Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện

1.Kiến thức: Biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện đơn giản

Mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho

Biểu diễn đúng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạcyh điện cũng như đúng trong sơ đồ mạch điện thật

2.Kĩ năng: Mắc được mạch điện đơn giản

3.Thái độ: Có thói quen sử dụng bộ phận điều kiển mạch điện và bộ phận an toàn về điện

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN A.Mục tiêu : Qua bài học này, Hs cần : 1.Kiến thức: Biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện đơn giản Mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho Biểu diễn đúng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạcyh điện cũng như đúng trong sơ đồ mạch điện thật 2.Kĩ năng: Mắc được mạch điện đơn giản 3.Thái độ: Có thói quen sử dụng bộ phận điều kiển mạch điện và bộ phận an toàn về điện Rèn luyện tư duy mềm dẻo và linh hoạt B.Chuẩn bị : Cả lớp: Tranh phóng to của một số mạch điện, Tranh phóng to sơ đồ mạch điện xe máy Mỗi nhóm: 1 pin, 1 bóng đèn ,1 công tắc, 5 đoạn dây có vỏ cách điện, 1 đèn pin ống tròn có lắp sẵn pin B. Tiến trình lên lớp : 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Gọi 1 HS lên bảng trình bày: dòng điện là gì? Nêu bảng chất dòng điện trong kim loại… 3.Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’) Với những sơ đồ phức tạp như mạch điện gia đình, mạch điện trong xe máy… ta phải căn cứ vào đâu để lắp mạch điện cho hoàn chỉnh: chính là nhờ sơ đồ mạch điện. Vậy sơ đồ mạch điện là gì? Hoạt động2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ(15 phút) NỘI DUNG GHI GIÁO VIÊN HỌC SINH I.Sơ đồ mạch điện: Kí hiệu của từng bộ phận trong mạch điện (sgk) C1: + - Treo bảng ký hiệu một số bộ phận của mạch điện. Yêu cầu HS theo các ký hiệu vẽ một sơ đồ mạch điện theo hướng dẫn của GV Thu một số bài và nhận xét, nếu sai thì có thể sữa chữa và chỉ dẫn cho HS hiểu Vẽ lại sơ đồ khác với cùng các dụng cụ , kiểm tra fvà nhắc nhơ những HS làm sai Cho HS nhận xét sơ đồ mạch điện của các bạn và rút ra những sai sót thường thấy trong khi vẽ sơ đồ mạch điện Tìm hiểu và nhớ một số ký hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện Vận dụng vẽ sơ đồ mạch điện theo GV hướng dẫn, hoặc vẽ sơ đồ mắc cũa mạch trong nhóm mình Nhận xét bài của bạn và sữa chữa nếu sai sót Mỗi nhóm: một nữa số trong nhóm mắc lại mạch với các vị trí thay đổi sau đó vẽ lại sơ đồ theo mạch đã mắc. Một nữa còn lại vẽ sơ đồ trước rồi mắc theo sơ đồ Tham gia, nhận xét sơ đồ mạch điện, cách mắc của từng nhóm Vẽ sơ đồ mạch đúng vào vở Hoạt động 3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước(10 phút) II.Chiều dòng điện: Quy ước chiều dòng điện; chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện Chiều chuyển dịch có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện Gọi HS nêu quy ước chiều dòng điện Trên sơ đồ mạch điện có sẵn, GV giới thiệu cách dùng mũi tên quy ước chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện Yêu cầu HS dùng mũi tên quy ước một số chiều dòng điện của một số mạch điện vẽ trên bảng Gọi 1 HS lên vẽ và nhận xét, có thể sữa chữa nếu sai Yêu cầu HS nhớ lại bài trước để so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của electron tự do trong dây dẫn kim loại. (Treo hai hình vẽ:hình vẽ sơ đồ mạch điện có chiều dòng điện quy ước và hình vẽ chiều chuyển dịch có hướng cũa electron cho HS nhận xét Trả lời câu hỏi của Gv và ghi vở về quy ước chiều dòng điện: Quy ước chiều dòng điện; chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện Hoàn thành chiều dòng điện trong sơ đồ mạch đã cho Nhận xét bài của bạn trên bảng Nêu được nhận xét: Chiều chuyển dịch có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện Hoạt động 4: Củng cố – Vận dụng – Hướng dẫn về nhà(10 phút) III. Vận dụng Học nội dung ghi nhớ sgk Gọi hs nhắc lại chiều dòng điện quy ước Treo tranh cấu tạo và hoạt động của chiếu đèn pin dạng ống tròn thường dùng và cho HS tìm hiểu Hướng dẫn hs thảo luận kết quả câu C5 Đọc phần “có thể em chưa biết”, GV nhắc nhơ việc an toàn sử dụngđiện trong mạch điện gia đình Các nhóm thảo luận tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn theo hướng dẫn câu hỏi Đại diện nhóm đọc kết quả nghiên cứu của nhóm mình Tham gia thảo luận để có câu trả lời đúngàghi vở Nguồn điện của đèn pin gồm:2 pin. Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu đèn pin Sơ đồ mạch điện: một trong các sơ đồ có thể là: D.Củng cố và HDTH: 1.Củng cố : Qua bài học em biết được những gì? Hoàn thành các bài tập trong SGK 2.Hướng dẫn tự học: a.Bài vừa học: Học bài ở vở ghi và ghi nhớ Làm bài tập trong sách bài tập. b.Bài sắp học: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện Tiết 23 TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN A.Mục tiêu: Qua bài học này, Hs cần : 1.Kiến thức: - Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện - Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: bóng đèn pin(đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn đií«t phát quang( đèn LED) 2.Kĩ năng: Mắc được mạch điện đơn giản 3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm B.Chuẩn bị: Cả lớp: 1 ắcquy 12V , 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện, 1 công tắc, 3à5 mảnh giấy nhỏ Một số cầu chì như mạng điện gia đình Mỗi nhóm: 2 pin loại 1,5V với đế lắp pin, 1 bóng đèn oin, 1 công tắc 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện, 1 bút thử điện với bóng đèn có hai đầu dây bên trong tách rời nhau( có thể tháo sẵn bóng đèn ra khỏi bút) 1 đèn điốt phát quang( đèn LED) nhìn rõ hai bảng kim loại trong đèn C.Tiến trình lên lớp :: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ Vẽ sơ đồ mạch điện và dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong sơ đồ của các mạch điện gồm 02 pin, 01 đèn, 01 công tác đóng 1 pin , 2 đèn , 1 công tắc mở. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút) Khi có dòng điện chạy trong mạch ta phải làm sao để nhận biết sự có mặt của chúng. Để biết có dòng điện chạy trong mạch ta phải căn cứ vào tác dụng nhiệt của nó Hoạt động2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện(18 phút) Tác dụng nhiệt: Một số dụng cụ và thiết bị thường dùng trong thực tế được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. Ví dụ: bàn là, bếp điện… Kết luận: khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên Gọi 2, 3 HS lên bảng,còn các HS khác viết vào vở tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng trong đốt nóng khi có dòng điện chạy qua Cho lớp thảo luận và bổ sung thêm một số dụng cụ và cho ghi vở Cho HS hoạt động theo nhóm, tự chọn đồ dùng, mắc mạch cho nhóm mình ĐVĐ: dây tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Trên bộ TN có 1 sợ dây sắt, khi có dòng điện chạy qua dây sắt có nóng lên không? Làm cách nào nhận biết? Làm TN chung cho cả lớp xem( nếu có đều kiện cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ TN) HS quan sát và nêu kết quả TN Thông báo cho HS biết vật nóng ở 500oC thì bắt đầu phát sáng.HS tìm hiểu và phát biểu kết luận Thảo luận chung của lớpàGV chốt lại ý kiến về tác dụng của cầu chì trong mạch điện. Như vậy dòng điện đi qua mội vật dẫn thông thường điều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng ở nhiệt độ quá cao sẽ phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt Nêu tên một số dụng cụ và thiết bị thường dùng trong thực tế được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. Ví dụ: bàn là, bếp điện… Chọn dụng cụ và mắc mạch theo nhóm Nêu phương án TN: mắc dây sắt đó vào mạch điện để cho dòng điện chạy qua dây, sau đó nêu các phương án khác nhau để nhận biết có dòng điên qua dây sắt. Ví dụ: làm nóng các vật dưa lại gần dây sắt, cháy giấy để trên dây sắt… Kết luận: khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng Cầu chì có tác dụng bảo vệ mạch điện, khi dòng điện gây tác dụng nhiệt quá cao, cầu chì bị chảy dây chì và mạch tự ngắt để bảo toàn các thiết bị điệnà cầu chì giúp bảo vệ các thiết bị điện Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện (12 phút) Tác dụng phát sáng: Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng Kết luận: đèn điện phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng Nêu một số loại đèn hoạt động dưới tác dụng này. + Tác dụng phát sáng của dòng điện khi qua bóng đèn bút thử điện: Cho HS quan sát bóng đèn của bút thử điện và kết hợp hình vẽ àHS nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó Cắm bút thử váo ổ cắm cho đèn bút thử phát sáng.Yêu cầu HS quan sát,gọi vài HS lên bảng quan sát và nêu được bóng đèn sáng do vùng chất khí giữa hai đầu dây này phát sángà kết luận + Tác dụng phát sáng của dòng điện khi qua bóng đèn LED: Quan sát đèn LED để thấy rõ hai bản kim loại khác nhau(to, nhỏ) trong đèn LED. Mắc đèn vào mạch điện. Đảo ngược hai đầu dây đèn để nêu nhận xét khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào cũa đèn? àhoàn thành kết luận và ghi vở Quan sát bóng đèn của bút thử điện, nêu được hai đầu dây bên trong bóng đèn của bút thử điện được tách rời nhau Quan sát bóng đèn của bút thử điện lúc đèn sángà ý kiến của mình về hiện tượng và nêu kết luận Kết luận: dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng Quan sát đèn LED để thấy rõ hai bản kim loại khác nhau(to, nhỏ) trong đèn LED. Mắc đèn LED vào mạch điện theo nhóm, đảo ngược hai đầu dây nối đèn để thấy được chỉ khi cực dương của nguồn nối vào mảnh kim loại nhỏ thì đèn mới sáng Kết luận: đèn điện phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng Hoạt động 4: VẬN DỤNG – CỦNG CỐ – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(8 PHÚT) Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ Nêu bài tập và cho HS làm (dùng gạch nối, nối các cụm từ cho đúng) : Bóng đèn pin sáng Dòng điện đi qua chất khí Bóng đèn bút thử sáng Dòng điện chỉ đi một chiều Đèn đií«t phát quang Dòng điện đi qua kim loại Hướng dẫn HS thảo luân và chốt lại câu trả lời đúng Học thuộc ghi nhớ tại lớp và áp dụng cho bài tập vận dụng Dưới lớp làm bài và nhận xét bài bạn (sữa chữa nếu sai) D.Củng cố và HDTH: 1.Củng cố : Qua bài học em biết được những gì? Hoàn thành các bài tập trong SGK 2.Hướng dẫn tự học: a.Bài vừa học: Học bài ở vở ghi và ghi nhớ Đọc phần “có thể em chưa biết” Làm bài tập trong sách bài tập. b.Bài sắp học: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

File đính kèm:

  • docgiao an ly 7(6).doc
Giáo án liên quan