1.Kiến thức Bằng thí nghiệm(TN) khẳng định được rằng:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy các vật khicó ánh sáng từ các vật đó đến mắt ta
2. Kĩ năng
- Dựa vào quan sát phân biệt được nguồn sáng và vật sáng .
93 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1 - Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
CHƯƠNG I QUANG HỌC
Tiết 1
BÀI 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG
NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức Bằng thí nghiệm(TN) khẳng định được rằng:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy các vật khicó ánh sáng từ các vật đó đến mắt ta
2. Kĩ năng
- Dựa vào quan sát phân biệt được nguồn sáng và vật sáng .
3. Thái độ
Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
Có tinh thần cộng tác, phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II.CHUẨN BỊ
1.Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS
1 đèn pin + pin
1 ống thẳng hình trụ dài 30cm, 1 đầu có thể cho đèn pin vào, một đầu có nắp đậy, đáy nắp có dán mảnh giấy trắng.
2. Dụng cụ GV
GV chuẩn bị dụng cụ TN như HS
Một gương phẳng và một tấm bìa cứng có viết chữ TÌM.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Giới thiệu chương ánh sáng
GV nêu câu hỏi dựa vào tình huống lớp học lúc đo ù( em nhìn thấy gì trước mặt khi nhắm mắt mở mắt?).
Vậy khi nào ta mới nhìn thấy một vật?
GV cho HS xem ảnh trong SGK tr4 và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì? ( có thể cho HS quan sát trên gương thực). Chú ý chữ viết trên tấm bìa so với chữ viết trên gương. Aûnh đọc trên gương có tính chất gì?
GV cho HS đọc 6 câu hỏi nêu ở đầu chương và giới thiệu đó là nội dung của chương ánh sáng.
HĐ 2 : Giới thiệu bài mới
GV cho HS đọc phần mở bài (SGK Tr4)
GV hướng dẫn các nhóm làm TN : để đèn pin hướnh về phía bạn để bạn có thể thấy đèn bật sáng hay tắt đi. Tiến hành bật và tắt một lần để bạn quan sát. Sau đó để đèn pin ngang trước mặt bạn sao cho bạn không nhìn thấy được bóng đèn, bật và tắt đèn bạn có nhận biết được lúc nào bật đèn, lúc nào tắt đèn không ?Vì sao ? Vậy thì “Khi nào ta nhận biết được ánh sáng”
HĐ 3 : Tìm hiểu vì sao nhận biết được ánh sáng
GV cho HS tự đọc phần quan sát và TN (SGK tr4), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1.
GV gọi đại diện một nhóm trả lời, cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
HĐ 4 ; Nghiên cứu điều kiện để nhìn thấy một vật
GV đặt vấn đề khi nào nhìn thấy một vật ?
GV yêu cầu HS tiến hành làm các TN như SGK tr.4, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C2. Gvquan sát các nhóm và uốn na9n1 các thao tácc của HS.
GV gọi đại diện một nhóm trả lời, cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
HĐ 5 : Phân biệt nguồn sáng vật sáng
GV cho HS nhận xét sự khác nhau giữa bóng đèn pin đang bật sáng và mảnh giấy trắng(vật nào tự nó phát ra ánh sáng? Vật náo phải nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó rồi hắt ánh sáng đó lại ?)
GV gọi đại diện nhóm trả lời C3, cho các nhóm góp ý bổ sung và rút ra kết luận.
HĐ 6: Vận dụng
GV cho HS thảo luận 2 câu hỏi C4 và C5 (Vì sao có khói hương thì mới thấy được vệt sáng ?)
GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
GV cho HS đọc phần có thể em chưa biết .
-HS trả lời 2 trường hợp mở mắt và nhắm mắt( tùy theo từng HS
HS trả lời
HS đọc chữ trên tấm bìa(TÌM) và chữ trên gương phẳng(MÍT). Aûnh đọc trên gương ngược với chữ viết trên tấm bìa.
HS tiếp thu phần giới thiệu chương I của GV
Một HS đọc trong SGK.
Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG
HS bố trí TN theo nhóm (HS quan sát dây tóc bóng đèn khi bật đèn và tắt đèn trong 2 trường hợp kể trên) Thảo luận và trả lời câu hởi
I.NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG
1.Quan sát và thí nghiệm
(xem SGK tr.4)
HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu C1.
Các nhóm ý kiến bổ sung, rút ra kết luận và ghi vào vở
II. NHÌN THẤY MỘT VẬT
Thí nghiệm (xem SGK tr.7)
Các nhóm làm TN lần lượt theo các H1.2 và H1.3. Sau đó thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu C2.
Các nhóm ý kiến bổ sung và rút ra kết luận ghi vào vở
Kết luận
Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin vì dây tóc đó phát ra ánh sáng và ánh sáng đó truyền đến mắt ta.
III. NGUỒN SÁNG VẬY SÁNG
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
GHI NHỚ : (sgk tr.5)
HS thảo luận nhóm và trả lời C4 và C5
2 HS đọc phần in đậmSGK tr.5.
1 HS đọc phần có thể em chưa biết
IV. DẶN DÒ : 1. Học bài :Học ở vở ghi và phần ghi nhớ trong SGK.
2.Làm bài tập : Trong SBT tr.3
Xem trước : Bài 2 : Sự truyền ánh sáng
TUẦN 2, Tiết 2
Bài 2 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
MỤC TIÊU
Kiến thức : Bằng TN đơn giản HS có thể :
Xác định định đường truyền của ánh sáng.
Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. 2. Kĩ năng :- Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
Nhận biế được ba loại chùm sáng(song song , hội tụ, phân kì).
Thái độ : - Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
I.CHUẨN BỊ
Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS
1đèn pin + pin
Ống trụ đường kính 3mm ( 1 ống thẳng, 1 ống cong, mầu tối).
Ba màn chắn có đục lỗ, ba cây đinh ghim.
Dụng cụ cho GV
1 bộ đồ dùng như của nhóm HS
Tranh vẽ lớn H 2.5
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu bài mới
Kiểm tra bài cũ : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
Điều kiện để nhìn thấy một vật?
Phân biệt nguồn sáng và vận sáng? Ví dụ.
Gọi một HS lên bảng chữa bài tập SBT tr.3.
GV vẽ một điểm sáng A trên bảng và đặt vấn đề: có thể vẽ được bao nhiêu đường đi từ điểm sáng A đến con ngươi của mắt( kể cả đường thẳng và đường cong) ?
Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những đường đã vẽ trên để đến mắt ta?
GV cho HS đọc phần tranh luận của Thanh và Hải ở phần đầu bài, sau đó GV giới thiệu bài mới.
HĐ2 : Tìm hiểu quy luật về đường truyền của ánh sáng
GV vừa hướng dẫn vừa bố trí TN như H2.1. Sau đó gọi đại diện nhómtrả lời câu C1, cho các nhóm khác bổ sung và cho HS ghi vào vở.
GV vừa hướng dẫn vừa bố trí tiếp TN như H2.2(TN kiểm tra), sau đó gọi đại diện nhóm trả lời câu C2 đồng thời kiểm tra kết quả các nhóm khác.
Qua 2 TN trên chúng ta rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng ?
HĐ3 : Phát biểu định luật
GV thông báo nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng
HĐ4 : Thông báo từ ngữ mới tia sáng và chùm sáng
GV thông báo : quy ước cách biểu điễn đường truyền của ánh sáng: bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng
GV thông báo thêm về chùm sáng (gồm nhiều tia sáng hợp thành một chùm sáng hẹp song song có thể coi là một tia sáng).
GV làm TN theo H2.4 để HS quan sát tia sáng. GV bổ sung câu trả lời và cho HS ghi vào vở
HĐ5 : Phân biệt ba loại chùm sáng
GV treo tranh H2.5 cho cả lớp quan sát
GV gọi HS trả lời cách phân biệt từng loại chùm sáng( đặc điểm)
HĐ6 : Vận dụng
GV cho HS đọc câu C4và C5 sau đó hướn dẫn thảo luận nhóm. Gọi đại diện nhóm trả lời, cho lớp bổ sung sau đó GV tóm lại và cho HS ghi vào vở
GV cho hS đọc phần ghi nhớ SGK tr.8.
GV cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
HS trả lời 3 câu hỏi
HS lên bảng trả bài
HS lên bảng vẽ.
HS dự đoán và trả lời
HS đọc từ phần mở bài
I.ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG
1.Thí nghiệm(xem SGK tr.6)
Các nhóm tiến hành làm TN H2.1, thảo luận nhóm, trả lời câu C1 và ghi vào vở
HS tiếp tục làm TN H2.2,
thảo luận nhóm, trả lời câu C2 và ghi vào vở
2 . Kết uận
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
3.Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường
II. TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG
1.Biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
Bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng
HS tiếp thu thông báo và nhiều em đọc lại nội dung định luật, sau đó ghi vào vở
HS tiếp nhận thông tin mới vá ghi vào vở
2. Chùm sáng
Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành( chùm sáng rất hẹp coi là một tia sáng).
2.Chùm sáng hội tụ
3. Chùm sáng phân kì
HS tiếp thu thông tin mới vá ghi vào vở
GHI NHỚ : HS tự ghi SGK tr.8 và học thuộc
HS quan sát TN trên bàn GV, thảo luận nhóm để trả lời câu C3
HS quan sát TN và tranh vẽ, thảo luận nhóm để trả lời câu C3
IV :DẶN DÒ (3 ph)
1 :Học bài :Học ở vở ghi nhớ SGK tr8.
2.Làm bài tập : SBT tr4.
.Xem trước : Bài 3:Ưng1 dụng định luật truyền thẳng của ánh áng.
----------------------------------------------------------------
TUẦN 3
Tiết 3 BÀI 3
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT
TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I .MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Bằng các kiến thức đã học HS có thể:
* Nhận biết được vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối.
* Giải thích được vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối
2.Kĩ năng
* Giải thích được vì sao lại có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
3.Thái độ
* Trung thực,tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
* Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm
II . CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS (GV phòng TN chuẩn bị )
- 1đèn pin +pin
-1 cây nến,
-1vậy cản bằng bìa.
-1màn chắn sáng.
2 Dụng cụ cho GV :( GVphòng TN chuẩn bị )
*Tranh vẽ lớn H3.3 và 3.4
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
HĐ1:kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu bài mới (5 ph)
Kiểm tra bài cũ: đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường như thế nào? Quy ước cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng ? Tính chất ?
-phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? GV nhận xét và cho điểm.
-Cho HS lên bảng chữa bài tập trong SBT tr4 GV nhận xét và cho điểm.
HĐ2:Hình thành khái niệm bóng tối (10 ph )
-GV hướng dẫn cho HS làm
TN như H3.1và yêu cầu HS
Thảo luận và trả lời câu C1
-GVđưa ra khái niệm vùng bóng tối và bóng tối
-GV cho HS phát biểu kết luận và ghi vào vở
HĐ3: Hình thành khái niệmbóng nửa tối (10 ph)
GV hướng dẫn các nhóm làm TN
Theo hình 3.2( thay đèn pin bằng
cây nến để thấy nguồn sáng
rộng)yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu C2
-Gvcó thể làm TN cho HS quan sát bằng một bóng đènđiện 220v
để thấy vùng bóng nửa tối và bóng nửa tối
-GV chú ý cho HS phân biệt:
nguồn sáng hẹp thì có vùng bóng tối (khoảng sau vật cản có đến
màn chắn )và bóng tối (nằm trên
màn chắn ),với nguồn sáng rộng hơn thì có vùng bóng nửa tối và
bóng nửa tối.
-GV đưa ra khái niệm vùng bóng
nửa tối và bóng nửa tối sau đó cho HS phát biểu kết luận.
Bài 3:
Ưùng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
HS trả lời
-HS lên bảng chữa bài tậptrong SBT tr4
I. BÓNG TỐI
BÓNG NỬA TỐI
-Bóng tối
1.thí nghiệm: (xem SGK
Các nhóm làm TN, thảo luận và trả lời câu C1, sau đó ghi vào SBT
2.Kết luận
-Ở sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ ngồn tới gọi
là vùng bóng tối.
-Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một phần không nhận được ánh sángtừ nguồn tới gọi là bóng tối .
Bóng nửa tối
1.Thí nghiệm
(Xem SGK tr9 hình 3.2)
-Các nhóm làm TN
theo H3.2 quan sát trên màn chắn có một bóng nửa tối bao
nửa tối bao quanh bóng tối ở giữa, thảo luận nhóm để trả lời câu C2 và rút ra kết luận điền vào SBTđồng thời ghi vào vở
2.Kết luận
-Ơû sau vật cản có một vùngchỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sángtới gọi là vùng bóng nửa tối
-Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một phần chỉ nhậnđược ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là vùngbóng nửa tối
-HS đứng lên phát biểu kết luận
IV. DẶN DÒ (3ph)
Học bài : Học ở vở và xem thêm trong SGK cũng như SBT.
Làm bài tập :SBT tr.5.
Xem trước : Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng.
--------------------------------------------------
TUẦN 4
Tiết 4 BÀI 4
ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức .Qua TN để nghiên cứu :
-Đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
-Xác định tia tới tia, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ trong mỗi TN
-Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
2. Kĩ năng .
-Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn
-Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN .
3. Thái độ .
-Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm
II . CHUẨN BỊ
1 . Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS ( GV phòng TN chuẩn bị )
-1gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
-1đèn phin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng ( chùm sáng hẹp // )
-1tờ giấy kẻ ô vuông
2 . Dụng cụ cho GV như của HS (GV phòng TN chuẩn bị )
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ 1 :Kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu Bài mới (5 ph)
-Kiểm tra bài cũ : Thế nào là vùng bóng tối,bóng tối ,vùng bóng nửa tối, bóng nửa tối ?
-Hiện tượng nhật thực xẩy ra khi nào? Thế nào là nhật thực toàn phần, nhật thực một phần ?
-Khi nào có nguyệt thực?
-Cho HS lên bảng làm bài tập trong SBT tr 5
-GV mô tả trò chơi tìm đường giữa Thanh và Hải, 2em dùng gương để báo hiệu cho nhau.
-GV đặt vấn đề : Dùng gương như thế nào để điều khiển tia sáng theo ý muốn của mình để giới thiệu bài mới.
-HĐ 2 :GV đưa ra khái niệm gương phẳng ( 5 ph )
-GV yêu cầu HS cầm gương lên soivà nói xem đã nhìn thấy gì trong gương ?
-GV thông báo ảnh của vật tạo bởi gương.
-Yêu cầu HS nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì ?
-GV uốn nắn câu trả lời và đi đến kết luận về gương phẳng và cho HS ghi vào vở.
-GV cho HS đọc câu C1 và thảo luận
-
HĐ 3:Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng ( 7 ph )
GV tổ chức cho HS làm TN H4.2, thảo luận nhóm để trả lời câu C2
-GV cho HS phát biểu phần kết luận
-HĐ 4 :Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng(15 ph )
-GV hướng dẫn HS làm TN theo H4.2.
-GV thông báo :tia tới, tia phản xa, pháp tuyến.
-GV nêu hướng của tia phản xạ quan hệ thế nào với hướng của tia tới và mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới.
-GV hướng dẫn biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên H4.3 tr.13 SGK ( GV vẽ trên bảng HS vẽ theo )
-GV hướng dẫn HS bố trí TN kiểm chứng góc phản xạ bằng góc tới ( dùng thước đo góc để đo 3 giá trị khác nhau )
-GV hướng dẫn HS vẽ tia tới, tia phản xạ ,góc tới I, góc phản xạ r qua H4.3 (SGK tr 13 ) (Thực hành câu C3 )
-HĐ 5: Phát biểu định luật (3 ph )
-GV yêu cầu HS phát biểu nội dung å định luật phản xạ ánh sángï (cho nhiều em nhắc lại và ghi vào vở )
-HĐ 6 : Vận dụng (8 ph )
-Cho HS đọc câu C4 và một em lên bảng vẽ tiếp tia phản xạ trên H4 .4 .
-GV cho HS đọc nội dung định luật phản xạ ánh sáng.
-Cho HS đọc phần “cóthể em chưa biết”
-HS trả lời 3 câu hỏi của GV
-HS lên bảng chữa bài tập
-HS dự đoán trả lời
-HS tiếp thu và ghi tên bài mới
I . GƯƠNG PHẲNG
1.Quan sát (SGK)
-HS thực hiện yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.
-HS thông báo và ghi vào vở.
-Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.
Hình của vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương
2 . Gương phẳng .
-Là một mặt phẳng nhẵn, bóng (gương soi)
II.SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
1.Thí nghiệm 4.2 tr12 SGK
-HS bố trí TN theo H 4. 2 thảo luận nhóm để đi đến kết luận và một em đại diện nhóm để trả lời câu C2.
-HS đứng lên phát biểu. (nhiều em nhắc lại )
2.Kết luận
III.ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
1.Thí nghiệm H4.2 tr12 SGK
-HS tiến hành làm TN .
-HS tiếp thu thông báo và ghi vào vở.
-HS dự đoán mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
-HS quan sát và ghi vào vở H4.3
theo hướng dẫn cảu GV :Vẽ tia
SI ,IN.và góc i.
-HS thảo luận nhóm, dự đoán và làm TN kiểm tra đo kết quả ghi vào SBT .
-HS phát biểu kết luận.
-HS thực hiện C3,hoàn thành tia IR và góc r
3 .Định luật phản xạ ánh sáng
-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
-Góc phản xạ bằng góc tới.
-HS phát biểu nội dung định luật và ghi vào vở
-1 HS lên bảng vẽ tia phản xạ trên H4.4
-HS đọc nội dung định luật SGK tr.14
-HS đọc từ SGK tr 14.
IV. DẶN DÒ
Học bài : Học phần ghi ở vở và ghi nhớ SGK tr. 14.
Làm bài tập: SBT tr.6
Xem trước: Bài 5
TUẦN 5,Tiết 5 Bài 5
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:- HS biết bố trí TN để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
-Nêu được những tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
2.Kỹ năng :-Vẽ được một vật đặt trước gương phẳng.
3.Thái độ :-trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
-Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung
II.CHUẨN BỊ :
1.Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS và GV
-Đồ dùng TN như hình 5.2, 5.3
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
HĐ 1 :Kiểm tra bài cũ kết hợp giới thiệu bài mới ( 5 ph )
-GV phát cho mỗi HS một tờ giấy có câu hỏi sau :
1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
2Trên hình vẽ một tia tới từ điểm sáng S chiếu lên một gương phẳng tại I.Hãy vẽ tiếp tia phản xạ ( nêu cách vẽ )
-GV thu bài , xem sơ qua và nêu nhận xét câu trả lời của một số bài.
-GV cho HS đọc phần mở bài và nêu một số hiện tượng tương tự ,
đồng thời treo các tranh đã chuẩn bị cho HS quan sát .
-GV giới thiệu bài mới (bài này nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng )
HĐ 2: Quan sát ảnh trong gương phẳng ( 3 ph )
-GV hướng dẫn HS bố trí TN H5.2 (chú ý nhắc HS đặt gương thẳng đứng trùng với một đường kẻ MN trên tờ giấy ô vuông ).
Đặt trước gương 1 cục pin hay 1 viên phấn để quan sát.
HĐ 3:Dự đoán và làm TN kiểm tra ( 10 ph)
-GV cho HS đọc câu hỏi ( SGK tr15,tr16 )đồng thời treo câu hỏi lên bảng (3 câu dự đoán ).
-GV hướng dẫn HS thực hiện các câu C1,C2,C3.
-GV giới thiệu cách tiến hànhTN ;Thay gương phẳng bằng một tấm kính phẳng trong suốt đặt đúng vị trí của gương và hướng dẫn HS cách hứng ảnh của cục pin và cách đo kích thước và vị trí của ảnh.
-HĐ 4: Rút ra kết luận ( 3 ph )
-Qua TN kiểm chứng GV gọi HS
nêu kết luận
-GV treo tờ giấy viết sẫn để HS lên bảng điền từ.
HĐ 5:Giải thích sự tạo thành ảnh của vật trong gương phẳng
(15 ph )
-GV thông báo:1 điểm sáng A
được xác định bằng 2 tia sáng giao nhau xuầt phát từ A .Aûnh của A là điểm giao nhau của 2 ti phản xạ tương ứng.
-GV hướng dẫn HS thực hiện câu C4.
-GV treo tranh vẽ sẵn H5.4 tr16 SGK và nêu vấn đề nếu kéo dài 2 tia phản xạ về phía sau gương em có nhận xét gì ?
-GV thông báo:Đây là cách vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng.
-GV hỏi HS có cách nào vẽ ảnh nhanh hơn thế không?
-GV có thể giới thiệu cách vẽ nhanh hơn nếu HS không tìm thấy.
HĐ 6 : Vận dụng ( 7 ph )
-GV thông báo : Aûnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
-GV treo tranh vẽ H5.5 cho HS đọc và trả lời các câu C5,C6
-Cho HS đọc phần ghi nhớ.
-Cho HS đọc phần” có thể em chưa biết “
-HS trả lời trên giấy và nộp lại.
( thời gian 3 phút )
-HS tiếp thu và rút kinh nghiệm.
-Một HS đứng lên đọc
và cho thí dụ tương tự hoặc cho biết ý kiến cá nhân mình qua câu chuyận của Bé Lan.
-HS tiếp thu ý kiến và
ghi tên bài vào vở.
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
Thí nghiệm
(H 5.2 tr 16 SGK
-HS làm việc theo nhóm và thực hiện yêu cầu của GV là quan sát ảnh của cục pin hoặc viên phấn qua gương.
-HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời 3 câu hỏi.
-Các nhóm tự làm TN
theo nhóm câu C1,C2,C3: kiểm tra dự đoán theo câu hỏi của GV sau đó nêu nhận xét và làm vào SBT .
Kết luận
-Aûnh của vật tạo bởi
gương phẳng không hứng được trên mắn
gọi là ảnh ảo.
-HS đứng lên phát biểu và lên bảng điền vào chỗ trống.
-
II.GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG
-HS tiếp thu thông tin
-HS thực hiện câu C4
theo sự hứong dẫn của GV
-HS trả lời và lên bảng vẽ tiếp 2 tia phản xạ và tìm giao điểm của chúng.
-HS vẽ tiếp 2 tia phản
xạ vào vở bài học.
-HS nào biết thì lên bảng vẽ.
-HS vẽ vào SBT H5.5
và tìm ảnh của vật AB .
-
III. VẬN DỤNG
HS tiếp thu thông báo thảo luận nhóm và một HS lên bảng vẽ tiếp H5.5 các em khác vẽ vào SBT và trả lời câu C5,C6. vào SBT .
-HS giải thích chỗ sai của Bé Lan.
GHI NHỚ ;SGK
Tr17.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK tr17.
-HS đọc từ SGK tr17.
IV. DẶN DÒ ( 2 ph )
Học bài :Học phần ghi ở vở và học ghi nhớ + ôn tập từ bài 1 đến bài 5để
Học tiết thực hành.
Làm bài tập : SGK tr17.
Xem trước:Bài 6: Thực hành: Vẽ và quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
( GV chuẩn bị trước phiếu thực hành cho HS )
-------------------------------------------
TUẦN 6
Tiết 6 , Bµi 6 THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT
So¹n ngµy 2/10/2007 TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
(Thanh tra toµn diƯn 2007 )
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hính dạng khác nhau đặt trước
gương phẳng
-X¸c ®Þnh vïng nh×n thÊy cđa g¬ng ph¼ng
-TËp quan s¸t ®ỵc vïng nh×n cđa g¬ng ë mäi vÞ trÝ ..
2.Kĩ năng
-BiÕt nghiªn cøu tµi liƯu
-Tập xác định vùng nhìn thấy trong gương phẳng ( thị trường)
-Bè trÝ thÝ nghiƯm , quan s¸t thÝ nghiƯm ®Ĩ rĩt ra kÕt luËn .
3.Thái độ
-Trung thực ,tỉ mỉ ,cẩn thận trong khi làm TN .
-Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1.Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS
-1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng,1bút chì và một thước chia đo. Thíc ®o ®é
2.Giáo viên – ChuÈn bÞ c¸c h×nh vÏ 6.2; 6.3
-Mỗi HS một phiếu thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
HĐ1:Kiểm tra bài cũ và bàn giao
dụng cụ ( 5 ph )
1. Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương
phẳng?.
2. Vẽ ảnh của một điểm sáng S qua
gương phẳng dùa vµo tÝnh ch©t cđa ¶nh?
GV nhËn xÐt cho ®iĨm
-GV giới thiệu bài thực hành:TiÕt tríc
chĩng ta ®· biÕt tÝnh chÊt ¶nh t¹o bëi
g¬ng ph¼ng h«m nay chĩng ta quan s¸t
vµ vÏ ¶nh cđa vËt t¹o bëi g¬ng ph¼ng .
gi¸o viªn chia nhãm và
bàn giao dụng cụ cho mỗi nhóm
( nhóm trưởng nhận ).
HĐ2 :Xác định mục tiêu bài thực hành
( 2 ph )
-GV nêu mục tiêu của bài TN :Xác
định ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
và xác định vùng nhìn thấy trong
gương cßn gäi lµ thÞ trêng cđa g¬ng
HĐ 3:Cách xác định vùng nhìn thấy
trong gương ( 3 ph )
-GV hướng dẫn cho cả lớp vềcách đánh dấu
vùng quan sát được trong gương
Giíi thiƯu h×nh 6.2 ta ®Ỉt g¬ng ph¼ng th¼ng
®øng trªn bµn tríc mỈt quan s¸t c¸c vËt phÝa
sau lng nh c¸i bµn ®¸
File đính kèm:
- ga vat li 7(2).doc