1. Mục tiêu:
- a.Kiến Thức:Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- *b. Kĩ năng :Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
*c.Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Tích cực học tập- yêu thích môn học .
143 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 7A…………………….
Lớp 7B………………………
Chương I : quang học
Tiết 1.
Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng
1. Mục tiêu:
- a.Kiến Thức:Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- *b. Kĩ năng :Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
*c.Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Tích cực học tập- yêu thích môn học….
2. Chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh :
a.Chuẩn bị của GV
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm
- Hộp kín trong đó dán sẵn 1mảnh giấy trắng, nguồn 6v, bóng đèn 6v, dây nối, công tắc, bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK
b.Chuẩn bị của HS : vở ghi, SGK, đồ dựng học tập
3-Tiến trỡnh dạy học
a.Kiểm tra bài cũ (0')
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.(5')
- GV đặt vấn đề như phần mở bài trong SGK.
- GV nêu lên một vài ví dụ trong thực tế.
GV: Nhìn ảnh ở đầu chương trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì? ảnh ta quan sát được trong gương có tính chất gì?
GV: Những hiện tượng trên đều có liên quan đến a/s' và ảnh của các vật quan sấ đựoc trong các loại gương mà ta xét ở chương 1.
+HS: đọc 6 câu hỏi trong SGK ở đầu chương
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Nhận biết ánh sáng.(15')
- GV hướng dẫn h/s làm thí nghiệm H1.
+Dùng đèn pin & H1.1 làm TN (để dẫn đến câu hỏi :Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?)
GV:Y/c HS đọc SGK mục quan sát và thí nghiệm
- HS: thực hiện thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vừa quan sát được.
- GV hướng dẫn h/s và đưa ra câu hỏi:
GV: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- HS tham khảo thông tin SGK nhận xét các hiện tượng và trả lời câu hỏi C1. Từ đó rút ra kết luận cần thiết.
- GV hướng dẫn h/s trả lời để h/s rút ra được kết luận chính xác nhất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật.(10')
- GV yêu cầu h/s làm việc theo nhóm: đọc mục II- Làm TN H1.2a theo gợi ý trong SGK.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm quan sát các hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét. Từ đó đưa ra kết luận.
- GV quan sát các nhóm làm TN, giúp đỡ nếu h/s gặp khó khăn để h/s có được kết quả đúng nhất.
+Gọi đại diện nhóm trình bày
+Thảo luận toàn lớp và thống nhất
GV: Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy 1vật khi có a/s' từ vật đó truyền vào mắt ta?
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nguồn sáng và vật sáng.(8')
GV: Y/c HS n/xét sự khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng. Vật nào tự nó phát ra a/s', vật nào nhờ a/s từ vật khác chiếu vào nó rồi hắt lại a/s đó?
HS: đọc thông tin C3 và thảo luận trả lời C3.
- GV quan sát và hướng dẫn h/s trả lời.
GV: ở TN 1.2a & 1.3: Ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng.Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
HS: suy nghĩ- TL……….
GV: Vậy Dây tóc bóng đèn & tờ giấy trắng đều phát ra A/s' ->gọi là vật sáng
- HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời C3 và rút ra kết luận về vật sáng và nguồn sáng.
Hoạt động 5: Vận dụng. (4')
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C4, C5 suy nghĩ trả lời.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
I.Nhận biết ánh sáng.
C1.Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được a/s',có điều kiện giống nhau là có a/s' truyền vào mắt.
* Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II . Nhìn thấy một vật.
Thí nghiệm
C2. Đèn sáng ta nhìn thấy mảnh giấy. Vì đèn chiếu sáng mảnh giấy và ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại mắt ta.
* Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
III. Nguồn sáng và vật sáng.
C3.
+ Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
+Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
IV. Vận dụng
C4. Thanh đúng, vì tuy đèn bật nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có a/s' từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy.
C5. Khói gồm các hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng.Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành 1 vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
+ Ghi nhớ: SGK.
c.Củng cố,luyện tập (3')
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
d.Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(1')
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 1.1đến 1.5 SBT.- Chuẩn bị bài 2.
Ngày giảng: Lớp 7A…………………….
Lớp 7B………………………
Tiết 2. Sự truyền ánh sáng
1. Mục tiêu:
*a.Kiến thức:- Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
*b.Kĩ năng:- Vận dụng được định luật để ngắm các vật thẳng hàng.
- Phân biệt được chùm sáng song song, hội tụ, phân kỳ.
*c.Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Tích cực học tập- yêu thích môn học….
2. Chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh :
a.Chuẩn bị của GV
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm
1Đèn có thể cho chùm sáng phân kỳ, hội tụ, song song.
ống trụ cong, thẳng có tiết diện nhỏ.
Ba màn chắn đục lỗ giống nhau.
Ba đinh ghim
b.Chuẩn bị của HS : vở ghi, SGK, đồ dựng học tập
3-Tiến trỡnh dạy học
a.Kiểm tra bài cũ (5')
- Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
- Nguồn sáng và vật sáng khác nhau như thế nào? Vận dụng trả lời bài 1.5 SBT?.
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề. (5')
- GV làm thí nghiệm như phần mở bài trong SGK.
- GV gọi h/s nhận xét và đưa ra các phương án cho vấn đề.
- HS nhận biết vấn đề và đưa ra các phương án.
Hoạt động 2: Nghiên cứu Quy luật về đường truyền của ánh sáng..(14')
- GV yêu cầu các nhóm quan sát H2.1.Đọc y/cầu của TN, nhóm trưởng nhận dụng cụ TN
h/s :các nhóm làm TN H2.1. Nhận xét hiện tượng và thảo luận trả lời C1.
- HS thực hiện TN và rút ra nhận xét về hiện tượng vừa quan sát được và trả lời các câu hỏi.
GV: Hãy lấy 1VD khác chứng minh cho C1?.
- GV hướng dẫn h/s thực hiện thí nghiệm H2.2.
HS: làmTN& nêu phương án CM cho C1.
- GV lấy thí dụ về phương pháp che khuất bằng cách sử dụng đinh ghim để h/s hiểu rõ hơn về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- HS : nhận xét và rút ra kết luận.
- GV: Không khí là 1MT trong suốt và đồng tính.N/cứu sự truyền A/s' trong các MT đồng tính khác: nước, thuỷ tinh, dầu hoả…cũng thu được cùng 1KQ cho nên KQ trên có thể xem là 1ĐL gọi là định luật truyền thẳng của ánh sáng.
HS :đọc và ghi nhớ định luật.
Hoạt động3:Tìm hiểu về tia sáng và chùm sáng(12')
GV: yêu cầu h/s đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về tia sáng và chùm sáng.
HS: đọc thông tin nhận biết về tia sáng và chùm sáng.
- GV:phân tích cho h/s hiểu về quy ứơc biểu diễn đường truyền của A/s' bằng 1đg.thẳng gọi là tia sáng .Tia sáng được biểu diễn bằng 1đg.thẳng có mũi tên chỉ hướng.
Biểu diễn đường truyền của ánh sáng từ điểm sáng S đến điểm M
S > M
GV: Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời về Quy ước vẽ chùm sáng
Gv: trong thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng.
- GV:sử dụng đèn để phân tích ra chùm song song, hội tụ, phân kỳ.Yêu cầu h/s quan sát và nêu đặc điểm của chúng.
- HS: quan sát, nhận dạng và phân biệt các loại chùm sáng ở H 2.5 để hoàn thành C3.
GV hướng dẫn để h/s có nhận xét đúng nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng. (5')
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C4, C5 suy nghĩ trả lời.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C4, C5
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C4, C5.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
I.Đường truyền của ánh sáng
*Thí nghiệm1.
C1. A/S' từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
* Thí nghiệm 2.
C2. Dùng 1dây chỉ luồn qua 3 lỗ A,B,C rồi căng thẳng hay luồn 1que nhỏ thẳng qua 3 lỗ để xác nhận 3lỗ thẳng hàng.
* Kết luận:
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
*Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.
II . Tia sáng và chùm sáng.
*Tia sáng:
Biểu diễn đường truyền của ánh sáng
S > M
*Chùm sáng:
C3.
a)Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
>
>
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
>
>
c) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
>
>
III. Vận dụng:
C4. Căn cứ thí nghiệm H2.1, H2.2 ta biết: ánh sáng từ đèn đến mát ta truyền theo đường thẳng.
C5. Dùng phương pháp che khuất với ba cái ghim: Cắm ba ghim sao cho thẳng hàng, mắt ngắm sao cho đinh 1 che khuất đinh 2,3. Vì ánh sáng truyền thẳng nên ba đinh thẳng hàng.
+ Ghi nhớ: SGK.
c- Củng cố,luyện tập (2')
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- ánh sáng đi theo đường cong, đường thẳng hay đường gấp khúc ?
- Quy ước tia sáng ntn?; Quy ước vẽ chùm sáng ntn?;
d- Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1')
- Học bài theo vở và SGK. - Đọc có thể em chưa biết.
- Làm bài tập từ 2.1đến 2.4 SBT.- Chuẩn bị trước bài 3.
Ngày giảng: Lớp 7A…………………….
Lớp 7B………………………
Tiết 3
ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
1. Mục tiêu:
*Kiến thức:- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao lại có nhật thực và nguyệt thực.
*Kĩ năng: Vận dụng Định luật truyền thẳng của ánh sánggiải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
* Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống - yêu thích tìm hiểu khoa học…
II. Chuẩn bị:
- Đèn pin.
Đèn 220V- 40W và vật cản nhỏ bằng bìa, 1màn chắn sáng
- Hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
III. Các hoạt động dạy và học:
a. Kiểm tra bài cũ: (4')
GV: Phát biểu Định luật truyền thẳng của ánh sáng?Vì vậy đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào ?
1HS: lên bảng TL câu hỏi của GV
HS: dưới lớp lắng nghe ý kiến của bạn , nhận xét ….
GV: Nhận xét - ghi điểm cho HS lên bảng
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề như phần mở bài trong SGK.Vì sao có sự biến đổi đó ?
HS: TL( vì A/s' của mặt trời truyền thẳng bị đám mây che khuất.)
Gv: để giải thích hiện tượng trên , ta cần sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về bóng tối, bóng nửa tối.
GV: y/cầu HS q/sát H 3.1,nhận dụng cụ, bố trí TN1, tổ chức thảo luận nhóm
HS: các nhóm làm TN1 H3.1. Quan sát hiện tượng, N/xét hiện tượng & trả lời C1.
GV h/ dõ̃n HS đờ̉ đèn ra xa, bóng đèn rõ nét.
HS : thực hiện TN & rút ra n/xét về hiện tượng vừa quan sát được và TL câu hỏi C1.
GV: Từ kết quả TN C1, hãy điền vào ô trống trong phần Nhận xét
HS: hoàn thành phần nhận xét.
GV yêu cầu h/s thực hiện thí nghiệm 2 H3.2, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét.
- HS: làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng để làm rõ khái niệm bóng nửa tối.
GV: h/ dẫn h/s để h/s hiểu rõ về bóng tối.
GV: Từ kết quả TN C2, hãy điền vào ô trống trong phần Nhận xét
HS: hoàn thành phần nhận xét.
- GV:hướng dẫn để h/s hiểu sâu hơn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực.
- GV yêu cầu h/s đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực.
- HS đọc thông tin nhận biết về nhật thực và nguyệt thực.
- GV phân tích cho h/s hiểu về nhật thực và nguyệt thực trên mô hình để h/s nắm vững hơn. Trả lời cõu hỏi C3
GV :Đứng ở vị trí nào sẽ thṍy nhọ̃t thực?
-Đứng chụ̃ nào trờn Trái Đṍt vờ̀ ban đờm và nhìn thṍy Trăng sáng?
-Mặt Trăng ở vị trí nào thì đáng lẽ ra nhìn thṍy trăng tròn nhưng Mặt Trăng lại bị Trái Đṍt che lṍp hoàn toàn – nghĩa là có nguyợ̀t thực toàn phõ̀n?
Mặt Trăng ở vị trí nào thṍy Trăng sáng?
Nguyợ̀t thực xảy ra có thờ̉ xảy ra trong cả đờm khụng? Giải thích?( HS khỏ)
-GV thụng báo: Mặt phẳng quỹ đạo chuyờ̉n đụ̣ng của Mặt Trăng, và mặt phẳng quỹ đạo chuyờ̉n đụ̣ng của Trái Đṍt lợ̀ch nhau khoảng 60. Vì thờ́ Mặt trời, Trái Đṍt, Mặt Trăng cùng nằm trờn mụ̣t đường thẳng khụng thường xuyờn xảy ra mà mụ̣t năm chỉ xảy ra hai lõ̀n.Ở Viợ̀t Nam nhọ̃t thực xảy ra năm 1995 thì 70 năm sau mới xảy ra.Nguyợ̀t thực thường xảy ra vào đờm rằm.
- HS: q/sát hình vẽ, phân tích kĩ hiện tượng để hiểu sâu sắc về nhật thực và nguyệt thực.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C5, C6 suy nghĩ trả lời.
Yờu cõ̀u làm TN H.3.1:Dịch chuyển miếng bỡa lại gần màn chắn hơn: Vựng tối và vựng nửa tối thu hẹp lại.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C5, C6.
GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân TL câu C6, sau đó thảo luận cả lớp cchọn câu trả lời chính xác
- GV: yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
4'
11'
12'
10'
I. Bóng tối- bóng nửa tối.
*Thí nghiệm 1: bố trí như H 3.1
Màn chắn
S
Nguụ̀n sáng Vọ̃t cản
Vùng tụ́i Vựng sỏng.
C1.Phần màu đen không nhận được ánh sáng từ nguồn tới, vì ánh sáng truyền theo đường thẳng và bị vật chắn chặn lại.
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
* Thí nghiệm 2.
C2. Trên màn chắn ở sau vật cản: Vùng 1 là bóng tối; Vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ;Vùng2 nhận được A/s' từ của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3.
+ Nhận xét:
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
II . Nhật thực và nguyệt thực.
*Nhật thực: Là hiện tượng mặt trăng che không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất.
C3.
Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt trời và trời tối lại.
* Nguyệt thực: Là hiện tượng trái đất che không cho ánh sáng mặt chiếu đến mặt trăng.
C4. - Vị trí 1: Có nguyệt thực.
- Vị trí 2,3: Có trăng sáng.
III. Vận dụng:
C5. Khi dịch miếng bìa lại gần màn chắn thì bóng tối & nửa bóng tối thu hẹp lại.
Khi sát gần màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ nét
C6: Khi dựng quyển vở che kớn búng đốn dõy túc đang sỏng, bàn nằm trong vựng búng tối sau quyển vở , khụng nhận được ỏnh sỏng từ đốn truyền tới nờn ta khụng thể đọc được sỏch.
-Dựng quyển vở khụng che kớn được đốn ống, bàn nằm trong vựng búng nửa tối sau quyển vở, nhận được một phần ỏnh sỏng của đốn truyền tới nờn vẫn đọc được sỏch
+ Ghi nhớ: SGK.
c.Củng cố.luyện tập (2')
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
5.Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà. (1')
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 3.1đến 3.4 SBT.
- Chuẩn bị trước bài 4.
Ngày giảng: Lớp 7A…………………….
Lớp 7B………………………
Tiết 4
định luật phản xạ ánh sáng
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
* Kĩ năng:
- Biết làm TN, biết đo góc , quan sát hướng truyền ánh sáng -> quy luật phản xạ ánh sáng.
* Thái độ : Biết vận dụng kiến thức vào c/s.thái độ nghiên túc khi nghiên cứu hiện tượng
II. Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm HS
+ 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
+ Bộ nguồn có màn chắn tạo ra tia sáng
+ Thước đo góc mỏng
+ 1 tờ giấy dán trên mặt tấm gỗ phẳng nằm ngang
III. Các hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức: (1')
Lớp 7A……………………. Vắng:………………………………………………
Lớp 7B……………………… Vắng:……………………………………………..
2. Kiểm tra 15 phút:
I.Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1: Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ, vì khi đó
A. mắt ta phát ra các tia sáng màu đỏ đi tới bông hoa.
B. mắt ta hướng vào bông hoa.
C. có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa đến mắt ta.
D. giữa mắt ta và bông hoa không có khoảng tối.
Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng.
A. Ngọn nến đang cháy. B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
C. Mặt trời. D. Đèn ống đang sáng.
Câu 3. Tại sao trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một đèn lớn?
A. Để cho lớp học đẹp hơn.
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để tránh học sinh không bị chói mắt.
Câu 4: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực ?
A.Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
ôB. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
D.Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
Câu 5: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực ?
A.Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận đựơc ánh sáng Mặt Trời
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
II. Trắc nghiệm tự luận (5 điểm )
Câu 1 ( 3điểm ) : Phát biểu nội dung Định luật truyền thẳng của ánh sáng ?
Câu 2 ( 2điểm) : đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ?
Đáp án - Biểu điểm
I.Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
C
B
C
B
B
II. Trắc nghiệm tự luận (5 điểm )
Câu 1 ( 3điểm ) :
- Phát biểu đúng nội dung Định luật truyền thẳng của ánh sáng được 3 điểm
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Câu 2 ( 2điểm) :
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV: Làm TN như phần mở bài trong SGK & đặt vấn đề: ..phải đặt đèn pin như thế nào để thu được tia sáng hắt lại trên gương chiếu sáng đúng một điểm A trên màn ?
HS:- Điều chỉnh a/s' từ đèn pin chiếu sáng tới gương.
GV: Muốn thu được tia sáng hắt lại trên gương chiếu sáng đúng điểm A trên màn ta cần biết mối quan hệ giữa tia sáng từ đèn pin chiếu ra và tia sáng hắt lại trên gương, đó lad ND bài học hôm nay" Định luật phản xạ ánh sáng"
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Nhận biết gương phẳng.
GV: Y/c HS cầm gương soi và nói xem Các em nhìn thấy gì trong gương?
HS: thực hiện theo yêu cầu và TL câu hỏi
GV: Thông báo hình ảnh của em hay một số vật xung quanh mà em quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
GV:Em hãy n/ xét mặt gương có đặc điểm gì?
GV: yêu cầu HS đọc câu C1, thảo luận TL
HS :liên hệ thực tế và lấy thí dụ cho C1.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật phản xạ ánh sáng.
GV: Để N/cứu xem tia sáng chiếu đến mặt gương bị hắt lại có theo 1 quy luật nào không, chúng ta cùng tiến hành TN hình 4.2
GV:y/cầu các nhóm h/s làm TN H4.2 để nhận biết tia tới , tia phản xạ và rút ra khái niệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
HS : làm TN nhận biết về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
GV: quan sát các nhóm , h/dẫn h/s làm TN
GV yêu cầu HS quan sát TN H4.2 và chỉ ra tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
HS: quan sát, nhận xét và hoàn thành C2.
GV:Thông báo về phương của tia phản xạ và tia tới.
- phương của tia tia tới xác định bằng góc nhọn SIN = i ( góc tới)
- phương của tia phản xạ xác định bằng góc nhọn NIR = i ( góc phản xạ)
GV yêu cầu h/s dự đoán mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
- HS dự đoán,
GV: Yêu cầu h/s làm thí nghiệm kiểm tra.
HS: Thực hiện các phép đo góc tới theo y/cầu SGK 600; 450;300
HS: các nhóm làm TN kiểm tra, đo góc phản xạ, báo cáo kết quả
GV: Căn cứ vào bảng KQ, hãy rút ra KL chung về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
HS: rút ra kết luận
GV: Thông báo: Làm TN với các MT trong suốt khác ta cũng rút ra được KL như đối với không khí.Do đó KL trên có ý nghĩa khái quát có thể coi là 1ĐL gọi là ĐL phản xạ ánh sáng
GV: Gọi 3-4 HS phát biểu lại nội dung ĐL
- HS ghi nhớ định luật
GV: Thông báo quy ước về cách vẽ gương và các tia sáng trên giấy
GV: vẽ trên bảng & yêu cầu HS vẽ vào vở
HS: biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
GV: em hãy dựa vào ĐL phản xạ ánh sáng để vẽ tia phản xạ IR
GV: Nêu cách vẽ tia phản xạ IR ?
HS: tìm cách thực hiện vẽ tia phản xạ IR
HS: Đo góc SIN, sau đó dựng góc NIR có số đo bằng góc SIN
1HS: lên bảng thực hiện C3
Hoạt động 4: Vận dụng.
GV: Y/c HS làm việc cá nhân, hoàn thành C4
HS: lên bảng vẽ tia phản xạ IR
- dựng pháp tuyến IN mặt gương
- dựng
GV: Nhận xét
HS :làm việc cá nhân vẽ hình vào vở
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu C4/ý b HS: suy nghĩ trả lời.
- dựng phân giác là IN, mặt gương đặt vuông góc với IN tại I. Ta tìm đựoc vị trí đặt gương
GV: kiểm tra lại bài làm của HS
GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
3'
3'
17'
3'
I. Gương phẳng.
* Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
C1: Mặt kính cửa sổ, Mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng bóng,mặt gỗ phẳng bóng...
II . Định luật phản xạ ánh sáng
* Thí nghiệm:
+ Hiện tượng tia sáng chiếu tới gương và bị hắt lại ánh sáng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
+ Tia tới SI
+ Tia phản xạ IR
1.Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
C2.
Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
2.Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới?
=i ( Góc tới)
= i' (Góc phản xạ)
i i'
//////////////////////////////
a) Dự đoán: Góc phản xạ bằng góc tới.
b) TN kiểm tra:
Góc tới i
Góc phản xạ i'
600
450
300
600
450
300
* Kết luận:
Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
4.Biểu diễn gương phẳng và các tia trên hình vẽ:
C3.
i i'
//////////// ////////////////////
I
Điểm tới Gương phẳng
III. Vận dụng:
C4.
a) I
I
+ Ghi nhớ: SGK.
c.Củng cố.luyện tập (2')
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
-Phát biểu ĐL phản xạ ánh sáng ?
5.Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Học bài theo vở và SGK.
- Đọc có thể em chưa biết.
- Làm bài tập từ 4.1đến 4.4 SBT.
- Đọc trước bài 5.
Câu 1. Một nguồn sáng điểm chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là:
A. Vùng tối. B. Vùng nửa tối.
C. Cả vùng tối và vùng nửa tối. D. Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ nhau.
Câu 2. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng:
A. Hình thành bóng đen trên trái đất khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
B. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
C. Hình thành bóng đen trên trái đất khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
D. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
Câu 3. Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng:
A. Hình thành bóng đen trên trái đất khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời
B. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
C. Hình thành bóng đen trên trái đất khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
D. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
Câu 4. Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất ta thấy:
A. Một phần của mặt trời chưa bị che khuất.
B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kỳ tia sáng nào của mặt trời.
C. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh mặt trời.
D. Một phần của mặt trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh mặt trời.
* Bài tập:
* Đáp án và thang điểm:
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
A
A
D
C
* Bài tập:
Ngày giảng: Lớp 7A…………………….
Lớp 7B………………………
Tiết 5. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:-Nờu được tớnh chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
-Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2.Kỹ năng: Làm TN tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xỏc định được vị trớ của ảnh để nghiờn cứu tớnh chất ảnh của gương phẳng.
3.Thỏi độ: Rốn luyện thỏi độ nghiờm tỳc khi nghiờn cứu một hiện tượng nhỡn thấy mà khụng cầm được ( hiện tượng trỡu tượng).
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
+1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng
+ 1 tấm kính màu trong suốt
+ 2viên phấn như nhau, Một số quả pin to bằng nhau.
+1 Tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng
III. Các hoạt động dạy và họ
File đính kèm:
- bai soan li 7 de in 2013.doc