Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tiết 28 - Sự nóng chảy và đông đặc

1.Kiến thức: Nhận biết và phát biểu được các đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản

2.Kĩ năng: Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và rút ra những kết luận cần thiết.

3.Thái độ: Cẩn thận và tỉ mĩ

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tiết 28 - Sự nóng chảy và đông đặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Ngày soạn : ../3/200 Ngày dạy:…/3/200. TÊN BÀI : SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC (t1) A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Nhận biết và phát biểu được các đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản 2.Kĩ năng: Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và rút ra những kết luận cần thiết. 3.Thái độ: Cẩn thận và tỉ mĩ B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thảo luận nhóm, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: -Mỗi học sinh 1 tờ giấy kẻ ô vuông khổ vỡ học sinh để kẻ đường biểu diễn *Giáo viên: 1 giá đỡ thí nghiệm, 1 kiềng và lướt đốt, 2 kẹp vạn năng, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế chia độ 1000C, 1 ống nghiệm và 1 que khấy đặt bên trong, băng phiến tán nhỏ, nước, khăn lau, 1 bảng treo kẻ ô vuông. *Học sinh: Mỗi học sinh 1 tờ giấy kẻ ô vuông khổ vỡ học sinh để kẻ đường biểu diễn D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3.Nội dung bài mới : a.Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày những pho tượng, xoong nồi các em thường gặp có liên quan hiện tượng vật lí nào? Để biết được thì hôm nay các em sẽ tìm hiểu. b.Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a.Hoạt động 1: GV:Yêu cầu các em quan sát dụng cụ thí nghiệm và nêu thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? HS: trã lời câu hỏi GV:Thí nghiệm được tiến hành như thế nào? HS: GV: Giới thiệu về các tiến hành thí nghiệm. HS :Quan sát b.Hoạt động 2: GV :Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian. -Xác định trục thời gian là trục nằm ngang, trục nhiệt độ là trục thẳng đứng hai trục này vuông góc với nhau. HS: Tiến hành vẽ đồ thị vào giấy đã chuẩn bị sẵn. GV: Quan sát cách vẽ của học sinh để uốn nắn. GV:Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C1 ->C4 GV:Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ là bao nhiêu? HS: GV:Đối với các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy như thế nào. GV: Giới thiệu có một số chất trong quá trình nóng chảy nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng như thủy tinh, nhựa đường … nhưng phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nhất định. c.Hoạt động 3: GV:Yêu cầu học sinh chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. HS: GV:Gọi 1 em học sinh điền vào chỗ trống, rồi em khác nhận xét. HS: Trã lời học sinh nhắc lại kết luận I. Sự nóng chảy: 1.Phân tích kết quả thí nghiêm: -Đồ thị: C1: Tăng dần, đoạn thẳng nằm nghiêng. C2: 800C băng phiến bắt đầu nóng chảy, băng phiến tồn tại thể rắn và thể lỏng. C3: Không, đoạn thẳng nằm ngang. C4: Tăng, đoạn thẳng nằm nghiêng 2.Kết luận: C5: 1- 800C 2 – Không thay đổi 4.Củng cố: - Gọi một số em làm bài tập C5 ở phần vận dụng trang 78 SGK - GV cho học sinh biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất ở bảng 25.2 5. Dặn dò: - Về nhà các em xem lại nội dung bài học đồng thời làm các bài tập liên quan về sự nóng chảy ở SBT. Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông để tiết sau tìm hiểu về sự đông đặc ……***……

File đính kèm:

  • docTiet28vatli 6.doc