Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tiết 23 - Sự nở vì nhiệt của chất khí

-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

-Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.

-Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tiết 23 - Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 23: Ngày soạn:…/1/200. TÊN BÀI: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ A.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. -Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. -Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. -Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế. -Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. 2. Kỹ năng: -Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xãy ra và rút ra được kết luận cần thiết. 3.Thái độ: -Rèn tính cẩn thận, trung thực. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề,thảo luận nhóm.Từ thí nghiệm rút ra kết luận. C.GHUẨN BỊ GIÁO CỤ:: *. Giáo viên: - Cho mỗi nhóm hs: Một bình thủy tinh đáy bằng. Một ống thủy tinh thẳng hoặc 1 ống thủy tinh hình chử L. + Một nút cau su có đục lỗ. Một cốc nước pha màu. + Một miếng giấy trắng (4cm x 10cm) có vẽ vạch chia và cắt ở hai chỗ để lồng vào ống thủy tinh. + Khăn lau khô, mềm. Phiếu học tập. - Cả lớp: + Bảng 20.1 (khổ A1), tranh hình 20.3. * Học sinh: -Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV ở cuối tiết trước. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Bài tập 19.2. Bài tập 19.1 và 19.3. 3.Nội dung bài mới: a.Đặt vấn đề: SGK b.Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1: GV :điều khiển hs thảo luận phương án TN kiểm tra. HS: Thảo luận phương án thí nghiệm GV: Hướng dẫn hs hoạt động theo nhóm. Gọi đại diện nhóm nhận dụng cụ TN. HS: Đại diện nhómn hận dụng cụ thí nghiệm GV:Yêu cầu hs đọc các bước tiến hành. Hướng dẫn hs tiến hành TN, lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên có thể bỏ tay áp vào bình cầu để tránh giọt nước đi ra khỏi ống thủy tinh. HS: làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả Tn. GV:Trong TN giọt nước màu có tác dụng gì?. GV:Điều khiển hs thảo luận, trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5. HS: Thảo luận GV: treo bảng 20.1, yêu cầu hs đọc bảng nêu nhận xét và ghi vào phiếu học tập: + Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau. + Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. + Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau. + So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. GV:Điều khiển hs thảo luận câu hỏi vận dụng C7, C8. HS: Thảo luận GV: treo hình 20.3, yêu cầu hs đọc câu C9, suy nghĩ tìm câu trả lời. HS: giải thích các hoạt động của dụng cụ ở bài tập C9. Thí nghiệm: 2.Trả lời câu hỏi: C1: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng lên. C2: Giọt nước màu tụt xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm xuống. C3: C4: 3.Rút ra kết luận: a. tăng b.lạnh đi c.nhiều nhất, ít nhất 3.Vân dụng: C7: C8: C9: 4.Củng cố: -.Yêu cầu hs trả lời câu hỏi phần bài tập 21.1(SBT) -Gọi hs đọc ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C10. - Làm các bài tập 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6. trong SBT. - Xem bài mới: “ Nhiệt kế - nhiệt giai”

File đính kèm:

  • docly6tiet23.doc
Giáo án liên quan