Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện (tiếp)

Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản.

- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.

II/ CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm học sinh:

 - 1 pin đèn

 - 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn

 - 1 công tắc

 

doc7 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/2/2008 Bài 21: sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện I/ Mục đích yêu cầu - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản. - Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. II/ Chuẩn bị: Mỗi nhóm học sinh: - 1 pin đèn - 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn - 1 công tắc - 5 đoạn giây nối có vỏ cách điện - Một đèn pin dạng ống tròn có lắp sẵn pin. III/ Tiến trình lên lớp: A/ ổn định lớp: SS vắng: B/ Kiểm tra bài cũ: ? Dòng điện là gì? Nêu bản chất dòng điện trong kim loại? Đáp án: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. C/ Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ND ghi bảng - Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe máy , ô tô vv ...các thợ điện đã căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu của nó? Họ phải căn cứ vào sơ đồ mạch điện. Vậy sơ đồ mạch điện là gì: Chiều dòng điện được quy ước như thế nào thầy trò ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay: Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện. Gv - Ghi bảng - Hs ghi bài Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện. Vậy Sơ đồ mạch điện là gì ta cùng tìm hiểu phần I- Sơ đồ mạch điện - Hs ghi bài I- Sơ đồ mạch điện - Trong sơ đồ mạch điện người ta đã sử dụng một số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận của mạch điện. Vậy các kí hiệu đó như thế nào ta đi tìm hiểu mục 1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. Gv - Ghi bảng - Hs ghi bài 1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. (SGK/ 58) - Nhằm mô tả đơn giản các mạch điện và mắc (lắp) một mạch điện đúng như yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện được cho trong bảng dưới đây. Gv bấm bảng phụ ở màn hình và giới thiệu. - Có thể ký hiệu 2 nguồn điện mắc nối tiếp như sau: - Hs theo dõi - Hs nhắc lại các kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. - Sử dụng các kí hiệu này vẽ sơ đồ mạch điện như thế nào thầy trò ta cùng tìm hiểu mục 2. Sơ đồ mạch điện. 2. Sơ đồ mạch điện. - Trước hết thầy mời một em đọc câu hỏi C1: Gv bấm câu hỏi C1 và hình 19.3 lên màn hình. C1: Sử dụng các kí hiệu trên đây, hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 19.3 theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như trên hình này. ? Trong mạch điện hình 19.3 có những thiết bị nào. - Nguồn điện - Công tắc - Bóng đèn - Dây dẫn ? Em có nhận xét gì về nguồn điện này. Nguồn điện này ứng với kí hiệu nào? - Hai nguồn điện mắc nối tiếp. ? Công tắc trong mạch điện đang ở trạng thái gì? - Công tắc ở trạng thái mở. ? Vậy ứng với các thiết bị là các kí hiệu nào trong bảng kí hiệu. Gv bấm bảng kí hiệu lên màn hình. - Hs chỉ các dụng cụ ứng với các kí hiệu trong bảng kí hiệu. - Sử dụng các kí hiệu trên đây, hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3 theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện. Các em thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ này trong vòng 2 phút.Thời gian bắt đầu. - Hs thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3. - Thu kết quả, cho các nhóm nhận xét nhau và kết luận. - Từ sơ đồ mạch điện trên ta có thể vẽ được sơ đồ mạch điện khác mà bản chất giống như sơ đồ trên hay không? Thầy mời một em đọc câu hỏi C2: Gv bấm câu hỏi C2 lên màn hình. C2: Hãy vẽ một sơ đồ khác so với sơ đồ đã vẽ ở câu C1 bằng cách thay đổi vị trí các kí hiệu trong sơ đồ này. - Các em cùng vẽ vào vở ghi một em lên bảng vẽ. ? Ngoài hình vẽ như bạn em nào còn có cách vẽ nào khác không. Gv đưa ra một số cách vẽ khác trên màn hình. - Về nhà các em vẽ một số sơ đồ khác, khác với các sơ đồ này nhưng về bản chất giống như nhau. - Như vậy mạch điện được mô tả bằng sơ đồ. - Hs lên bảng vẽ. ? Từ sơ đồ mạch điện ở câu hỏi C2 ta có mắc được mạch điện đúng theo sơ đồ hay không. Thầy trò ta cùng trả lời câu hỏi C3. Một em đọc câu hỏi C3. Gv bấm câu C3 lên màn hình. C3: Mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. ? Em hãy nhắc lại các bộ phận mạch điện trong sơ đồ ở câu hỏi C2. - Hai nguồn điện mắc nối tiếp. - Công tắc - Bóng đèn - Dây dẫn - Các em thảo luận nhóm tiến hành mắc và kiểm tra theo yêu cầu C3 trong 3 phút. - Hs thảo luận và mắc mạch điện theo nhóm. - Thu kết quả các nhóm và kiểm tra nhận xét. ? Vậy dựa vào đâu các thợ điện có thể mắc được những mạch điện đúng như yêu cầu cần có? - Dựa vào sơ đồ mạch điện. ? Vậy sơ đồ mạch điện là gì? - Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu diễn một mạch điện, một mạng điện hay một hệ thống điện. Như vậy mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. - Trong mạch điện các em vừa lắp khi đóng công tắc K thì đèn sáng chứng tỏ mạch kín và có dòng điện trong mạch. Vậy chiều của dòng điện trong mạch được xác định như thế nào ta cùng chuyển sang phần II- Chiều dòng điện. - Hs ghi bài. II- Chiều dòng điện. - Trong thế kỷ 19, khi mới nghiên cứu về dòng điện các nhà bác học đã quy ước chiều cho dòng điện và tới nay vẫn được sử dụng là: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. - Hs nhắc lại quy tắc SGK/ 58. Quy ước về chiều dòng điện (SGK/ 58) - ở đây ta chỉ xét chiều dòng điện ở mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện, còn bên trong nguồn điện thì dòng điện có chiều như thế nào ta sẽ được ng/ cứu ở các lớp học trên. - Biết chiều dòng điện giúp các em trong việc mắc đúng am pe kế, Vôn kế ở các bài học sau. - Dòng điện cung cấp bởi pin hay ắc quy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. Gv thông báo phần có thể em chưa biết. - Vậy chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại có gì khác nhau các em cùng trả lời câu C4: Đọc câu hỏi C4: C4: Xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại. ? Em hãy cho biết các êlectron tự do bị cực nào của pin đẩy? - Các êlectron tự do bị cực dương của pin đẩy, bị cực âm của pin hút ? Em hãy so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại. - Ngược chiều nhau. - Trong sơ đồ mạch điện ta thường dùng mũi tên để biểu diễn chiều của dòng điện. - Vận dụng kiến thức quy ước về chiều dòng điện làm câu hỏi C5: Đọc nội dung câu hỏi C5: Gv bấm C5 lên màn hình - HS đọc C5: - Các em thảo luận nhóm trả lời C5 vào giấy trong. - Hs thảo luận nhóm và làm vào giấy trong. - Thu kết quả các nhóm và kiểm tra nhận xét. Gv cho hs làm bài tập 1 như sau: Bài 1: Trên hình là hai mạch điện, nguồn được đặt trong hộp kín. Dựa vào chiều dòng điện hãy đánh dấu các cực của nguồn điện trong mỗi mạch. Gv chiếu câu hỏi và hình vẽ lên màn hình. a) b) ? Qua nội dung bài học hôm nay các em cần nắm vững những nội dung kiến thức nào? ? Đọc nội dung phần ghi nhớ sgk/ 59. - Đọc phần ghi nhớ - Đèn Pin là một thiết bị đơn giản và thông dụng với đời sống hàng ngày vậy đèn pin có cấu tạo như thế nào các em có vẽ được sơ đồ mạch điện của đèn pin hay không các em cùng nhau trả lời C6 phần vận dụng. Gv ghi bảng III/ Vận dụng. C6: ? Đọc nội dung câu hỏi C6. Gv bấm C6 lên màn hình ? Em hãy cho biết các yêu cầu của câu hỏi C6. Yêu cầu 1 - Nguồn điện của đèn gồm mấy pin ? - Kí hiệu nào cho trong bảng ứng với nguồn điện này ? - Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin ? -Yêu cầu 2 - Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin ? - Dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện khi công tắc đóng? ? Em hãy cho biết các bộ phận chính cấu tạo nên đèn pin ? ? Các em cho biết pha đèn làm bằng loại gương cầu gì? - Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ bóng đèn ra ta phải điều chỉnh pha đèn so với bóng đèn. - Vỏ đèn pin, công tắc, nguồn điện, bóng đèn, pha đèn. - Pha đèn làm bằng loại gương cầu lõm. ? Một em lên bảng tháo chiếc đèn pin ra và cho biết nguồn điện của đèn gồm mấy pin ? - ở dưới các em cùng quan xát - Nguồn điện của đèn gồm 2 pin. ? Kí hiệu nào cho trong bảng ứng với nguồn điện này ? ? Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin ? - Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu của đèn pin ? Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin vào vở một em lên bảng vẽ. - Dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện khi công tắc đóng. Một trong sơ đồ có thể là: - Thu kết quả các nhóm và kiểm tra nhận xét. - Về nhà các em hãy tìm hiểu và vẽ thêm một số sơ đồ khác nữa trong thực tế và xác định chiều của dòng điện khi công tắc đóng. - Vận dụng các kiến thức làm bài tập sau: Gv bấm nội dung bài tập 2 lên màn hình. - Thảo luận trả lời từng ý của bài tập. E/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo SGK kết hợp với vở ghi - Làm bài tập 21.1 à 21.3 - SBT - Đọc trước bài 22 tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.

File đính kèm:

  • docSo do mach dien Chieu dong dien(1).doc