Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 24 - Cường độ dòng điện

Câu 1. Mối liên hẹ giữa chỉ số của ămpe kế và đọ sáng của bóng đèn được phát biểu:

A. Đèn chưa sáng khi chỉ số ămpe kế còn nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh khi chỉ số ămpe kế càng lớn

C. Chỉ số ămpe kế giảm thì độ sáng của đèn giảm.

D. Số chỉ của ămpe kế và độ sáng của đèn chẳng liên quan gì với nhau.

Chọn đáp án sai.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 24 - Cường độ dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN. Câu 1. Mối liên hẹ giữa chỉ số của ămpe kế và đọ sáng của bóng đèn được phát biểu: Đèn chưa sáng khi chỉ số ămpe kế còn nhỏ. Đèn sáng càng mạnh khi chỉ số ămpe kế càng lớn Chỉ số ămpe kế giảm thì độ sáng của đèn giảm. Số chỉ của ămpe kế và độ sáng của đèn chẳng liên quan gì với nhau. Chọn đáp án sai. Câu 2. Chọn cụm từ chính xác điền vào chỗ chấm: Số chỉ ămpe kế là…………………..dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì …………….của nó càng lớn. Câu 3. ămpe kế nào dưới đây phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện có giá trị lớn nhất là 0.35A. A. GHĐ 2A; GTNN 0.2A B. GHĐ 500mA ; GTNN 10mA C. GHĐ 200mA ; GTNN 5mA D. GHĐ 1.5A ; GTNN 0.1A. Câu 4. Một bóng đèn pin có thể chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 0.5A. Nếu cho dòng điện có cường độ nào dưới đây thì đèn sáng mạnh nhất? A. 0.7A B. 0.4 A C. 0.45A D. 0.48A. Câu 5. Trong bài thực hành đo cường độ dòng điện, một báo cáo kết quả ghi lại được như sau: a. I1 = 150mA b. I2= 155mA C. I3 = 145mA D. I4 = 160mA Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của ămoe kế đó. Câu 6 . Một học sinh dùng ăm pe kế có độ chia nhỏ nhất là 0.2A để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn nhiều làn khác nhau. Các số liệu ghi lại dưới đây, cách ghi nào đung? A. 1300mA B. 1.3A C. 1A D. 0.8A Câu 7. Hãy đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau ra mA a. 0,375A b.1,15A c.0,08A d. 2,08A Câu 8. Hãy đổi đơn vị cường độ dòng điện sau ra A. a. 320mA b.1025mA c.58mA d.208mA Câu 9. Có 4 ămpe kế với các giới hạn đo như sau: 1) 2mA 2) 25mA 3) 250mA 4) 2A Hãy đánh số thứ tự ămpe kế phù hợp nhất để đo cưòng độ dòng điện sau đây: a. 8mA b. 0,2A c.1,2A d. 1.8mA e.0,35A f.0,85mA Câu 10. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có pin, 2 bóng đèn, 2ămpe kế để đo cường độ dòng điện qua 2 bóng, hai khóa. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện thoả mãn yêu cầu: khoá 1 mở: cả hai bóng đều tắt. Khi khóa 1 đóng, khóa 2 mở: đèn 1 sáng, đèn 2 tắt. Khi cả 2 khoá cùng đóng: 2 bóng cùng sáng. BÀI 25. HIỆU ĐIỆN THẾ Câu 1. Hiệu điện thế xuất hiện ở: Hai đầu của bình ăcqui Hai đầu của đinmô không quay Ở một đầu của viên pin Hai điểm bất kì trên dây dẫn không có dòng điện chạy qua. Câu 2. Để đo hiệu điện thế người ta mắc vôn kế: A. Vào hai đầu của thiết bị B. Nối tiếp với thiết bị C. Vào bên trong thiết bị D. Các cách A và B đều được Câu 3. Hãy điền một cụm từ thích hợp vào chỗ trống Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. Người ta nói giữa.........................của nguồn điện có một..................................... Hiệu điện thế ...............................bằng chữ U. .........................của hiệu điện thế là ..................., kí hiệu bằng chữ V. Để đo ......................giữa hai điểm người ta dùng...........................Số chỉ của vôn kế cho biết...........................giữa hai điểm đó. Câu 4.Trường hợp nào sau đây đổi đơn vị sai: 1,5V =1500mV C.0,25V = 25mV 80mV= 0,08V D. 3000mV = 3V Câu 5. Nên chọn vôn kế nào dưới đây để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin tròn có hiệu điện thế 1,5V. A. GHĐ: 1000mV; ĐCNN: 10mV C. GHĐ: 10V; ĐCNN: 0,5V C. GHĐ: 3V; ĐCNN: 0,1mV D. GHĐ: 1,5V; ĐCNN: 0,1mV Câu 6.Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế: Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. Giữa hai cực của một ăcqui trong mạch kín thắp sáng có bóng đèn Giữa hai cực của bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện. Giữa hai cực của pin còn mới để trên bàn. Câu 7. Kết luận nào sau đay là sai: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện có giá trị càng lớn. Muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn thì giữa hai đầu bóng đèn phải có hiệu điện thế. Muốn có dòng điện chạy qua bóng đèn thì phải làm cho hai đầu bóng đèn nhiễm điện. Câu 8. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn có các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào bóng đèn bị đứt: A. 100V B. 220V C. 300V D.200V Câu 9.Có 3 vôn kế có GHĐ sau đây: 1. 5V 2. 10V 3. 20V Hãy cho biết vôn kế nào phù hợp nhất để đo mỗi nguồn điện có hiệu điện thế có giá trị sau đây: a. 1,5V b. 15V c. 7,5V d. 18V e. 5,5V f.0,5V. Câu 10.Trong một bài báo cao thí nghiện có các kết quả đo được : a. U1= 1,5V b.U2 = 2,5V c.U3 = 2V d. U4 =1,8V Hãy cho biết ĐCNN của vôn kế đã sử dụng trong bài thực hành trên. Câu 11. Đổi đơn vị cho các hiệu điện thế sau ra mV a. 2,5V b.0,05V c. 1,25V d. 2,02V Câu 12. Hãy đổi đơn vị cho các hiệu điện thế sau ra V. a. 2250mV b.125mV c. 50mV d. 2050mV Câu 13. Đổi đơn vị hiệu điện thế sau ra kV. a. 100V b. 1,2V c. 200mV d. 1006V Câu 14. Cho các thiết bị điện gồm: Hai bóng đèn, ămpe kế, hai vôn kế, hai khóa K, ba pin mắc nối tiếp, dây nối. Ămpe kế đo cường độ dòng điện của hai bóng đèn. Vôn kế thứ nhất đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, vôn kế thứ hai đo hiệu điện thế của bóng đèn thứ hai. Khóa K1 mở thì vôn kế1 có giá trị bằng 0, khóa K2 mở thì giá trị ămpe kế = 0. Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. BÀI 26. HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN Câu 1. Vẽ lại sơ đồ thí nghiệm đã nghiên cứu trong bài học để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện khi bóng đèn sáng. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 2. Trong các thí nghiệm nêu trong bài học, các số chỉ vônkế và ămpe kế cho ta biết điều gì. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 3. Trên bóng đèn có ghi: 220V, nêu ý nghĩa của con số này. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 4. Ổn áp là dụng cụ điện có tác dụng gì?Dùng ổn áp cho dụng cụ điện có lợi ích gì? Câu 5. Nhận định câu đúng, sai : Khi một bóng đèn được mắc vào mạch điện và sáng thì A.Giữa hai đầu bóng đèn có hiệu điện thế B.Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn C.Hiệu điện thế giữa hai bóng đèn là do bóng đèn tạo ra 1 Đ K 2 3 4 5 6 D. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện được đo bởi vôn kế mắc vào dụng cụ điện đó. Câu 6. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ: a.Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn ta cần mắc ămpe kế vào điểm nào? b.Để đo hiệu điện thế của bóng đèn ta 1 Đ K A V phải mắc vôn kế vào điểm nào? *. Xét sơ đồ mạch điện như hình vẽ bên để Trả lời các câu hỏi:7,8,9,10 Câu 7. Khi mở công tắc K, mô tả hiện tượng xảy ra với : bóng đèn, ămpe kế và vôn kế. .................................................................................... .......................................................................................................................... Câu 8. Khi đóng công tắc K, mô tả hiện tượng xảy ra với : bóng đèn, ămpe kế và vôn kế.:............................................................................................... .......................................................................................................................... Câu 9. Bỏ bớt một pin ra công tắc K, mô tả hiện tượng xảy ra với : bóng đèn, ămpe kế và vôn kế............................................................................................. .......................................................................................................................... Câu 10. Lắp thêm một pin vào công tắc K, mô tả hiện tượng xảy ra với : bóng đèn, ămpe kế và vôn kế ............................................................................ ............................................................................................................................ Câu 11. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế cao hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì bóng đèn như thế nào? ............................................................................................................................ Câu 12. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế thấp hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì bóng đèn như thế nào? ............................................................................................................................ Câu 13. Trong phép so sánh hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước: Nguồn điện được so sánh với bộ phận nào?...................................................... Cực dương của nguồn điện đượcso sánh với bộ phận nào?........................... Cực dương của nguồn điện đượcso sánh với bộ phận nào?........................... Dòng điện được so sánh với cái gì?...................................................... Được chọn các từ sau: “ máy bơm nước, mức nước cao, mức nước thấp, dòng nước”. BÀI 27. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ VỚI MẠCH MẮC NỐI TIẾP Câu 1.Khi các dụng cụ mắc nối tiếp thì: A.Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện là như nhau. B.Hiệu điẹn thế của mỗi dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện là hoàn toàn như nhau. C.Nếu dòng điẹn không đi qua dụng cụ này thì cũng không đi qua dụng cụ kia. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 2. Hai bóng đèn khác loại được nối với một nguồn điện: A.Hai bóng đèn sẽ sáng bình thường vì có dòng điện đi qua. B.Sẽ có một bóng đèn sáng bình thường và một đèn sáng không bình thường. Đ2 Đ3 Đ4 Đ1 C.Cả hai bóng đèn sáng không bình thường. D. Đáp án C hoặc B. Câu 3. Cho mạch điện có các bóng đèn giống hệt nhau mắc như hình vẽ. Hiệu điện thế của 4 bóng đèn tương ứng là 3,5V; 4V; 1V; 3,5V. a.Nguồn có hiệu điện thế là bao nhiêu? ......................................................................................................... b.Các bóng đèn sáng như thế nào?...................................................................... Đ1 Đ2 c.So sánh cường độ dòng điện của các bóng đèn ............................................................... Câu 4. Trong sơ đồ mạch điện hình vẽ bên, các bóng đèn sáng bình thường. ..................................................................................................... a.Nếu gỡ bỏ một trong 2 bóng đèn đi, nối phần còn lại thành một mạch kín thì bóng đèn còn lại như thế nào? ............................................................................................................................ b. Muốn bóng đèn còn lại như câu a vẫn sáng bình thường thì phải làm thế nào? ............................................................................................................................ c.Nếu một trong 2 bóng đèn bị cháy thì bóng còn lại như thế nào? ............................................................................................................................ Câu 5. Có một số bóng đèn khác nhau với các chỉ số trên bóng đèn: 1V;1.5V; 2.5V; 3V; 4V; 3.5V; 4V. Một nguồn điện 12V, một khóa K, một ăm pe kế và vôn kế lọai 15V. Hãy thiết kế mạch điện thỏa mãn yêu cầu: - Các bóng đèn phải sáng bình thường ( tùy chọn bóng để mắc cho phù hợp) - Kiểm tra hiệu điện thế của nguồn. - Đo cường độ dòng điện trong mạch . - Có công tắc để bạt, tắt đèn. Có mấy cách lắp mạch thỏa mãn yêu cầu trên? Câu 6. Trên thực tế, khi dùng ămpe kế để đo cường độ dòng điện, người ta thường thu được kết quả như thế nào so với tính toán bằng lí thuyết ( lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng) ? Tại sao ? Câu 7.Trong các nạch điện sau đây, mạch nào có các bóng đèn mắc nối tiếp: Câu 8. Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn Mạch 2 Mạch 1 có ghi 3V. Mắc các bóng đèn như thế nào để đèn sáng bình thường? Mạch 4 Mạch 3 Câu 9. Có 4 bóng đèn có ghi lần lượt như sau: Bóng 1: 3V: bóng 2: 3,5V; bóng 3 : 4V; Bóng 4: 3,5V. Mắc 4 bóng đèn đó nối tiếp vào một nguồn điện. Vậy ta có thể kết luận như thế nào về độ sáng của các bóng đèn? Đ1 Đ2 Đ3 K2 K1 Câu 10. Có 3 bóng đèn giống hệt nhau mắc vào mạch như hình vẽ. Hãy xem các đèn nào sáng khi: Cả hai khóa cùng mở Cả hai khóa cùng đóng. K1 mở, k2 đóng Đ1 Đ2 Đ4 K2 K1 Đ3 K1 đóng, K2 mở Câu 11. Có 4 bóng đèn giống hệt nhau mắc vào mạch như hình vẽ. Hãy xem các đèn nào sáng khi: Cả hai khóa cùng mở Cả hai khóa cùng đóng. K1 mở, k2 đóng K1 đóng, K2 mở BÀI 28. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ VỚI MẠCH MẮC SONG SONG Bài 1. Nếu hai bóng đèn nhhư nhau được mắc song song thì: A.Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở mỗi bóng đèn đều như nhau B.Cường độ qua hai bóng đèn khác nhau và hiệu điện thế ở mỗi bóng đèn như nhau C.Cường độ qua hai bóng đèn như nhau và hiệu điện thế ở mỗi bóng đèn khác nhau D.Cường độ qua hai bóng đèn và hiệu điện thế ở mỗi bóng đèn đều khác nhau Bài 2. Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì độ sáng của bóng đèn B, hiệu điện thế ở bóng đèn B như thế nào? Câu 3. Điền vào chỗ trống: a.Trong phòng học, các bóng đèn được mắc……………….., vì vậy một khi bóng đèn bị cháy đứt dây tóc thì các bóng đèn khác………………. b.Ngược lại, các dây tóc bóng đèn trang trí mắc…………………., vì vậy khi một bóng đèn bị đứt dây tóc thì các bóng đèn khác…………. c. Sở dĩ ta biết các bóng đèn trong ôtô mắc ……………..vì khi một bóng đèn tắt thì các bóng đèn khác vẫn sáng. Bài 4. Trong đoạn mạch mắc song song, tại tiết diện A cuả dây dẫn trong một giây có 12 tỉ electron đi qua, tại tiết diện B có 3 tỉ electron đi qua thì ở tiết diện C và D có bao nhiêu electron đi qua? A B C D Bài 5. Hãy điền kết quả vào những chỗ có dấu ? V2 V1 ? ? ? 3A 4V Đ1 Đ2 V2 V1 4A ? 8V ? ? Đ1 Đ2 3A A2 A1 Đ1 Đ2 A3 Bài 6. Ăm pe kế 1: GHĐ 100mA, 100 độ chia, kim chỉ số 40 Ămpe kế 2: GHĐ 200mA, 100 độ chia, kim chỉ số 60 Ămpe kế 3: GHĐ 500mA, 100 độ chia, kim chỉ số bao nhiêu? Đ1 V Đ2 Bài 7. Mạch điện hình vẽ bên có mắc hai bóng đèn khác nhau: a.Hai bóng đèn mắc như thế nào? b. Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn thế nào? c. Vôn kế chỉ 3V, đó là giá trị hiệu điện thế của bóng đèn nào? Bài 8. Có 4 bóng đèn ghi: Đ1: 3V; Đ2: 5V; Đ3: 6V; Đ4: 4V; nguồn điện 9V; một khóa K; bốn vônkế; hai ămpe kế Hãy thiết kế mạch để mắc các bóng đèn vào mạch điện như thế nào để các bóng đèn sáng bình thường và có thể kiểm tra cường độ dòng điện và hiệu điện thế của các bóng đèn

File đính kèm:

  • doccac chuyen de phan dien.doc
Giáo án liên quan