I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY.
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong,chuyển động tròn.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn:
Đơn vị: THCS
Tên bài :
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY.
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong,chuyển động tròn.
II/ CHUẨN BỊ.
1 ròng rọc bánh xe, 1 xe nhỏ, 1 cục pin tiểu,1 miếng gỗ nhỏ.
III/ GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
a.Oån định lớp:
b.Kiểm tra bài củ:
Hoạt động cùa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập .
Dựa vào tình huống ở đầu bài để đặt câu hỏi vào bài
Hằng ngày chúng ta đều thấy mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây như vậy có phải mặt trời chuyển động xung quanh trái đất hay không?
Vậy thì vật nào sẽ chuyển động quanh vật nào?
Vậy làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
Hoạt động 2:Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên.
Yêu cầu hs Thảo luận nhóm
Nhận xét lại câu trả lời của các nhóm.
Thông báo cho hs : trong vật lý học để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật dó so với vật khác được chọn làm mốc. Có thể chọn vật bất kỳ, 1 vật nào đó làm mốc
Nhấn mạnh khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc (chuyển động cơ học)
Yêu cầu hs chú ý và nhắc lại
Yêu cầu hs thực hiện lệnh C2, C3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vế tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Vật mốc.
Yêu cầu hs quan sát hình vẽ 1.2 sgk rồi thưc hiện các lệnh C4,C5 và tìm từ thích hợp điền vào chổ trống ở C6.
Từ lệnh C7 chúng ta thấy được rằng một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác vì vậy ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
Yêu cầu hs thực hiện lệnh C8.
Hoạt động 4: giới thiệu một số chuyển động thường gặp
Yêu cầu hs quan sát các hình vẽ và đọc phần III
Yêu cầu hs thực hiện lệnh C9.
Hoạt động 5: Vận dụng
Yêu cầu hs quan sát hình vẽ 1.4 Thảo luận nhóm để trả lời lệnh C10.
Yêu cầu hs thực hiện lệnh C11.
Đưa ra một số chuyển động tròn dạng đặc biệt để minh họa.
Không
Trái đất chuyển động còn mặt trời đứng yên
Thảo luận nhóm để thực hiện lệnh C1.
So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên trên đường bên bờ sông.
Chú ý lắng nghe
Nhắc lại
Thực hiện lệnh C2, C3.
Quan sát và thảo luận
Thực hiện lệnh C4, C5, C6.
Chú ý lắng nghe
Thực hiện lệnh C8.
Quan sát và đọc phần thông báo và lắng nghe gv giải thích thêm.
Thực hiện lệnh C10,C11.
C. Củng cố :
Nêu câu hỏi yêu cầu hs trả lời.
Chuyển động cơ học là gì?
Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tươg đối?
Có mấy dạng chuyển động. Kể tên?
Dặn dò:
Về nhà học bài , học phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết .
Làm bài tập: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 trong sách bài tập .
Rút kinh nghiệm :
G A 8 Bai 2.doc
File đính kèm:
- G A 8 Bai 1.doc