Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Đề kiểm tra 1 tiết

Câu 1: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì:

 A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi

 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi

 C. Một số chất nhờn trong không khí động lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi

D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Đề kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm Lời phê của thầy giáo Họ tên: ……………………………………………………………….. Lớp: 7A Phần I: Trắc nghiệm (4.5 điểm) Câu 1: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi C. Một số chất nhờn trong không khí động lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Câu 2: Sơ đồ mạch điện có tác dụng gì? A. Giúp ta có thể mắc đúng mạch điện theo yêu cầu B. Giúp ta có thể kiểm tra và sửa chữa mạch điện được dễ dàng. C. Mô tả được mạch điện một cách đơn giản. D. Các câu A, B, C đề đúng. Câu 3: Điện tích xuất hiện ở vật nào dưới đây là điện tích âm? A. Điện tích ở thanh êbônit sau khi cọ xát với nhau. B. Điện tích ở thanh êbônit đã cọ xát với lông thú. C. điện tích ở thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa. D. Điện tích ở lông thú sau khi cọ sát với thanh êbônit Câu 4: Có 3 vật a, b, c nếu a hút b và b đẩy c thì: A. a và b có điện tích cùng dấu B. a và c có điện tích trái dấu C. a, b và c có điện tích cùng dấu D. b và c trung hoà về điện Câu 5: Điền các từ, các cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…..) sao cho đúng nghĩa. ……………. trong ………….là dòng các …………….. tự do dịch chuyển có hướng. Nguồn điện có tác dụng duy trì ………………. lâu dài trong vật dẫn. Trong một mạch điện ………….. có chiều đi từ …………… của nguồn điện qua ……………. tới …………… của nguồn điện. Theo quy ước này thì các ……………. trong kim loại dịch chuyển theo hướng ngược chiều với …………….. trong mạch. Câu 6: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp A. Đèn LED B. Màn hình ti vi đang hoạt động C. Rơ le nhiệt D. Bàn là điện E. Mạ vàng đồ trang sức F. Sản xuất pin và acquy G. Màn hình hiện số của máy tính bỏ túi H. Bác sĩ đông y khi châm cứu, dùng điện chạy qua kim châm vào các huyệt Tác dụng nhiệt Tác dụng từ Tác dụng hóa học Tác dụng phát sáng Tác dụng sinh lí Phần Ii: tự luận (5.5 điểm) Câu 1: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện gồm 2 pin, 1 khoá K đóng, 1 bóng đèn, dây dẫn, và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ. Câu 2: Để mạ bạc cho một chiếc vỏ đồng hồ. Phải chọn dung dịch nào? Điện cực âm là vật gì? Điện cực dương là chất gì? Câu 3: Tại sao người ta thường chọn vonfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu làm bằng kim loại khác như sắt, thép? Câu 4: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích? Trường THCS Lương Chí Bài kiểm tra 1 tiết Môn: vật lý 7 Thời gian: 45phút. Điểm Lời phê của thầy giáo Họ tên: ……………………………………………………………….. Lớp: 7C Phần I: Trắc nghiệm (4.5 điểm) Câu 1: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi C. Một số chất nhờn trong không khí động lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Câu 2: Sơ đồ mạch điện có tác dụng gì? A. Giúp ta có thể mắc đúng mạch điện theo yêu cầu B. Giúp ta có thể kiểm tra và sửa chữa mạch điện được dễ dàng. C. Mô tả được mạch điện một cách đơn giản. D. Các câu A, B, C đề đúng. Câu 3: Điện tích xuất hiện ở vật nào dưới đây là điện tích âm? A. Điện tích ở thanh êbônit sau khi cọ xát với nhau. B. Điện tích ở thanh êbônit đã cọ xát với lông thú. C. điện tích ở thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa. D. Điện tích ở lông thú sau khi cọ sát với thanh êbônit Câu 4: Có 3 vật a, b, c nếu c hút b và b đẩy a thì: A. a và c có điện tích cùng dấu B. a và c có điện tích trái dấu C. a, b và c có điện tích cùng dấu D. b và c có điện tích cùng dấu Câu 5: Điền các từ, các cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…..) sao cho đúng nghĩa. ……………. trong ………….là dòng các …………….. tự do dịch chuyển có hướng. Nguồn điện có tác dụng duy trì ………………. lâu dài trong vật dẫn. Trong một mạch điện ………….. có chiều đi từ …………… của nguồn điện qua ……………. tới ………… của nguồn điện. Theo quy ước này thì chiều ……………. trong mạch ngược với chiều dịch chuyển theo hướng của các ………………... …trong kim loại Câu 6: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp A. Nam châm vĩnh cửu B. Màn hình ti vi đang hoạt động C. Sản xuất pin và acquy D. Rơ le nhiệt E. Băng kép dùng trong bàn là F. Mạ vàng đồ trang sức G. Màn hình hiện số của máy tính bỏ túi H. Bác sĩ đông y khi châm cứu, dùng điện chạy qua kim châm vào các huyệt Tác dụng nhiệt Tác dụng từ Tác dụng hóa học Tác dụng phát sáng Tác dụng sinh lí Phần Ii: tự luận (5.5 điểm) Câu 1: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện gồm 4 pin, 1 khoá K đóng, 1 bóng đèn, dây dẫn, và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ. Câu 2: Nêu phương án mạ kẽm cho một chiếc vỏ đèn pin? Phải chọn dung dịch nào? Điện cực âm là vật gì? Điện cực dương là chất gì? Câu 3: Tại sao người ta thường chọn vonfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu làm bằng kim loại khác như sắt, thép? Câu 4: Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn? Cõu 5:Quan sỏt dưới gầm cỏc ụ tụ chở xăng bao giờ ta cũng thấy cú một dõy xớch sắt. Một đầu dõy xớch này được nối với vỏ thựng chứa xăng, đầu kia được thả kộo lờ trờn mặt đường. Hóy cho biết dõy xớch này sử dụng như thế cú tỏc dụng gỡ?

File đính kèm:

  • docVatli .doc
Giáo án liên quan