_ Nêu được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi.
_ Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có
cùng kích thước.
_Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Gương cầu lồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày dạy:
GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU :
_ Nêu được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi.
_ Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có
cùng kích thước.
_Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
II. CHUẨN BỊ :
_ Một gương cầu lồi, 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi.
_ Một cây nến, một bao diêm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Thời gian
NỘI DUNG GHI BÀI
TRỢ GIÚP CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
3’
2. Kiểm tra :
_ Có mấy cách xác định ảnh của 1 điểm qua gương phẳng?
3’
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Xây dựng tình huống.
_ Giáo viên đưa cho học sinh 1 số đồ vật nhẵn bóng không phẳng
+ Yêu cầu học sinh quan sát xem có nhìn thấy ảnh của mình trong gương phẳng không?
+ Ảnh ấy có giống ảnh trong gương phẳng không?
_ Mỗi nhóm lên nhận và kiểm tra dụng cụ.
_ Cử 1 bạn ghi đề chú ý xác định.
_ Các nhóm làm thí nghiệm® Thảo luận ® Trả lời C1
7’
I. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi:
_ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
_ Nhỏ hơn vật
* Hoạt động 2 : xác định ảnh của gương cầu lồi:
_ Giáo viên cho học sinh đọc C1 ® Các nhóm làm thí nghiệm để trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
_ Bố trí TN như H7.2( vì không có gương cầu lồi trong suốt nên không làm TN như gương phẳng của một vật tạo bởi gương phẳng.
+ Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng như thế nào so với vật?
+ Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi như thế nào so với ảnh tạo bởi gương phẳng ?
® Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi như thế nào so với vật ?
® Ảnh ấy có hứng được trên màn chắn không? Là ảnh gì ?
_ Làm thí nghiệm, quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên ® điền vào chổ trống phần kết luận
10’
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi :
_ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
* Hoạt động 3 : xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
_ Giáo viên nêu vấn đề xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi so với vùng nhìn thấy của gương phẳng.
_ Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 62
+ Xác định bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng?
+ Xác định bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi?
® So sánh ?
_ Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm ® nhận xét ®rút ra câu trả lời chính xác.
_ Học sinh làm việc theo nhóm
_ Mỗi nhóm làm thí nghiệm ® trả lời
10’
* Hoạt động 4 : Vận dụng
_ G.v cho học sinh làm việc cá nhân,trả lời các câu hỏi C3 và C4.
® YeÂu cầu 1số Hsinh trả lời chung trước cả lớp rồi nhận xét.
_ G.v giải thích sơ qua về cách vẽ tia phản xạ trên mặt gương cầu để giúp học sinh khá giỏi tìm hiểu thêm.
_ Học sinh hoạt động cá nhân trả lời C3 và C4.
10’
4. Củng cố :
_ Hoàn chỉnh C3 và C4
_ Làm bài tập 7.1; 7.2.
_ Ảnh của vật qua gương cầu lồi là gì ? và vùng nhìn thấy thế nào ?
2’
5. Hướng dẫn về nhà :
_ Học bài theo SGK
_ Làm bài tập 7.3, 7.4
File đính kèm:
- guong cau loi(1).doc