Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 4 - Tuần 4 - Định luật phản xạ ánh sáng

1.1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xa, pháp tuyến đối với sự phản

 xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

 - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

 1.2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năngvẽ tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại,theo

 các cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

 1.3. Thái độ: -Giáo dục học sinh tính nghiêm túc, GDHN.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 4 - Tuần 4 - Định luật phản xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài4-Tiết PPCT 4 Ngày soạn: 2 / 9 /2012 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG Tuần CM 4 1- MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xa, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năngvẽ tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại,theo các cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng. 1.3. Thái độ: -Giáo dục học sinh tính nghiêm túc, GDHN. 2- TRỌNG TÂM: - Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. 3-CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: -Thước đo góc mỏng, 1gương phẳng, 1đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng, 1tờ giấy ván trên mặt gỗ phẳng nằm ngang. 3.2. Học sinh: - Hoàn thành phần tự học 4- TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. - Ổn định lớp. - Kiểm diện học sinh : Lớp 7A1: 7A2 : 4.2 .Kiểm tra miệng: Gọi 2HS * GV: 1/ Thế nào là bóng tối? Thế nào là bóng nữa tối? 2/ Bài tập 3.1 sbt * Cho một ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. * HS 1: 1/ -Bóng tối là vùng không gian ơ ûphía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. (3đ) - Vùng bóng nữa tối là vùng không gian ơ ûphía sau vật chắn sáng chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới (3đ) 2/ Bài tập 3.1:Chọn B (2đ) * HS nêu ví dụ chính xác (2đ) * GV: 3 / Khi nào quan sát được hiện tượng nhật thực? Nguyệt thực xãy ra khi nào?(7đ) 4/ Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?(3 đ) * HS2: 3/- Nếu Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực: Ở vùng bóng tối của Mặt Trăng, trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần ở vùng bóng nữa tối trên Trái Đất, quan sát được nhật thực một phần (3,5đ) - Nếu Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực, khi đó Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất. (3,5đ) 4/ Vì thường vào đêm rằm Âm lịch Mặt Trời,Trái Đất và Mặt Trăng thường ở trên một đường thẳng, Khi đó Mặt Trăng bị Trái Đất che không được Mặt Trời chiếu sáng (3 đ) 4.3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài. GV: Nhìn xuống mặt hồ dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới ánh đèn có các hiện tượng ánh sáng lắp lánh,lung linh ?tại sao lại có hiện tượng huyền diệu như thế? Hoạt động 2: Nhận biết gương phẳng. GV đưa ra một cái gương . +Vật này gọi là gì? dùng để làm gì? HS: Đó là 1 cái gương dùng để soi hình ảnh của mình hay các vật khác. GV: Vậy hình của mình hay các vật khác mà ta quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương. Gọi HS nhắc lại. GV: Nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì? HS: Mặt gương phẳng,nhẳn,bóng. GV: Yêu cầu cá nhân HS , tìm nột số vật có thể dùng làm gương phẳng trong thực tế . HS: Mặt tường ốp gạch men phẳng bóng, mặt nước trong chậu yên lặng. GV các cô gái thời xưa khi chưa có gương đều soi mình xuống nước để nhìn thấy hình ảnh của mình. Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tựơng phản xạ ánh sáng. Gọi HS lấy ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng HS: Gương soi đưa dưới ánh nắng mặt trời cho tia phản xạ là một vệt sáng chiếu lên tường. HS đọc thông tin sgk. GV phát dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn HS thực hiện hình 4.2sgk. GV: Sau khi gặp mặt gương ánh sáng hắt lại theo nhiều hướng hay theo một hướng xác định? HS: Thảo luận đi đến thống nhất tia hắt lại theo một hướng xác định . GV thông báo:hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi la ø sự phản xạ ánh sáng ,tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ. * Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng. Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C2sgk. GV nhận xét hoàn chỉnh. Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. Gọi HS nhắc lại. GV giới thiệu về góc tới, góc phản xạ. GV: Hãy dự đón xem góc phản xạ quan hệ với góc tới như thế nào? HS: Góc phản xạ bằng góc tới. GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm kiểm tra dự đón với thí nghiệm như hình 4.2 HS đại diện nhóm trình bày và rút ra kết luận . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV hoàn chỉnh. GV thông báo: Người ta đã làm lại thí nghiệm tương tự như trên trong các môi trường trong suốt và đồng tính khác như nước,thuỷ tinh,dầu….....và đều đạt được kết luận giống như trong không khí.Bởi vậy, kết luận trên có ý nghĩa khái quát được coi là một định luật vật lí gọi là định luật phản xạ ánh sáng. Yêu cầu HS phát biểu lại hai kết luật . GDHN:Hiện tượng phản xạ ánh sáng là một trong những công việc của các nhà nghiên cứu về đường đi của tia sáng. * Tìm hiểu cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng bằng hình vẽ. GV nêu quy ước về cách vẽ gương và các tia sáng trên giấy. GV phân tích và hướng dẫn HS vẽ tia phản xạIR HS thực hiện vẽ tia phản xạ ở câu C3, chú ý đo góc phản xạ bằng góc tới. GV: Mặt phẳng hình vẽ là mặt phẳng nào? HS: Mặt phẳng hình vẽ là mặt phẳng chứa tia tới SI và đường pháp tuyến, cho nên cũng chứa tia phản xạ IR ( theo đl phản xạ ánh sáng). GV: Mặt phẳng hình vẽ với mặt phẳng gương có mối liên hệ như thế nào? HS: Mặt phẳng hình vẽ chứa đường pháp tuyến với gương nên cũng vuông góc với mặt gương. Hoạt động4: Vận dụng. GV yêu cầu HS trả lời câu C4. +HS thực hiện câu C4.a +HS khác nhận xét ,bổ sung. GV gợi ý câu b: + Muốn xác định được vị trí gương thì phải xác định được pháp tuyến của gương ở I. + Pháp tuyến IN và góc SIR liên hệ với nhau như thế nào?( Pháp tuyến IN là phân giác của góc SIR ta vẽ được pháp tuyến) + Biết pháp tuyến rồi làm thế nào ve õ được gương. (Mặt gương vuông góc với pháp tuyến, nên vẽ được mặt gương. I- GƯƠNG PHẲNG. - Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. C1: Mặt kính cửa sổ, mặt nước yên lặng, tấm tôn phẳng…….. II- ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. 1) Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào? C2: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tờ giấy. * Kết luận 1: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. 2) Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với phương của tia tới? -Phương của tia tới được xác định bằng góc nhọn SIN = i gọi là góc tới. - Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn NIR = i gọi là góc phản xạ. * Kết luận 2: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 3) Định luật phản xạ ánh sáng. - Tia Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. S I R N Gương phẳng Điểm tới 4) Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ. SI : Tia tới I : điểm tới IN : Pháp tuyến IR:tia phản xạ SIN = i : Góc tới NIR = i’ : Góc phản xạ III –VẬN DỤNG. S N I I S N R R C4: a. b. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Đáp: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu2: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o .Tìm giá trị góc tới. A. 20o B. 40o C. 60o D. 80o Đáp: A . 20o Câu3: Từ hình vẽ em hãy vẽ tiếp tia phản xạ và xác định độ lớn của góc phản xạ. Đáp: 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học - Đối với bài học ở tiết học này: + Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng . + Làm tất cả bài tập ở SBT/t 12. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đọc trước nội dung bài 5”Aûnh của một vật tạo bởi gương phẳng”: Em hãy thử + Quan sát hình ảnh của mình khi đứng trước gương phẳng? 5. RÚT KINH NGHIỆM : -Nội dung: -Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai 4 DINH LUAT PHAN XA ANH SANG.doc