Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tiếp)

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được bóng tối, bóng nữa tối và giải thích.

- Giải thích được vì sao có hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực.

- Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Ngày soạn: 22/9/2007 Ngày dạy: 27/9/2007 Lớp 7 Tiết: 3 I. Mục tiêu: - Nhận biết được bóng tối, bóng nữa tối và giải thích. - Giải thích được vì sao có hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực. - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. II. Chuẩn bị: - Một đèn pin, một cây nến, vật cản bằng bìa dày và một màn chắn. - HÌnh vẽ hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) GV: Hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Tia sáng là gì? HS: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn. GV: gọi HS khác làm bài tập 2.3 và 2.4/SBT 2. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(2 phút) Ban ngày trời nắng không có mây, ta nhìn thấy bóng của một cột đèn in rõ trên mặt đát. Khi có đám mây mỏng che khuất mặt trời thì bóng cột đèn đó bị nhòe đi. Tại sao lại như vậy?Để hiểu rõ điều đó ta đi vào bài học hôm nay. Hoạt động 2: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nữa tối (15 phút) GV: gọi HS đọc thí nghiệm để chuẩn bị dụng cụ cần thiết. HS: Đọc và chuẩn bị đồ làm thí nghiệm. GV: chú ý dịch đèn ra xa để thu được bóng đèn rõ nét. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1. HS: Vẽ đường truyền tia sáng từ đèn qua vật cảnđến màn chắn. Vùng tối . Vùng sáng HS: Ánh sáng truyền thẳng nên vật cản đã chắn ánh sáng tạo thành vùng tối. GV: Gọi HS điền từ thích hợp vào chổ trống. HS: Đọc, thảo luận điền từ thích hợp vào chổ trống. GV: Gọi HS đọc thí nghiệm, qua đó cho biết có hiện tượng gì khác so với trường hợp 1? HS: Cây nến to cháy tạo ra nguồn sáng rộng hơn GV: Độ sáng của từng vùng như thế nào? HS: Vùng bóng tối ở giữa màn chắn Vùng sáng ngoài cùng Vùng xen giữa vùng tối và vùng sáng là vùng nữa tối. GV: Bóng nữa tối khác bóng tối như thế nào? HS: Nghiên cứu trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm Nhật thực, Nguyệt thực (10 phút) GV: Quan sát thiên văn cho biết Mặt trăng quay xung quanh trái đất, Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng và Trái đất. Vẽ hình ảnh của Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng. GV: Khi Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng nằm trên một đường thẳng. Hãy vẽ tia sáng để nhận thấy hiện tượng Nhật thực? HS: - Khi đứng chổ bóng tối, không nhìn thấy Mặt trời đó là Nhật thực toàn phần. - Khi đứng ở bóng nữa tối ta nhìn thấy một phần Mặt trời đó là Nhật thực một phần. I. Bóng tối – Bóng nữa tối: Thí nghiệm 1: Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật sáng có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối. Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật canrcos vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nữa tối. II. Nhật thực – Nguyệt thực: a. Nhật thực:

File đính kèm:

  • docBài 3.doc