Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 : Thực hành và kiểm tra thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi

1.Kiến thức :

 - Học sinh biết được cách xác định khối lượng riêng của sỏi bằng cân và bình chia độ.

2. Kĩ năng :

 - Có kỹ năng sử dụng cân và bình chia độ.

3. Thái độ :

 - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 : Thực hành và kiểm tra thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Ngày soạn : 16/11/2012 Tiết : 13 Ngày dạy : 21/11/2012 BÀI 12 : THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI I . Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Học sinh biết được cách xác định khối lượng riêng của sỏi bằng cân và bình chia độ. 2. Kĩ năng : - Có kỹ năng sử dụng cân và bình chia độ. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan. - Cái cân, 1 bình chia độ có GHĐ 100cm3, 1 cốc nước, khăn lau sạch và khô, 15 hòn sỏi to bằng đốt ngón tay người lớn hoặc đá 1-2 2. Học sinh : - Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà. - Học bài và làm bài tập trong sách bài tập ở nhà. - Chuẩn bị bài báo cáo thực hành. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 6A1……….. 6A2…………. 6A3………….. 6A4………….. 6A5…………. 6A6…………. 2. Kiểm tra bài cũ : - Trọng lượng riêng của 1 chất là gì? Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng? - Vận dụng làm bài tập trong SBT 3. Bài mới: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới - tập làm quen với kĩ năng thực hành=>Bài thực hành. - HS đề xuất phương án giải quyết Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bước tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi * Đặt các câu hỏi sau : 1) Muốn tính khối lượng riêng 1 chất ta dùng công thức nào? 2) Vậy muốn xác định khối lượng riêng của sỏi ta phải biết những gì của sỏi? 3) Đo khối lượng của sỏi bằng dụng cụ nào? 4) Đo thể tích của sỏi bằng dụng cụ nào? 5) Vậy khi bắt đầu thực hành ta làm gì? 6) Sau khi biết khối lượng của sỏi ta làm gì tiếp theo? 7) Khi đổ nước vào bình chia độ cần cẩn thận để tránh điều gì? 8) Khi thả sỏi vào bình chia độ cần cẩn thận để tránh điều gì? * Hướng dẫn học sinh phân công các bạn trong nhóm. -HS làm việc cả lớp. Theo chỉ định của giáo viên mà đại diện mỗi nhóm sẽ trả lời lần lượt từng câu hỏi. Ghi vào bảng báo cáo thực hành. 1) D = m/V 2) m và V. 3) Cân. 4) Bình chia độ 5) Dùng cân để đo khối lượng của sỏi. 6) Dùng bình chia độ để đo thể tích của sỏi. 7) Cẩn thận để nước không tràn đổ ra bàn ghế. 8) Cẩn thận thả nhẹ tay để tránh vỡ bình. -HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng phân công công việc cho các bạn trong nhóm. Hoạt động 3 : Thực hành đo khối lượng và thể tích của sỏi. * Hướng dẫn học sinh chia sỏi làm 3 phần để đo 3 lần và dùng cân đo khối lượng của mỗi phần. Trong khi học sinh thực hành, giáo viên đi quan sát để kịp thời giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng. * Hướng dẫn học sinh đo thể tích của 3 phần sỏi. Đổ nước vào bình chia độ khoảng 50cm3. * Sau khi học sinh đo thể tích phần sỏi thứ nhất, giáo viên đặt câu hỏi : - Để đo thể tích phần sỏi thứ hai có cần phải lấy phần sỏi thứ nhất ra khỏi bình không? Mà nên làm cách nào? (Và cả phần sỏi thứ 3 nữa). Trong khi học sinh thực hành, giáo viên đi quan sát để kịp thời giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng. -HS thực hành theo sự phân côngcủa nhóm trưởng. Ghi kết quả vào bảng báo cáo. -HS làm việc cả lớp . Không cần lấy phần sỏi cũ ra mà chỉ cần lấy mực nước lần 3 trừ đi mực nước lần 2. Sau khi trả lời, các nhóm thực hành tiếp theo và ghi kết quả vào bảng báo cáo. Hoạt động 4: Tính khối lượng riêng của sỏi. * Trước khi tính khối lượng riêng của sỏi ta phải đổi đơn vị gam thành kg và cm3 thành m3. Hãy nhớ lại 1kg =………g? 1m3 =………..cm3 * Cho học sinh tính khối lượng riêng của sỏi. Sau đó cho các nhóm báo cáo kết quả. -HS làm việc cả lớp và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. 1kg = 1.000g , 1m3 = 1.000.000cm3. -HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả theo yêu cầu của giáo viên. Ghi kết quả vào bảng báo cáo. Hoạt động 5: Rút kinh nghiệm và thu dọn dụng cụ. * Lần lượt rút kinh nghiệm cho học sinh về kỷ luật, trật tự trong khi thực hành, các thao tác sử dụng đồ dùng thí nghiệm, vệ sinh môi trường. Sau đó cho học sinh thu dọn dụng cụ và nộp báo cáo thực hành. - HS làm vệ sinh địa điểm thực hànhvà nộp báo cáo thí nghiệm. IV. Củng cố: - Ôn lại kiến thức cũ đã học. V. Hướng dẫn về nhà: -Về nhà xem lại các cách làm . - Đọc nội dung bài 13

File đính kèm:

  • docly6tiet13.doc
Giáo án liên quan