Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Sự truyền ánh sáng

.1-Kiến thức:

 - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

 - Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng.

 1.2-Kĩ năng:

 - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng(tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

 1.3-Thái độ:

 - Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.Giáo dục hướng nghiệp

 

doc6 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Sự truyền ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Bài 2-Tiết PPCT:2 Ngày soạn: 15/ 08/2012 Tuần CM 2 1. MỤC TIÊU : 1.1-Kiến thức: - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng. 1.2-Kĩ năng: - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng(tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. 1.3-Thái độ: - Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.Giáo dục hướng nghiệp 2. TRỌNG TÂM: - Nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng. 3. CHUẨN BỊ: 3.1- Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm -Một ống nhựa cong,một ống nhựa thẳng -Một nguồn sáng dùng pin ,ba màn chắn có đục lỗ 3.2- Học sinh: Hoàn thành phần tự học. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. - Ổn định lớp. - Kiểm diện học sinh : Lớp 7A1: 7A2 : 4.2 .Kiểm tra miệng: * GV:-Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? (5đ) -Thế nào là nguồn sáng ? Cho ví dụ về nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng. (3đ) -Ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong. Nêu phương án kiểm tra.(2đ) * HS: -Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. (2,5đ) -Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta (2,5đ) -Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. (1,5đ) Ví dụ: -Mặt trời, đom đóm.. (1,5đ) -Bàn, ghế, cây cối, nhà cửa…là vật hắt lại ánh sáng. - Ánh sáng truyền theo đường thẳng.(tùy HS nêu phương án) (2 đ) 4.3 Bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài học Hoạt động 1:Đặt vấn đề:Trong phòng tối , bật đèn lên ta thấy khắp nơi trong phòng đều sáng, quay mặt về hướng nào cũng thấy sáng.Vậy ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào đến mắt ta, khiến cho ta thấy sáng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm cách xác định xem ánh sáng truyền theo đường nào để đi từ đèn đến mắt. Hoạt động 2:Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng. GV:Yêu cầu HS dự đoán ánh sáng truyền đi theo đường thẳng hay đường cong? +HS nhận dụng cụ và bố trí TN hình 2.1 SGK và thảo luận để trả lời câu C1. GV:Nhận xét,hoàn chỉnh. GV: Vì sao nhìn theo ống cong lại không thấy? HS: Vì ánh sáng đi thẳng bị thành ống cong chặn lại nên không đến được mắt. GV: Nếu không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? HS nêu phương án để kiểm tra. GV: Hướng dẫn HS thực hiện theo phương án trong sgk. +Nhóm HS đọc câu C2 và bố trí TN. GV:Theo dõi các nhóm thực hiện kiểm tra +Ba màn chắn có ba lỗ A,B,C như thế nào? +Vậy ánh sáng được truyền đi theo đường nào? HS thảo luận rút ra kết luận. GV: Yêu cầu HS để lệch 1 trong 3 màn quan sát đèn. HS:Không thấy đèn sáng. GV thông báo cho HS biết : Ánh sáng có thể truyền được trong môi trường không khí, nước , tấm kính trong…. nói chung là môi trường trong suốt mọi vị trí trong môi trường này có tính chất như nhau (còn gọi là môi trường đồng tính). Cá nhân HS đọc và tìm hiểu nội dung định luật và phát biểu. Gọi vài HS nhắc lại. Hoạt đông 3: Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng. Thông báo: Ở trên ta đã biết ánh sáng truyền theo đường thẳng, vì thế người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. Yêu cầu HS quan sát hình 2.3 và chỉ ra trên hình đó tia sáng từ đèn phát ra được biểu diễn bằng đường nào? HS:Đường thẳng có hướng SM. GV thực hiện thí nghiệm hình 2.4 SGK. + GV hướng dẫn HS phân biệt tia sáng và chùm sáng. GV: Đường thẳng thì có kích thước,còn vệt sáng ta nhìn thấy trênTN ở hình 2.4 thì có bề dày xác định.Vậy vệt sáng đó cóphải là tia sáng không?Vì sao? HS:Không,vì tia sáng thì không có kích thước còn vệt sáng thì có kích thước khá to. Thông báo: Một vệt sáng dù hẹp thế nào cũng gồm nhiều tia sáng,ta gọi là một chùm sáng. * Vậy ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào? HS: Vẽ chùm sáng chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng. Tìm hiểu ba loại chùm sáng +Nhóm HS quan sát hình 2.5 SGK và nêu đặc điểm của các chùm sáng trong câu C3 Đại diện nhóm trình bày. +Thế nào là chùm sáng song song ? + Thế nào là chùm sáng phân kì? +Thế nào là chùm sáng hội tụ? GV chốt lại: LHTT:Chùm sáng chiếu ra từ cây đèn pin , ánh sáng từ ngọn đèn thấp sáng,từ mặt trời đều là chùm sáng phân kì. GDHN: Sự truyền thẳng của ánh sáng ứng dụng trong các ngành nào? HS: Trong các công việc nghiên cứu về thiên văn, chế tạo các thiết bị của ngành cơ khí.... Hoạt động 4:Vận dụng GV yêu cầu HS giải đáp câu C4. + HS giải đáp thắc mắc của Hải. GV gợi ý cho HS thực hiện câu C5. + HS đặt 3 chiếc kim dùng mắt ngắm sao cho ba chiếc kim thẳng hàng. GV:Khi đó đường truyền ánh sáng từ chiếc kim 1 có thể truyền tới mắt qua chiếc kim 2,3 được không? Gọi HS trả lời. GV nhận xét ,hoàn chỉnh. I - ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG. Thí nghiệm: hình 2.1 C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt theo ống thẳng. hình 2.2 C2: Ba lỗ A,B,C và bóng đèn thẳng hàng với nhau. * Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng -Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. II- TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG. -Ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. - Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. C3: -Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. -Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. -Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền củøa chúng III –VẬN DỤNG C4: Đưa cho Hải một miếng bìa có khoét lỗ rồi tiến hành như sau: Giơ tấm bìa lên trước mắt sao cho nhìn thấy dây tóc bóng đèn,lỗ và mắt cùng nằm trên đường thẳng.Hải nhìn qua lỗ sẽ thấy dây tóc bóng đèn ,điều đó chứngtỏ ánh sáng từ đèn đã đi theo đường thẳng xuyên qua lỗ đến mắt. C5 : - Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt mà không nhìn thấy hai kim còn lại. + Giải thích: Kim 1 là vật chắn của kim 2, kim 2 là vật chắn của kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng, nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Đáp: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. Câu2:Vật trong suốt và vật chắn sáng là gì? Em hãy cho vài ví dụ. Đáp: -Vật trong suốt là vật cho hầu hết ánh sáng truyền qua.Ví dụ: Lớp không khí , tấm kính trong. -Vật chắn sáng là vật không cho ánh sáng truyền qua.Ví dụ: Bức tường, tấm gổ, tấm bìa, nước đục…. Câu3: Khi ngồi xem phim màn ảnh rộng ở rạp chiếu bóng ta thấy có một chùm sáng chiếu từ đèn chiếu lên màn ảnh. a. Hãy cho biết chùm sáng đó là chùm sáng gì? b. Tại sao khi xem người ta tắt hết đèn trong rạp nhưng vẫn thấy được các cảnh chiếu trên màn ảnh rất rõ. Đáp: a. Là chùm sáng phân kì.Vì đèn chiếu nhỏ, các tia sáng từ đèn phát loe rộng ra trên đường truyền của chúng đến phủ khắp màn ảnh. b.Các cảnh chiếu trên màn ảnh được đèn chiếu vào rất sáng, ánh sáng từ các cảnh đó lại truyền thẳng vào mắt ta nên ta thấy được chúng rất rõ. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học - Đối với bài học ở tiết học này: + Về học bài theo nội dung bài học và làm bài tập 2.1 . 2.6 ở SBT trang 4 +Đọc thêm phần có thể em chưa biết trang 8 sgk . Hướng dẫn: 2.1 a) liên hệ phần nhìn thấy một vật . b) Đặt mắt trên đường CA kéo dài. 2.2 Giải thích dựa vào câu C5. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đọc trước nội dung bài 3sgk. + Quan sát bóng đen trên tường vào buổi tối ở nhà mình và giải thích vì sao có bóng đen đó. 5. RÚT KINH NGHIỆM : -Nội dung: -Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai 2 SU TRUYEN ANH SANG.doc