- Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý.
- Rèn luyện thái độ hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 22 : Dẫn nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 22 : DẪN NHIỆT
&
I/- MỤC TIÊU :
- Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý.
- Rèn luyện thái độ hứng thú học tập bộ môn, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.
II/- CHUẨN BỊ :
- Đèn cồn, giá thí nghiệm, thanh đồng có gắn các đinh a, b, c, d, e bằng sáp như hình 22.1. Lưu ý các đinh có kích thước như nhau, nếu sử dụng nến để gắn các đinh lưu ý nhỏ nến đều để gắn đinh., 1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm( 1 ống có sáp ở đáy ống có thể hơ qua lửa lúc ban đầu để sáp gắn dưới đáy ống nghiệm không bị nổi lên, đựng nước; 1 ống trên nút ống bằng cao su có 1 que nhỏ trên đầu gắn cục sáp), 1 khay đựng khăn ướt.
III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập. (5’)
- Câu hỏi 1: Nhiệt năng của vật là gì? Ta có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng những cách nào?
- Câu hỏi 2: Em hãy cho biết nhiệt lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, đánh giá cho điểm.
* Đặt vấn đề : Có thể thay đội nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt. Sự truyền nhiệt đó được thực hiện bằng những cách nào? Bài học này chúng giúp trong ta hiểu một trong những cách truyền nhiệt, đó là dẫn nhiệt.
- 2 HS trả lời câu hỏi của GV.
- 2 HS khác nhận xét câu trả lời đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự dẫn nhiệt (10’).
- Gv : Yêu cầu HS đọc mục I thí nghiệm. Dụng cụ? Cách tiến hành thí nghiệm?
- Gọi 1 HS nêu tên dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
- Gv: Làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát thí nghiệm.
- Gv: Yêu cầu HS mô tả hiện tượng xảy ra và trả lời C1 đến C3. (Hiện tượng xảy ra: các đinh rơi xuống đầu tiên là đinh ở vị trí a, rồi đến đinh ở vị trí b, tiếp theo là đinh ở vị trí c, d cuối cùng là rơi đinh ở vị trí e à chứng tỏ nhiệt đã truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.)
- Gv nhận xét và sữa chữa câu trả lời của HS.
- HS đọc phần thí nghiệm SGK
- HS nêu tên dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
- HS quan sát GV làm thí nghiệm
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1 đến C3.
- Gv thông báo: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần của 1 vật hay truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế.
- Hs ghi thông báo của Gv vào vở.
- Hs nêu 1 số ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất (25’).
- ĐVĐ: Đối với các chất khác nhau tính dẫn nhiệt có khác nhau không? Phải làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được điều đó?
- Gv: nhận xét phương án kiểm tra của HS, phân tích đúng sai, dễ thực hiện hay khó thực hiện nếu phương án của HS khác phương án SGK. Với phương án có thể thực hiện được ở nhà thì Gv gợi ý để HS thực hiện ở nhà.
- Gv : Đưa dụng cụ thí nghiệm hình 22.2 (chưa có gắn đinh). Yêu cầu HS nêu cách kiểm tra tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thuỷ tinh.
- Lưu ý : Khoảng cách gắn đinh (bằng sáp) lên 3 thanh phải như nhau.
- HS nêu phương án kiểm tra tính dẫn nhiệt của các chất khác nhau.
- Gv : Tiến hành thí nghiệm, Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời C4, C5.
- Gv thông báo: Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Gv yêu cầu HS đọc và trả lời C9.
- Hs theo dõi thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời C4, C5.
- Hs ghi thông báo của Gv vào vở.
- Hs đọc và trả lời C9.
- ĐVĐ: Chúng ta vừa kiểm tra tính dẫn nhiệt của chất rắn. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK và nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
- HS làm theo yêu cầu của Gv.
- Gv : HS kiểm tra phần dưới ống nghiệm (không đốt) bằng cách sờ tay vào ống nghiệm à ống nghiệm không nóng. è Điều đó chứng tỏ gì?(trả lời C6)
- Hs làm theo yêu cầu của Gv và trả lời C6.
- Hs ghi vào vở: Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
- Tương tự làm thí nghiệm để kiểm tra tính dẫn nhiệt của không khí. Gv yêu cầu Hs đọc thí nghiệm SGK, nêu tên dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
- Gv và làm thí nghiệm và yêu cầu Hs quan sát thí nghiệm.
- Gv hỏi: Có thể để miếng sáp sát vào ống nghiệm được không? Tại sao? (Không để sát miếng sáp vào ống nghiệm tránh sự nhầm lẫn sự dẫn nhiệt của không khí với thuỷ tinh).
- Hs làm theo yêu cầu của Gv.
- Hs quan sát thí nghiệm.
- Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi của Gv.
- Qua hiện tượng quan sát được à chứng tỏ điều gì về tính dẫn nhiệt của chất khí? (trả lời C7)..
- Gv cho Hs đọc phần có thể em chưa biết.
- Hs trả lời C7.
- Hs ghi vào vở: Chất khí dẫn nhiệt kém.
- Hs đọc phần có thể em chưa biết.
Hoạt động 4 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà. (5’)
- Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời C10, C11, C12 tại lớp.
- Gv nhận xét câu trả lời của HS.
- Hs thảo luận và trả lời C10, C11, C12.
* Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập 22.1 – 22.6 trang 29 SBT.
- Chuẩn bị bài: “Đối lưu – Bức xạ nhiệt”
File đính kèm:
- Trong luc.doc