- Kiến thức :Nắm được hiện tượng ? phản xạ âm và tiếng vang.
- Kỹ năng : Nhận biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm ).
- Thái độ : Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm .
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh :
Xem trước bài học trong SGK trang 40 .
Giáo viên :
- Dự kiến phương pháp: P2 quan sát , nêu vấn đề , diển giải , trực quan , thí nghiệm .
14 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 15 – TUẦN 15 NGÀY SOẠN : 10/11/2009
NGÀY DẠY : 17/11/2009
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :Nắm được hiện tượng ? phản xạ âm và tiếng vang.
Kỹ năng : Nhận biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm ).
Thái độ : Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm .
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh :
Xem trước bài học trong SGK trang 40 .
Giáo viên :
- Dự kiến phương pháp : P2 quan sát , nêu vấn đề , diển giải , trực quan , thí nghiệm .
- Biện pháp : giáo dục học sinh học tập nghiêm túc , ý thức vận dụng phản xạ âm – tiếng vang vào cuộc sống.
- Phương tiện :
+Tranh vẽ hình 14.1 , 14.2 , 14.3 14.4 sách giáo khoa trang 40 ,41 ,42 .
+Bộ thí nghiệm phản xạ âm , tiếng vang .
- Yêu cầu học sinh : Học bài ( bài 14 SGK trang 40) , nội dung phần ghi nhớ , làm bài tập sách bài tập .
- Tài liệu tham khảo :
+ GV : Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo .
+ HS : SGK .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp.(1P)
2.Kiểm tra bài cũ.(3P)
1)Âm truyền được qua mội trường nào? Không truyền được qua môi trường nào?
2)Vận tốc truyền âm ở môi trường nào lớn nhất?.
3.Tiến hành bài mới :(35P)
Lời vào baì :(2p) :
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hiện tượng đó
Hoạt động 1(12p) : Phản xạ âm,tiếng vang:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Y /c hs đọc kĩ mục I (sgk/40) để trả lời C1-C3.
Hd: C2,C3 phòng hẹp : không cho âm truyền đi so với phòng rộng như thế nào thời gian âm truyền đến tai và âm phản xạ truyền đến tai như thế nào ?
Tiếng vang có khi nào ?
Hiện tượng âm truyền đi gặp vật chắn bị dọi ngược lại gọi là hiện tượng phản xạ âm.
Aâm bị dọi lại gọi là âm phản xạ (tiếng vang hay tiếng vọng )
Nhấn mạnh : Âm phản xạ đến tai người gần như cùng một lúc âm to hơn TH này phản xạ âm đóng vai trò khuếch đại âm.
Phòng rộng (ngoài trời) âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp nên ta phận biệt được 2 âm ( nghe 2 lần)
Tiếng vang.
Vậy muốn có tiếng vang ta cần thực hiện ở đâu ?
Tiếng vang cách âm trực tiếp bao lâu ?
So sánh âm phản xạ và tiếng vang
Đọc và thảo luận trả lời các câu C1 – C3
Đọc mục I ( sgk).
Thảo luận nhóm trả lời: c1
C2: âm phản xạ và âm truyền trực tiếp đến tai gần như đồng thời nên âm to hơn phòng rộng (ngoài trời).
C3 : âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp.
Cá nhân trả lời.
Đều là âm phản xạ .
Khác : tiếng vang nghe cách âm trực tiếp 1/15s.
I. Âm phản xạ. Tiếng vang
C1:Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
C2: Ta thường nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ngoài trời. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
C3: a. Cả 2 phòng
b. Khoản cách giữa người nói và bức tường để nghe được tiếng vang:
340 m/s . 1/30s = 11.3 m
Kết luận:
Aâm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
tiếng vang là âm phản xạ nghe cách âm trực tiếp 1/15 giây.
Hoạt động 2(12p) : Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Thông báo cho hs:
*Vật có bề mặt :
cứng nhẵn phản xạ âm tốt
Mềm, xốp, gồ gề phản xạ âm kém ( hấp thụ âm tốt)
Y/c hs phân biệt vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém C4.
Y/c hs mô tả thí nghiệm 14.2.
Mặt gương là vật phản xạ âm thế nào ? vì sao?
Y/c hs đưa thêm 1 số ví dụ về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.
Nhóm thực hiện, chọn và sắp xếp, đọc kết quả.
Nhóm còn lại nhận xét
Hs trả lời : mặt gương là vật phản xạ âm tốt ví bề mặt nó cứng nhẵn.
Thảo luận nhóm.
Tường sần sùi : để giảm âm phản xạ vì vật có bề mặt sần sùi thì phản xạ âm kém nên âm thu được hấp thụ làm cho tiếng người hát nghe rõ.
II/ Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
-Những vật có bề mặt phẳng, nhẵn, cứng phản xạ âm tốt
- Những vật có bề mặt ghồ ghề, mềm, xốp phản xạ âm kém.
Hoạt động 2(9p) : Vận dụng
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Yêu cầu HS làm câu C5, C6, C7, C8 các bài tập trong sách bài tập và phần ghi nhớ.
Y/c hs đọc c5,c6 thảo luận và trả lời.
t= 1s, V=1500m/s
Thời gian âm truyền đến đáy biển:
t= t/2=1/2s.
Độ sâu của đáy biển :
S = 1500m/s.1/2s = 750m.
Y/c hs thực hiện c8.
Qua bài này ta cần nhớ gì ?
* TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG :Khi thiết kế các rạp hát , cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lý để tăng cường âm , nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe như thế nào ? Gây cảm giác như thế nào ?
C6: dùng tay khum lại để sát vào tai để hứng âm phản xạ vào tay tai giúp ta nghe được âm to, rõ hơn.
Thực hiện c8.
Không rõ ,
Khó chịu
III. Vận dụng
- Làm bài tập C5, C6, C7, C8
- Chép ghi nhớ
- Làm bài tập trong sách bài tập
4/ Củng cố – tổng kết (04p)
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Nhận xét giờ học
5/ Hướng dẫn học sinh về nhà (2p)
Chép ghi nhớ
Đọc “ có thể em chưa biết”
Làm bài tập : 14 .1 – 14 . 3
Học bài, làm bài tập và xem trước bài 15.
IV – RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 16 – TUẦN 16 NGÀY SOẠN : 17/11/2009
NGÀY DẠY : 24/11/2009
Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
Kỹ năng : Nêu được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Thái độ : Học sinh học tập nghiêm túc , làm thí nghiệm chính xác .
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh :
Xem trước bài học trong SGK trang 43 .
Giáo viên :
- Dự kiến phương pháp : P2 quan sát , nêu vấn đề , diển giải , trực quan , thí nghiệm , vấn đáp .
- Biện pháp : giáo dục học sinh học tập nghiêm túc , ý thức vận dụng thí dụ thực tế để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày để chống ô nhiễm tiếng ồn .
- Phương tiện :
+Tranh vẽ hình 15.1 , 15.2 , 15.3 sách giáo khoa trang 43 .
- Yêu cầu học sinh : Học bài ( bài 15 SGK trang 43) , nội dung phần ghi nhớ , làm bài tập sách bài tập .
- Tài liệu tham khảo :
+ GV : Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo ,
+ HS : SGK .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp.(1P)
2.Kiểm tra bài cũ.(4P)
1) Aâm phản xạ là gì ?
2) Thế nào là vật phản xạ âm tốt , vật phản xạ âm kém ? cho ví dụ .
3) Làm bài tập 14.1 và 14.2 SBT .
3.Tiến hành bài mới :(35P)
Lời vào baì :(2p) :
Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại xấu tới thần kinh của con người. Vì vậy trong các nhà máy ở các thành phố công nghiệp, người ta phải tìm cách hạn chế bớt những tiếng ồn. Cần phải làm thế nào?
Hoạt động 1(12p) : NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GV treo hình 15.1,2,3 cho HS quan sát và thảo luận để trả lời C1." Gọi một vài HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
Y/C HS làm kết luận thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu HS thảo luận câu C2 thống nhất và ghi câu trả lời.
HD: trường hợp nào có tiếng ồn.
Trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn.
TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG :Tác hại của tiếng ồn :
Về sinh lý thế nào ?
Về tâm lý thì thế nào ?
Hs quan sát hvẽ 15.1-15.3 (sgk)
C1:- H 15.2 vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện và gây điếc tai người thợ khoan.
- H 15.3 Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS
C2: b, d.
Gây mệt mỏi toàn thân , nhức đầu , choáng váng , ăn không ngon , gầy yếu . Ngoài ra người ta còn thấy tiếng quá lớn làm suy giảm thị lực .
Nó gây khó chịu , lo lắng , bực bội , dễ cáo gắt , sợ hải ám ảnh , mắt tập trung , dễ nhằm lẫn , thiếu chính xác .
I – NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Kết luận:
-Tiếng ồn là những âm to , kéo dài.
-Ô nhiễm tiếng ồn là những tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
Hoạt động 2(12p) : TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Y/C HS đọc thông tin trong SGK trang 43 .
Y/c hs đọc thông tin trong mục II (sgk) thảo luận c3.
Y/c hs trả lời c4.
Y/c hs cho vd trong từng trường hợp.
* TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG
Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn :
Trồng cây ?
Lặp thiết bị giảm âm ?
Đề ra nguyên tắc ?
Các phương tiện giao thông cũ , lạc hâu ?
Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn ?
Cần thực hiện nét sống văn minh hiện đại ?
-Làm giảm độ to của âm phát ra.
Ngăn chặn đường truyền âm.
Phân tán âm trên đường truyền .
-Dùng vật liệu cách âm.
Làm theo yêu cầu của giáo viên.
Hs nhận biết âm của một bạn phát ra.
Không nghe bạn nói gì ?
Vì lớp và bên ngoài ồn.
C3: 1. Cấm bóp còi……
2. Trồng cây xanh
3. Xây tường
C4: a. Gạch, bê tông, gỗ
b. Kính, lá cây………
đường cao tốc , . . . .
thảm , rèm , . . . .
ý thức
đình chỉ
không đứng gần
bước nhẹ ,
II – TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Thống nhất: có 3 cách lớn:
Ngăn không cho âm truyền đến tai.
Điều chỉnh độ to của tiếng ồn. ( tác động vào nguồn âm)
Phân tán âm trên đường truyền của nó.
Hoạt động 2 (9p) : Vận dụng
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Yêu cầu HS làm câu C5, C6. Tùy từng trường hợp ô nhiễm ở chỗ em sống mà đề ra biện pháp.
Y/c hs làm bài tập 15.2-15.5(sbt)
Qua bài này ta cần nhờ gì?
Bịt tai, xd tường cách âm.
Trồng cây xanh, làm trần nhà.
Treo biển báo, đo được độ to của tiếng ồn.
a. gạch, bêtông.
b. thuỷ tinh, lá cây.
III. Vận dụng
- Làm bài tập C5, C6 .
- Chép ghi nhớ
- Làm bài tập trong sách bài tập
4/ Củng cố – tổng kết (04p)
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ và làm bài tập 15. 1 SBT
Nhận xét giờ học
5/ Hướng dẫn học sinh về nhà (1p)
Chép ghi nhớ vào vở .
Làm bài tập : 15 .2 – 15. 3
Học bài, làm bài tập và soạn trước bài 16 phần I , II , III vào vở BT .
IV – RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 17 – TUẦN 17 NGÀY SOẠN : 24/11/2009
NGÀY DẠY :01/12/2009
BÀI 16: TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ÂM HỌC .
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Ôn lại một số kiến thức liên quan đến âm thanh .
Kỹ năng : Luyện tập để chuẩn bị kiểm tra cuối chương .
Thái độ : Học sinh học tập nghiêm túc , thực hiện tốt các phần trong SGK và thích thú học tập môn vật lý .
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh :
Soạn bài vào vở bài tập như hướng dẫn ở tiết trước . ( soạn phần I , II , III ) ôn tập chương II .
Giáo viên :
- Dự kiến phương pháp : P2 quan sát , nêu vấn đề , diển giải , trực quan , vấn đáp , . . . .
- Biện pháp : giáo dục học sinh học tập nghiêm túc , ý thức vận dụng thí dụ thực tế để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày đối với môn âm học .
- Phương tiện :
Vẽ sẳn bảng 16.1 về trò chơi ô chữ.
Tranh vẽ hình 15.1 , 15.2 , 15.3 sách giáo khoa trang 43 .
- Yêu cầu học sinh : Học bài ( bài 15 SGK trang 43) , nội dung phần ghi nhớ , làm bài tập sách bài tập .
- Tài liệu tham khảo :
+ GV : Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo ,
+ HS : SGK .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp.(1P)
2.Kiểm tra bài cũ.(3P)
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào?
Nêu một số biện pháp ( làm ) chống ô nhiễm.
Nêu một số vật liệu cách âm.
3.Tiến hành bài mới :(35P)
Lời vào baì :(2p) :
Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại xấu tới thần kinh của con người. Vì vậy trong các nhà máy ở các thành phố công nghiệp, người ta phải tìm cách hạn chế bớt những tiếng ồn. Cần phải làm thế nào?
Hoạt động 1(12p) : TỰ KIỂM TRA
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
* Cho HS khác nhận xét.
" Thống nhất câu trả lời.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu .
I. TỰ KIỂM TRA
1. a. dao động d. 340 m/s
b. Tần số. Héc e. 70 dB.
c. đềxiben
2. a. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng.
b. -----------Nhỏ-------------Trầm.
c. Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát to
d. -------Yếu-------Nhỏ--------Nhỏ
3. a, c, d
4. Âm phảm xạ là âm dội lại khi gặp 1 vật chắn.
5. D.
6. a. cứng – nhẵn
b. mềm – gồ ghề.
7. b, d
8. bông, vải xốp, gạch, gỗ, bê tông.
Hoạt động 2(12p) : VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* HS làm việc cá nhân phần vận dụng.
* Nhận xét.
* Thống nhất câu trả lời.
Cho học sinh hoạt động theo nhóm câu hỏi 4 ,5 , 7 .
Học sinh thực hiện theo yêu cầu
Làm việc theo nhóm trong 5 phút
II. VẬN DỤNG
Làm phần vận dụng theo hướng dẫn của GV.
Làm vào vở bài tập
KQ : 1 ) dây đàn , phần lá bị thổi , cột không khí trong sáo , mặt trống .
2)C)
3) . . .
Hoạt động 2(11p) : Vận dụng
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Treo bảng 16.1
* Cho mỗi HS làm theo tổ .
- Mỗi câu đúng được 10 đ
- Trả lời được hàng dọc + 20đ
- Tổ nào nhiều điểm sẽ thắng.
III. Trò chơi ô chữ:
1. Chân không. 5. Dao động
2. Siêu âm. 6. Tiếng vang
3. Tần số. 7. Hạ âm
4. Phản xạ âm ] ÂM THANH
4/ Củng cố – tổng kết (04p)
củng cố lại toàn kiến thức cho học sinh hiểu để chuẩn bị thi học kì I
Nhận xét giờ học
5/ Hướng dẫn học sinh về nhà (2p)
Xem lại tất cả để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I
IV – RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 18 – TUẦN 18 NGÀY SOẠN : / 12 /2009
NGÀY DẠY : / 12/2009
KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ 7
(năm học 2009 – 2010 )
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 19 – TUẦN 19 NGÀY SOẠN : / 12 /2009
NGÀY DẠY : / 12 /2009
TUẦN : DỰ PHÒNG
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- bai 14.doc