu khó. Nhưng em nhớ nhất là hình ảnh một bạn nhỏ chạc tuổi em đang chăn trâu trên bờ đê. Bài tập 2: Cho các đề bài sau : *Đề bài 1 : Tả một người bạn cùng lớp hoặc cùng bàn với em. *Đề bài 2 : Tả một em bé đang tuổi chập chững tập đi. *Đề bài 3 : Tả cô giáo hoặc thầy giáo đang giảng bài. *Đề bài 4 : Tả ông em đang tưới cây. Em hãy chọn một trong 4 đề và viết đoạn mở bài theo 2 cách sau : a) Giới thiệu trực tiếp người được tả. b) Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. Lời giải: - Đoạn mở bài 1 : Mở bài trực tiếp (giới thiệu luôn người em sẽ tả). - Đoạn mở bài 2 : Mở bài gián tiếp (giới thiệu chung sau mới giới thiệu người em tả.) Ví dụ: (Đề bài 2) a) “Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng…”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Hương con cô Hạnh cùng dãy nhà tập thể với gia đình em. b) Dường như ngày nào cũng vậy, sau khi học xong, phụ giúp mẹ bữa cơm chiều thì tiếng trẻ bi bô ở cuối nhà tập thể vọng lại làm cho em nao nao trong người. Đó là tiếng của bé Hương , cô con gái đầu lòng của cô Hạnh cùng cơ quan với mẹ em. - HS lắng nghe và thực hiện. TUẦN 20 Thứ ba, ngày 7 tháng 1 năm 2013 Toán ( phụ đạo) CHU VI HÌNH TRÒN I.Mục tiêu. - Củng cố cách tính chu vi, đường kính, bán kính của hình tròn. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập1: Một bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2 m. Tính chu vi của bánh xe đó? Bài tập 2: Chu vi của một hình tròn là 12,56 dm. Tính bán kính của hình tròn đó? Bài tập3: Chu vi của một hình tròn là 188,4 cm. Tính đường kính của hình tròn đó? Bài tập4: (HSKG) Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,8m. a) Tính chu vi của bánh xe đó? b) Ô tô đó sẽ đi được bao nhiêu m nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 80 vòng, 1200 vòng? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. C = d x 3,14 = r x 2 x 3,14 r = C : 2 : 3,14 d = C : 3,14 Lời giải: Chu vi của bánh xe đó là: 1,2 x 3,14 = 3,768 (m) Đáp số: 3,768 m. Lời giải: Bán kính của hình tròn đó là: 12,56 : 2 : 3,14 = 2 (dm) Đáp số: 2 dm. Lời giải: Đường kính của hình tròn đó là: 188,4 : 3,14 = 60 (cm) Đáp số: 60cm. Lời giải: Chu vi của bánh xe đó là: 0,8 x 3,14 = 2,512 (m) Quãng đường ô tô đi trong 10 vòng là: 2,512 x 10 = 25,12 (m) Quãng đường ô tô đi trong 80 vòng là: 2,512 x 80 = 200,96(m) Quãng đường ô tô đi 1200 vòng là: 2,512 x 10 = 3014,4 (m) Đáp số: 2,512 (m); 25,12 (m) 200,96(m); 3014,4 (m) - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ năm, ngày 10 tháng 1 năm 2013 Tiếng Việt ( Bồi dưỡng) MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THƯỜNG SỬ DỤNG KHI VIẾT VĂN I. Mục tiêu - HS nắm được một số biện pháp nghệ thuật thường sử dụng : so sánh ; nhân hóa ;điệp từ, điệp ngữ và biện pháp đảo ngữ. - HS bước đầu biết vận dụng các biện pháp tu từ vào bài viết. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy – học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu nhiệm vụ bài học 2. Ôn tập 2.1 Biện pháp so sánh - GV cho học sinh nhắc lại khái niệm đã học. - GV cho HS nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai câu thơ sau : Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An) 2.2 Biện pháp nhân hóa Cho HS nhắc lại khái niệm nhân hóa - Cho HS xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau : Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. (Trần Đăng Khoa) 2.3 Biện pháp đảo ngữ - Yêu cầu HS nêu : Em hiểu thế nào là điệp từ, điệp ngữ? - Cho HS nêu tác dụng của biện pháp điệp từ trong hai câu thơ sau: Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi! Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha... (Lê Anh Xuân) 2.4 Biện pháp đảo ngữ - Cho HS tìm hiểu khái niệm đảo ngữ. - Cho HS nêu tác dụng của việc đảo trật tự cú pháp của hai câu thơ sau : Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay... (Nguyễn Đức Mậu) 2.5 Bài tập thực hành - GV phát phiếu bài tập cho HS. - GV theo dõi HS làm bài, giải đáp những thắc mắc của HS. - GV cùng HS chữa bài, chỉnh sửa những lỗi cơ bản cho HS. 3. Củng cố - dặn dò - Cho HS nhắc lại các biện pháp nghệ thuật vừa ôn tập. - Dặn HS về hoàn thành tiếp những bài tập thầy giao. Kn : So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm. - So sánh (bà sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già giặn, có giá trị dinh dưỡng cao).So sánh như vậy để cho người người đọc sự suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo,đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. - Kn : Nhân hóa Là biến sự vật (cỏ cây, hoa lá, gió trăng, chim thú,...) thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn. - Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá bằng cách dụng từ xưng hô với các sự vật: “Ông trời”, “bà sân” cùng các hoạt động của con người: “nổi lửa”, “vấn chiếc khăn hồng”, giúp cho người đọc cảm nhận được một bức tranh cảnh vật buổi sáng đẹp đẽ, nhộn nhịp và sinh động. - Kn : Điệp từ, điệp ngữ là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ, nhằm nhấn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc. - Từ Việt Nam, tên gọi của đất nước, được nhắc lại 3 lần (điệp từ) nhằm nhấn mạnh tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương đất nước. -Kn : Biện pháp đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt. - Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục. - HS nhận phiếu và lần lượt làm từng bài tập, nêu thắc mắc những vấn đề cần giải đáp. - HS lần lượt nhắc lại. - Ghi nhớ nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 19 lop 5A.doc
Giáo án liên quan