Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
2. Kĩ năng :
- Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, nhận xét, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ :
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 7 - Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 06 Ngày soạn : 30/09/2012
Tiết : 06 Ngày dạy : 03/09/2012
Bài 7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
2. Kĩ năng :
- Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, nhận xét, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ :
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan.
- 1 xe lăn, 1 mặt phẳng nghiêng, 1 giá đỡ, 1 lò xo lá, dây buộc, 1 hòn bi.
2. Học sinh :
- Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.
- Học bài và làm bài tập trong sách bài tập ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6A1……….. 6A2…………. 6A3…………..
6A4………….. 6A5…………. 6A6………….
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút.
Đề bài:
Câu 1(5đ): Thế nào là 2 lực cân bằng?
Câu 2(5đ):Một học sinh cầm 1 đầu sợi dây, đầu kia sợi dây treo 1 quả nặng. Quả nặng đứng yên. Hỏi hai lực này có cân bằng không?
Đáp án:
Câu 1: 2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng tác dụng lên 1 vật.(5đ)
Câu 2: 2 lực này cân bằng.(5đ)
3. Bài mới:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
* Cho học sinh trả lời những câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà.
- Một vật đang đứng yên có thể thay đổi chuyển động như thế nào?
- Một vật đang chuyển động có thể thay đổi chuyển động như thế nào?
* Vậy thì nguyên nhân nào làm cho vật thay đổi chuyển động? Bài học sau đây sẽ cho chúng ta trả lời được câu hỏi đó.
- HS trả lời theo sự chuẩn bị của mình
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự biến đổi chuyển động và sự biến dạng .
- Cho học sinh làm C1
- Đặt câu hỏi : Ngoài ra 1 vật có thể biến dạng. Biến dạng là gì? Cho học sinh làm C2 .
-HS làm việc cá nhân và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
I.Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng :
1) Những sự biến đổi chuyển động :C1
2) Những sự biến dạng : C2 .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu những kết quả tác dụng của lực.
- Tác dụng của lò xo lá tròn lên xe gây ra biến đổi gì ?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và quan sát giáo viên làm thí nghiệm từ đó đặt câu hỏi :
+ Tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây làm cho xe chuyển động hay đứng yên ?
+ Viên bi va chạm với lò xo viên bi có chuyển động theo hướng khác không ?
- Trong cả 3 trường hợp trên kết quả tác dụng một lực lên một vật là gì ? làm thay đổi cái gì ở vật ?
-Ở thí nghiệm 6.2 khi xe lăn tác dụng vào lò xo lá tròn một lựckéo thì hình dạng của lò xo thế nào ?
Cho học sinh làm C3 Ò C6
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C7
-HS làm việc theo nhóm, nêu kết quả.
-HS làm việc cả lớp. Phát biểu theo chỉ định của giáo viên và ghi vở.
(1) , b) (2) , c) (3) biến đổi chuyển động, d) (4) biến dạng.
-HS làm việc cả lớp. (1) biến dạng, (2) biến đổi chuyển động
II. Những kết quả tác dụng của lực :
1) Thí nghiệm :
C3 : Xe đang đứng yên thì
chuyển động
C4 : Xe đang chuyển động bị
dừng lại
C5 : Làm bi chuyển động
theo hướng khác
2) Rút ra kết luận :
C7 : a) (1) , b) (2) , c(3) biến
đổi chuyển động của, d)
(4) biến dạng.
C8 : (1) biến dạng,(2) biến đổi
chuyển động
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Yêu cầu 3 học sinh lấy 3 ví dụ tác dụng của 1 lực lên vật làm biến đổi chuyển động của vật. Tương tự lấy 3 ví dụ về tác dụng của 1 lực lên vật làm vật biến dạng
- Cho học sinh làm C9 , C10 , C11 .
-HS làm việc cả lớp và trả lời theo chỉ định của giáo viên.
-HS trả lời cá nhân và ghi vở.
-HS làm việc cá nhân và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- HS tiếp thu thông tin
III/ Vận dụng :
C9
C10: Ngồi trên tấm gỗ , dưới t/d của trọng lượng tấm gỗ võng xuống .
C11 : Quả bóng đang nằm yên, dưới t/d lực đá của chân cầu thủ ,quả bóng bị biến dạng (rất nhanh ) đồng thời cđ nhanh dần trên sân cỏ .
IV. Củng cố:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Làm bài ở nhà, bài tập 7.3, 7.4, 7.5 trang 12 SBT VL6.
- Vậy lực tác dụng lên 1 vật có thể gây ra việc gì?
- Cho học sinh làm bài tập 7.1, 7.2..
V. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc ghi nhớ
Làm bài ở nhà, bài tập 7.3, 7.4, 7.5 trang 12 SBT VL6.
Đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 26 SGK VL6.
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp
>=5
<5
0-3
8-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
6A6
File đính kèm:
- ly6tiet6.doc